Kinh nghiệm của các địa phương trong nước trong quản lý chi đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản tại phòng tài chính kế hoạch huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 45)

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.2. Kinh nghiệm của các địa phương trong nước trong quản lý chi đầu tư

a. Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Những năm qua, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Kho bạc Nhà nước (KBNN) huyện Vĩnh Tường không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả cơng tác kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) từ ngân sách Nhà nước, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng huyện nông thôn mới (Nguyễn Khánh, 2015).

Xác định việc quản lý nguồn vốn chi đầu tư XDCB đóng vai trị quan trọng nâng cao chất lượng hạ tầng cơ sở vật chất và thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển, KBNN huyện chủ động bám sát kế hoạch vốn hàng năm của huyện, tập trung giải ngân nguồn vốn cho các dự án nhanh chóng, kịp thời trên cơ sở kiểm soát chặt chẽ hồ sơ thanh toán, quyết toán theo đúng quy định. Do vậy, mặc dù số lượng các dự án đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện liên tục tăng, nhưng tỷ lệ giải ngân nguồn vốn luôn đạt từ 85 - 90% kế hoạch vốn hàng năm. Năm 2014, KBNN huyện Vĩnh Tường giải ngân cho 436 dự án đầu tư XDCB với số tiền trên 270 tỷ đồng; tính trong 7 tháng năm 2015 KBNN huyện đã giải ngân cho 310 dự án với tổng số tiền trên 150 tỷ đồng. Trong đó, các dự án xây dựng nông thôn mới luôn chiếm tỷ lệ cao, từ năm 2014 đến nay là hơn 500 dự án với tổng số tiền là

gần 240 tỷ đồng. Các dự án đều được giải ngân đúng, kịp thời, giảm thất thoát cho ngân sách Nhà nước, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Để việc giải ngân nguồn vốn đạt hiệu quả cao, KBNN huyện Vĩnh Tường chủ động cập nhật các văn bản chỉ đạo, cơ chế chính sách về cơng tác quản lý chi đầu tư XDCB để áp dụng vào thực tiễn ở địa phương. Đồng thời, thường xuyên cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, tập huấn công tác quản lý đầu tư XDCB do KBNN tỉnh tổ chức để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc, phong cách ứng xử chuyên nghiệp. Tăng cường đầu tư trang bị hệ thống máy móc, cơng nghệ thơng tin, phần mềm quản lý hiện đại; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng tạo thuận lợi nhất cho khách hàng. Hàng năm, KBNN huyện chỉ đạo các phịng, ban rà sốt, tổng hợp hồ sơ các dự án, thường xuyên theo dõi tiến độ quyết tốn các dự án đã hồn thành để kịp thời báo cáo các cơ quan chức năng có hướng xử lý với các dự án chậm quyết toán. Phối hợp với Phịng Kiểm sốt chi, KBNN tỉnh tổ chức các hội nghị gặp gỡ chủ đầu tư để cùng nhau tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư, đặc biệt với việc đền bù giải phóng mặt bằng ở các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới, hạn chế tới mức thấp nhất việc dồn thanh quyết toán cuối năm dẫn đến việc giải ngân nguồn vốn chậm. Chủ động hướng dẫn, đơn đốc chủ đầu tư các dự án hồn thiện thủ tục hồ sơ và tuân thủ đúng các quy định của nhà nước về quản lý đầu tư.

KBNN huyện luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về tạm ứng vốn, quy định về thời gian, trách nhiệm tạm ứng và hoàn ứng vốn; triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp thu hồi tạm ứng vốn như: Đăng ký các chỉ tiêu phấn đấu giảm số dư tạm ứng vốn với KBNN tỉnh, UBND huyện; tăng cường công tác kiểm tra, chủ động phối hợp với chủ đầu tư thường xuyên theo dõi số dư tạm ứng để có các biện pháp thu hồi đúng hạn. 6 tháng đầu năm 2015, KBNN huyện Vĩnh Tường đã thu hồi trên 7 tỷ đồng vốn tạm ứng, giảm số dư tạm ứng hiện tại còn hơn 5 tỷ đồng, góp phần nâng cao hiệu quả chi ngân sách đầu tư XDCB trên địa bàn.

Thời gian tới, KBNN huyện Vĩnh Tường sẽ tăng cường đổi mới, nâng cao chất lượng cơng tác kiểm sốt chi đầu tư XDCB theo hướng giảm tối đa các thủ tục hành chính; áp dụng hiệu quả phần mềm quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) trong kiểm soát chi, thanh toán và phân loại các khoản chi... Đồng thời, tập trung giải ngân nguồn vốn tạm ứng cho các dự án tại các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới đúng, đủ, kịp thời, phấn đấu cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xây dựng huyện Vĩnh Tường sớm trở thành huyện nông thôn mới (Nguyễn Khánh, 2015).

b. Tỉnh Trà Vinh

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh Trà Vinh có chiều hướng giảm từ 29.184.167 triệu đồng năm 2015 và xuống còn 20.697.998 triệu đồng vào năm 2017, giảm bình quân 2.828.723 triệu đồng/năm, tương đương 11,83%/năm. Số liệu thống kê cho thấy, vốn xây dựng cơ bản của Tỉnh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư tồn xã hội (bình quân 65.456.557 triệu đồng/năm; bằng 91,22%). Như vậy, vai trị cơng tác quản lý nhà nước lĩnh vực xây dựng cơ bản của các ngành, các cấp rất nặng về, cần phải tập trung cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý để mang lại hiệu quả cao hơn (Bùi Văn Buông và Bùi Văn Trịnh, 2019). Cụ thể:

Nguồn nhân lực kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Đội ngũ cơng chức kiểm sốt chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản hệ thống KBNN Trà Vinh được tổ chức luồng công việc theo quy định tại Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/7/2015; Quyết định số 1357/QĐ-BTC ngày 19/7/2017 của Bộ Tài chính và Quyết định số 4377/QĐ-KBNN ngày 15/9/2017 của KBNN Trung ương. Cán bộ chủ chốt tính đến hết tháng 06/2018 là 35 người. Trong đó, tại Văn phòng KBNN Tỉnh là 19 người và tại 8 KBNN cấp huyện là 16 người, có trình độ từ đại học trở lên. Tất cả cán bộ chủ chốt hệ thống KBNN Trà Vinh đều đã học và có chứng chỉ chun viên (31 người), chun viên chính (03 người) và đã học xong cao cấp lý luận chính trị hành chính 16/34 người.

Đối với cơng chức trực tiếp kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản hệ thống KBNN Trà Vinh hiện nay là 70/149 người (bằng 46,982%/Tổng số cán bộ công chức). Có 100% cơng chức kiểm sốt chi đã được học qua các lớp tiền công chức, bồi dưỡng nghiệp vụ KBNN. Về số lượng, cơ cấu cán bộ, công chức hệ thống KBNN Trà Vinh được tác giả khảo sát và tổng hợp cụ thể tại Bảng 2.

Số liệu thống kê cho thấy, cơng chức kiểm sốt chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số công chức hệ thống KBNN Trà Vinh (46,98%). Tuy nhiên, với chức năng nhiệm vụ mới của bộ phận kiểm soát chi hiện nay và tương lai là rất nhiều và nặng nề, nên lãnh đạo Kho bạc cần phải quan tâm, điều chỉnh tăng số lượng cơng chức kiểm sốt chi nhằm đáp ứng kịp thời công việc, tránh rủi ro và gây áp lực cho cơng chức.

Cơ chế, chính sách kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ kiểm sốt chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản mà cơng chức kiểm sốt chi của Kho bạc bắt buộc phải nắm vững khi thực hiện nhiệu vụ đối với từng loại nguồn vốn, cấp ngân sách; từng loại,

nhóm cơng trình, dự án cụ thể… Theo đó, cơng chức kiểm sốt chi phải nắm những nội dung cơ bản theo các văn bản quy định sau: Luật Đầu tư công năm 2014; Luật Xây dựng năm 2014; Luật NSNN năm 2015; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 37/2015/NĐ- CP về hợp đồng Xây dựng; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 42/2017/NĐ-CP…; Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016; Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016; Thông tư số 52/2018/TT-BTC ngày 24/5/2018; Quyết định số 430/QĐ-BTC ngày 08/3/2017 của Bộ Tài chính; Văn bản số 9550/BTC-KBNN ngày 18/7/2017 về việc triển khai đề án “Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN”…

Quy trình nghiệp vụ kiểm sốt chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Ngồi ra, cịn một số nghiệp vụ nhỏ lẻ khác liên quan đến hoạt động kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản như: Nhập kế hoạch vốn vào chương trình TABMIS; kiểm sốt chi chi phí Ban quản lý dự án; kiểm sốt chi chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; kiểm soát chi các đề tài, đề án khoa học; đối chiếu kế hoạch vốn hàng năm; chuyển số dư kế hoạch vốn sang năm sau; đối chiếu số liệu thanh toán để phục vụ cơng tác quyết tốn dự án hồn thành; lập các loại báo cáo định kỳ tháng, quý, năm và báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm theo quy định Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, KBNN Trung ương…

Tình hình tạm ứng, thanh tốn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Trà Vinh

Kết quả giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Tỉnh giảm dần qua các năm. Năm 2015 đạt 95,2%; năm 2016 đạt 82,75% và năm 2017 đạt 69,25% kế hoạch vốn.

Nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm đạt thấp là do trình tự, hồ sơ, thủ tục lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản rất đa dạng, phức tạp liên quan đến rất nhiều ngành, nhiều lĩnh vực; các văn bản pháp lý như: luật, nghị định, thông tư hướng dẫn lĩnh vực này không ổn định, thường xuyên thay đổi, các đơn vị cập nhật không kịp thời, lúng túng trong tổ chức triển khai thực hiện; công tác đền bù giải phóng mặt bằng các dự án lớn lĩnh vực giao thơng, thủy lợi, bệnh viện, trường học… gặp nhiều khó khăn, nên giải ngân chậm, làm tồn đọng vốn đầu tư hàng năm rất nhiều, bình quân giai đoạn 2015-2017 tồn đọng vốn 544.019 triệu đồng/năm, chiếm 19,2% kế hoạch vốn, lãng phí tiềm năng, nhất là vốn vay, vốn trái phiếu chính phủ (Bùi Văn Buông và Bùi Văn Trịnh, 2019).

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Quế Võ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản tại phòng tài chính kế hoạch huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 45)