PHẦN 1 MỞ ĐẦU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi đầu tư xâydựng cơ bản
2.1.3.1. Các yếu tố khách quan
a. Cơ chế chính sách và các quy định của Nhà nước trong quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản
Trong kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong việc quản lý Nhà nước nói chung và quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng. Hệ thống pháp luật với vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự, trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo sự công bằng, an tồn và hiệu quả địi hỏi phải rất đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ. Vì vậy, hệ thống pháp luật, các chính sách liên quan đến quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản sẽ có tác dụng kiềm hãm hay thúc đẩy hoạt động quản lý hiệu quả hay không hiệu quả chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ở địa phương.
Mơi trường pháp lý là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ở địa phương. Chẳng hạn, định mức chi tiêu của Nhà nước là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi tiêu trong đầu tư xây dựng cơ bản, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền địa phương. Việc ban hành các định mức chi một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần khơng nhỏ trong việc quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Hay như, sự phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, các cấp chính quyền trong việc quản lý chi ngân sách nhà nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản. Chỉ trên cơ sở phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng của từng cơ quan, địa phương sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản đạt hiệu quả, khơng lãng phí cơng sức, tiền của. Sự phân định trách nhiệm, quyền hạn phải được tơn trọng và thể chế hóa thành Luật để các cơ quan cũng như từng cá nhân có liên quan biết được phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình trong thực hiện nhiệm vụ, qua
đó cơng việc được tiến hành trơi chảy, dựa trên nguyên tắc rõ ràng, minh bạch không đùn đẩy trách nhiệm, và trách nhiệm giải trình rõ ràng sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản.
b. Khả năng về nguồn vốn chi cho đầu tư xây dựng cơ bản
Dự toán về chi ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản được lập ln ln dựa và tính tốn có khoa học của nguồn thu ngân sách, tức là căn cứ vào thực tiễn thu ngân sách các năm trước và dự báo tăng thu trong năm nay mà đề ra kế hoạch thu ngân sách, vì vậy, chi ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản không được vượt quá thu ngân sách dành cho đầu tư, đồng thời cũng căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương để lập dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm. Đối với các địa phương có nguồn thu lớn thì khơng phụ thuộc vào NSTW cấp thì chủ động hơn trong việc lập dự toán chi ngân sách và quản lý chi ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản.
c. Số lượng các cơng trình dự án có vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Số lượng các cơng trình dự án sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến cơng tác quản lý vốn chi đầu tư xây dựng cơ bản. Khi cơ sở hạ tầng phát triển cùng với đó là các cơng trình xây dựng cơ bản ngày một tăng cả về quy mơ khối lượng cơng trình và số lượng các cơng trình dự án, điều này đòi hỏi các khoản chi cho đầu tư xây dựng cơ bản cũng ngày một tăng; kéo theo đó là cơng tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản ngày một phức tạp hơn, những sai sót có thể xảy ra nhiều hơn và nếu cơng tác quản lý khơng được chặt chẽ, nghiêm minh thì sẽ dễ dấn đến tình trạng làm thất thốt vốn ngân sách Nhà nước chi đầu tư xây dựng cơ bản.
d. Năng lực của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn lập dự án
Năng lực của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn lập dự án là một trong những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản. Theo đó, các chủ đầu tư và đơn vị tư vấn lập dự án có năng lực quản lý tài chính tốt thì việc tổ chức thực hiện, quản lý giám sát các cơng trình dự án có sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện hiệu quả hơn, các thủ tục có liên quan đến việc thanh quyết toán, hồ sơ giấy tờ và các thủ tục liên quan đến kho bạc Nhà nước cũng được thực hiện một cách đầy đủ, nhanh, gọn, đúng thủ tục hơn; hạn chế được những sai sót trong q trình thực hiện.
2.1.3.2. Các yếu tố chủ quan thuộc về bộ máy quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản
a. Năng lực quản lý của người lãnh đạo
Năng lực quản lý của người lãnh đạo là một trong những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản ở mỗi địa phương. Chỉ khi người lãnh đạo có đủ năng lực, phẩm chất cần thiết thì cơng tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản của địa bàn mới thật sự hiệu quả và đem lại nhiều lợi ích cho địa phương.
Ngược lại, nếu năng lực của người lãnh đạo yếu kém, có nhiều hạn chế sẽ làm ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định trong các kế hoạch chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản, một khi quyết sách và chiến lược quản lý không phù hợp với thực tế thì cơng tác quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản sẽ tồn tại nhiều bất cập, có thể dẫn đến tình trạng thất thốt, lãng phí vốn ngân sách Nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản.
b. Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản
Cũng như năng lực lãnh đạo, năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản. Nếu đội ngũ cán bộ này có trình độ chun mơn nghiệp vũ và năng lực làm việc tốt sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản, cũng như kiểm sốt tốt được quy trình quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản.
Ngược lại, nếu năng lực của đội ngũ cán bộ này còn hạn chế, chất lượng cán bộ không đồng đều sẽ là yếu tố ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản của mỗi địa phương. Do đó, để cơng tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản thật sự hiệu quả, đòi hỏi cần có sự quan tâm đến việc nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và các kỹ năng cần thiết cho đội ngũ cán bộ này để giảm thiểu thấp nhất những sai sót có thể xảy ra trong quá trình quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản, có thể làm lãng phí/thất thốt vốn ngân sách Nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản.
c. Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn địa phương và việc vận dụng quy trình nghiệp vụ quản lý vào thực tiễn địa phương: hoạt động quản lý chi ngân sách Nhà nước trong đầu tư
xây dựng cơ bản được triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp vụ quản lý. Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình thực hiện từ lập, chấp hành, quyết toán và kiểm toán chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản có tác động rất lớn đến quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản. Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý. Quy trình quản lý được bố trí càng khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản, giảm các yếu tố sai lệch thơng tin. Từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn địa phương.