4.1.1 .Tổ chức bộ máy, chức năng của phòng tàichính kế hoạch huyệnQuế Võ
4.1.2. Mối quan hệ của phòng tài chính kế hoạch với các cơ quan liên quan
a. Hội đồng nhân dân huyện
Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, có nhiệm vụ quyết định dự toán thu, chi NSNN trên địa bàn và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định.
Sơ đồ 4.2. Bộ máy quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản huyện Quế Võ
Nguồn: Tác giả (2019)
Bảng 4.1. Nội dung, mối quan hệ giữa các phòng ban trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Quế Võ
TT DUNG NỘI CƠ QUAN THỰC HIỆN YÊU CẦU
1 Quy hoạch, kế hoạch đầu tư công
-UBND xã, thị trấn căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội địa phương, tiến hành rà soát nhu cầu đầu tư trên địa bàn, lập danh mục trình cấp thẩm quyền.
-Phòng Tài chính – Kế hoạch phối hợp phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Tài nguyên môi trường, Ban chỉ đạo NTM tổng hợp, rà soát trình UBND huyện phê duyệt, báo cáo UBND tỉnh, các sở, ban ngành liên quan phê duyệt.
- Công tác lập và duyệt quy hoạch đồng bộ và hoàn chỉnh
- Kế hoạch đầu tư đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của địa phương
2 duyệt Phê chủ
- UBND xã, thị trấn căn cứ kế hoạch đầu tư trung hạn, lập chủ trình phòng tài chính – kế hoạch thẩm định. - Phòng Tài chính – kế hoạch thẩm định, tổng - Đảm bảo tính cấp thiết về đầu tư - Phù hợp với kế hoạch đầu tư hàng năm
HĐND huyện Quế Võ
UBND huyện Quế Võ
Kho bạc nhà nước huyện Quế Võ Phòng Tài chính – Kế hoạch Phòng Kinh tế - hạ tầng Chủ đầu tư ( UBND các xã, TT…
TT NỘI
DUNG CƠ QUAN THỰC HIỆN YÊU CẦU
trương hợp xin ý kiến liên sở Kế hoạch đầu tư – Sở Tài chính, hoàn thiện trình UBND huyện/xã ra quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư.
- Đảm bảo cân đối nguồn vốn hỗ trợ và ngân sách địa phương
3 duyệt Phê kinh tế kĩ
thuật
- Chủ đầu tư lập báo cáo kinh tế- kĩ thuật trình Tài chính – kế hoạch thẩm định, xin ý kiến phòng quản lý chuyên ngành, quản lý xây dựng về bản vẽ thi công, dự toán thiết kế trước khi thẩm định. - UBND huyện/xã phê duyệt báo cáo kinh tế kĩ thuật.
- Hồ sơ về thẩm định thiết kế kỹ thuật yêu cầu đầy đủ - Quản lý tốt để giảm lãng phí so với đầu tư bằng các nguồn vốn khác 4 Tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án
-Chủ đầu tư lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trình phòng Tài chính – KH phê duyệt. -Chủ đầu tư đăng tải thông tin mời thầu, tiến hành phê duyệt hồ sơ mời thầu và lựa chọn nhà thầu theo quy định. Ban Quản lý dự án, Phòng Tài chính – KH tham gia mở thầu.
-Chủ đầu tư chịu trách nhiệm kết quả lựa chọn nhà thầu, thương thảo và kí kết hợp đồng theo quy định.
- Lựa chọn nhà thầu đảm bảo cạnh tranh, minh bạch, công bằng, công khai.
- Tiết kiệm trong đấu thầu (Thời gian, chi phí).
- Đảm bảo đúng trình tự trong Luật Đấu thầu.
5 Triển khai, thực hiện
đầu tư
-Chủ đầu tư chuẩn bị mặt bằng thi công, bàn giao nhà thầu thi công. Nhà thầu xây dựng chuẩn bị nhân lực, vật lực tiến hành thi công xây dựng
-Ban Quản lý dự án huyện tham gia quản lý, giám sát tiến hành kiểm tra, đôn đốc việc thi công đảm bảo chất lượng công trình thi công cũng như đảm bảo tiến độ, chi phí đề ra
-KBNN huyện phối hợp phòng Tài chính –kế hoạch bố trí, kiểm soát chi đầu tư XDCB theo quy định.
-Các cơ quan có chức năng thanh, kiểm tra (Sở xây dựng, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện,…) tiến hành kiểm tra công trình XDCB
-Tính hợp lý của công tác tổ chức xây dựng tiến độ thi công xâydựng.
-Công tác giải phóng mặt bằng của Chủ đầu tư có kịp thời không.
- Các cán bộ tư vấn giám sát có mặt thường trực tại hiện trường để giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh. - Quản lý chất lượng công trình
- Sai phạm, lãng phí, thất thoát trong đầu tư.
6 Nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng
-Chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ, tiến hành bàn giao đưa vào sử dụng.
Trước khi bàn gia đưa vào sử dụng phải được phòng Kinh tế - Hạ tầng tiến hành nghiệm thu công trình theo quy định.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng có kịp thời. - Chất lượng công trình đảm bảo. 7 Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB
-Chủ đầu tư hoàn tất thủ tục hồ sơ quyết toán trình phòng Tài chính – KH tổ chức thẩm tra quyết toán
-Chủ đầu tư cân đối nguồn vốn hỗ trợ cấp trên, vốn địa phương thực hiện tất toán công trình theo quy định.
-Quyết toánđúng -Quyết toán kịpthời - Quyết toán dứt điểm và triệt để trong năm tàichính
b. Ủy ban nhân dân huyện
UBND huyện chịu trách nhiệm trước HĐND cung cấp và cơ quan Nhà nước cấp trên. UBND huyện có nhiệm vụ lập dự toán thu, chi NSNN trên địa bàn; phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toán ngân sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình HĐND quận quyết định và báo cáo UBND tỉnh và Sở Tài chính.
c. Kho bạc Nhà nước huyện
Kho bạc Nhà nước huyện là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện quản lý Nhà nước về quỹ NSNN và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý trên địa bàn huyện.
d. Phòng Kinh tế - hạ tầng huyện
Phòng Kinh tế và Hạ tầng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
e. Chủ đầu tư( UBND các xã thị trấn)
Chủ đầu tư là những người hay tổ chức đầu tư sở hữu vốn hoặc được giao vốn để triển khai xây dựng các công trình hay dự án. Chủ đầu tư là người phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng, tiến độ và hiệu quả đầu tư của các công trình xây dựng. Chủ đầu tư phải tuân thủ các quy định pháp luật trong quá trình triển khai dự án cũng như khắc phục những hậu quả của dự án nếu có.
Khi Chủ đầu tư xây dựng công trình không đủ điều kiện năng lực thì người quyết định đầu tư sẽ thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án, nghĩa là tổ chức tư vấn được trông coi quản lý các dự án xây dựng công trình là quản lý công trình như của chính mình.
Người quyết định đầu tư sẽ trực tiếp quản lý dự án khi Chủ đầu tư xây dựng công trình không có đủ điều kiện năng lực về quản lý dự án.
Trường hợp Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư có thể thành lập Ban Quản lý dự án. Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
– Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật và người đầu tư về toàn bộ chất lượng, tiến độ công trình cũng như chi phí vốn đầu tư theo quy định của pháp luật.
– Chủ đầu tư có quyền thực hiện hoặc thuê tất cả các công việc trong chu trình đầu tư, được quyền thẩm định dự án, được kí kết các hợp đồng.
– Chủ đầu tư có trách nhiệm theo dõi và yêu cầu các đơn vị nhà thầu thi công dừng thi công xây dựng và yêu cầu khắc phục hậu quả khi có vi phạm các quy định về chất lượng công trình, về an toàn cũng như vệ sinh môi trường.
– Tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế, dự toán xây dựng công trình sau khi dự án được phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu và kết quả đấu thầu đối với các gói thầu không sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước.
– Ký kết hợp đồng với các nhà thầu.
– Thanh toán cho nhà thầu theo tiến độ hợp đồng hoặc theo biên bản nghiệm thu.
– Nghiệm thu để đưa công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng…
4.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN QUẾ VÕ TỈNH BẮC NINH