Một số chính sách của Nhànước và những kết quả đạt được về quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản tại phòng tài chính kế hoạch huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 41)

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1. Một số chính sách của Nhànước và những kết quả đạt được về quản lý

a. Một số chính sách của Nhà nước

- Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/ H13 ngày 25/6/2015;

- Luật Xây dựng số Số: 48/VBHN-VPQH ngày 10 tháng 12 năm 2018; - Luật Đầu tư Công số 49/2014/ H13 ngày 18/6/2014;

- Luật số 28/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công 2018;

- Nghị định 136/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

- Nghị định 120/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 136/2015/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật đầu tư công;

- Công văn 6561/BKHĐT-TH năm 2016 triển khai Luật Đầu tư công, các Nghị định hướng dẫn và Nghị quyết 60/NQ-CP;

- Nghị định 84/2015/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư; - Luật đấu thầu số 43/2013/ H13 ngày 26/11/2013;

- Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình;

- Nghị định số 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách Nhà nước;

- Thông tư số 342/2016/TT-BTC quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách Nhà nước

- Thông tư số 09/2016/TT- TC của bộ Tài chính ngày 18/01/2016 quy định về quyết tốn dự án hồn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước;

- Thông tư số 08/2016/TT- TC ngày 18/01/2016 của bộ Tài chính về quản lý, thanh toán vốn đ u tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước;

- Thông tư 18/2016/TT- X ngày 30/6/2016 về quy định chi tiết và hư ng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án thiết kế, dự toán xây dựng cơng trình;

- Nghị định số 163/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

- Thông tư số 09/2016/TT- TC ngày 18/01/2016 của bộ Tài chính quy định về quyết tốn dự án hồn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước;

- Nghị quyết ban chấp hành đảng bộ huyện Quế Võ khóa XVII nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2015-2020 ngày 01/7/2015;

- Nghị quyết số 02 ngày 26/5/2011 của ban chấp hành Đảng bộ huyện về chương trình xây dựng nơng thơn mới huyện Quế Võ giai đoạn 2010 - 2020.

b. Những kết quả đạt được trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam

Những kết quả tích cực trong đầu tư công thời gian qua thể hiện ở các mặt chủ yếu như sau (Nguyễn Thị Lan Phương, 2018):

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), siết chặt kỷ luật đầu tư công nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.

Chủ trương tái cơ cấu đầu tư công được đề cập tại Hội nghị Trung ương 3 khóa XI và được thể chế hóa bằng một số Luật, Nghị định hướng dẫn trong thời gian từ năm 2014 đến nay (Luật Đầu tư công và 07 Nghị định hướng dẫn; Luật Xây dựng và 04 Nghị định hướng dẫn; Luật Đấu thầu và 02 Nghị định hướng dẫn…).

Đặc biệt là Luật Đầu tư công có hiệu lực từ 01/01/2015, với nhiều đổi mới, như: Thể chế hóa quy trình quyết định chủ trương đầu tư nhằm ngăn chặn tình trạng phê duyệt quyết định đầu tư công dàn trải, gây thất thoát và lãng phí nguồn lực đầu tư; Chuyển từ kế hoạch đầu tư công ngắn hạn hàng năm sang kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm; Phân bổ vốn đầu tư công được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công trong từng giai đoạn, bảo đảm phân bổ vốn đầu tư công khai, minh bạch và cơng bằng, góp phần tích cực vào việc phòng, chống tham nhũng; Việc phân cấp thẩm quyền quản lý đầu tư công mạnh mẽ và rõ ràng hơn, gắn với trách nhiệm cụ thể của từng đối tượng...

Bên cạnh đó, các nghị quyết của Quốc hội, các nghị quyết, quyết định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã được ban hành nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của đầu tư công như: Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 09/11/2016 về kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm; Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10/11/2016 về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 08/7/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016; Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 3/8/2017 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công… đã góp phần thực hiện cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.

Thứ hai, việc bố trí vốn đầu tư được bố trí tập trung, hiệu quả hơn trước, góp phần khẳng định vai trị chủ đạo của vốn NSNN như nguồn vốn mồi thu hút các nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác. Nợ đọng XDCB đã được khống chế và có biện pháp giải quyết kịp thời. Việc lập kế hoạch vốn đầu tư đã bám sát kế hoạch tài chính - ngân sách 3-5 năm, tính đến tổng thể các nguồn lực đảm bảo an tồn tài chính và kiểm sốt bội chi, nợ công. Vốn ODA, vay ưu đãi chỉ để đầu tư phát triển không thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên.

Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công được lập theo giai đoạn 5 năm, đồng thời chi tiết từng năm góp phần quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch, theo đúng các tiêu chí, định mức của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Báo cáo số 470,472 /BC- CP ngày 19/10/2016 của Chính phủ), tổng số dự án mới năm 2016 giảm 15,6% so với năm 2015, trong khi đó, quy mô vốn của dự án năm 2012 là 9,54 tỷ đồng/dự án, năm 2013 là 10,68 tỷ đồng/dự án, năm 2014 là 11,04 tỷ đồng/dự án, năm 2015 tăng 86% so với năm 2012.

Thứ ba, tỷ trọng đầu tư của khu vực nhà nước đang giảm dần phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về khuyến khích sự tham gia của khu vực ngoài nhà nước cho đầu tư phát triển.

Đầu tư của khu vực nhà nước so với GDP giai đoạn 2011 - 2017 ở mức khoảng 12% nhưng tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi. Tỷ trọng đầu tư từ NSNN giảm dần, từ mức 54,1% năm 2006 xuống còn 48,2% năm 2016, vốn của các DNNN và các nguồn vốn khác cũng có xu hướng giảm từ mức 31,4% vào năm 2006 xuống mức 16,3% năm 2016. Bên cạnh đó, hiệu quả đầu tư cơng cũng đang từng bước được cải thiện, chỉ số ICOR khu vực nhà nước giảm dần từ mức bình quân 9,2 giai đoạn 2006-2010 xuống 8,94 giai đoạn 2011-2014.

Nguồn vốn đầu tư từ trái phiếu chính phủ (TPCP), vốn ODA đã được tập trung cho việc phát triển hệ thống các cơ sở hạ tầng thiết yếu, các cơng trình lớn, quan trọng, có trọng tâm trọng điểm, có tính kết nối, lan tỏa, tạo động lực cho phát triển như các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu quan trọng thuộc các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục…

2.2.2. Kinh nghiệm của các địa phương trong nước trong quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản tại phòng tài chính kế hoạch huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)