Nội dung phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 27 - 28)

2.1.4.1. Xác định sản phẩm nông nghiệp hàng hóa

Sản phẩm nông nghiệp hàng hóa hiểu theo nghĩa rộng gồm sản phẩm của của các ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Mỗi ngành lại chia thành những phân ngành nhỏ hơn, chẳng hạn như ngành trồng trọt lại chia thành cây lương thực, cây rau đậu ngắn ngày, cây công nghiệp, cây ăn quả…. Ngành chăn nuôi lại chia thành chăn nuôi trâu bò, lơn, gia cầm. Sản phẩm nông nghiệp hàng hóa thường có số lượng sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng cao, chủng loại ngày càng đa dạng phong phú. Khi xác định sản phẩm nông nghiệp hàng hóa cần dựa vào lợi thế của vùng và địa phương về điều kiện tự nhiên, kinh nghiệm sản xuất và tính chất của sản phẩm (Vũ Văn Nâm, 2009).

2.1.4.2. Nâng cao tỷ suất và chất lượng sản phẩm nông sản hàng hóa

Thực chất của việc phát triển kinh tế hàng hóa nói chung, nông nghiệp hàng hóa nói riêng là tạo ra sản phẩm hàng hóa ngày càng nhiều về số lượng, phong phú đa dạng về chủng loại và chất lượng hàng hóa tốt, giá cả được người tiêu dùng chấp nhận. Hiểu theo nghĩa đơn giản, tỷ suất hàng hóa là tỷ lệ phần trăm số lượng sản phẩm của một ngành được đem ra trao đổi, mua bán trên thị trường. Tỷ suất hàng hóa nông nghiệp hàng hóa thấp hơn trong kinh tế công nghiệp. Nâng cao năng suất lao động, đất đai, cây trồng vật nuôi, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp... là con đường để nâng cao tỷ suất hàng hóa, chất lượng hàng hóa nông sản (Vũ Văn Nâm, 2009).

2.1.4.3. Phát triển sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa của hộ nông dân.

Tham gia vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp có nhiều chủ thể khác nhau thuộc các thành phần kinh tế, với các hình thức tổ chức kinh tế đa dạng, như: doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty tư nhân, nông trại gia đình... Các hình thức tổ chức kinh tế này ra đời và phát triển tùy thuộc vào tính chất của mỗi ngành và do yêu cầu sản xuất. Trong nông nghiệp hàng hóa thì hộ nông dân là đơn vị sản xuất cơ bản và là tế bào của xã hội. Hộ nông dân đóng vai trò quyết định trong việc phát triển sản xuất và mở rộng thị trường. Phát triển hộ nông dân theo xu hướng sản xuất hàng hóa và ngày càng có nhiều hộ sản xuất kinh doanh giỏi trở thành trang trại là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển nông nghiệp hàng hóa (Vũ Văn Nâm, 2009).

2.1.4.4. Tác động sản xuất nông nghiệp hàng hóa đến đời sống kinh tế - xã hội nông thôn

Ngày nay, khái niệm phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp hàng hóa nói riêng, chứa đựng một ý niệm về sự tiến bộ kinh tế - xã hội, về sự tăng thu nhập và cải thiện đời sống nông dân, và tăng cả phúc lợi kinh tế, phúc lợi xã hội của cộng đồng dân cư nông thôn. Đồng thời, phát triển kinh tế, phát triển nông nghiệp hàng hóa còn có ý nghĩa là sự gia tăng sản lượng của nền nông nghiệp... Theo ý tưởng trên, thì việc phát triển nông nghiệp hàng hóa còn bao hàm các vấn đề: - Đưa tiến bộ kinh tế - xã hội về cho nông dân và nông dân sản xuất hàng hóa được hưởng những tiến bộ kinh tế - xã hội tạo ra trong quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hóa. - Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nông dân. - Giảm khoảng cách giàu nghèo trong nông dân. - Nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần cho nông dân - Xây dựng nông thôn ngày càng phát triển theo con đường tiến bộ, văn minh (Vũ Văn Nâm, 2009).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 27 - 28)