Kinh nghiệm chuyển nền nông nghiệp độc canh lương thực sang nền nông nghiệp hàng hoá đa canh phù hợp với đặc điểm từng vùng của một số địa phương vùng đồng bằng Sông Hồng.
* Ở các vùng nông thôn ven đô thị: Xu hướng xuất hiện trên diện rộng ở nhiều xã là do quá trình đô thị hoá ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung ngày càng mở rộng các vùng nông thôn ven đô thị ngày càng thu hẹp diện tích gieo trồng cây lương thực chuyển sang cây có giá trị kinh tế cao: Cây ăn quả,
cây tinh dầu, cây dược liệu, hoa cây cảnh, chăn nuôi lợn xuất khẩu, nuôi trồng thuỷ sản để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường (Lê Thị Mỹ Thúy, 2014).
* Đối với vùng trũng: Với cây lúa bấp bênh, năng suất thấp, chi phí lớn nông dân nhiều vùng đã đầu tư công sức, vốn liếng cải tạo đất, tiếp thu kỹ thuật mới hình thành hệ canh tác mới: cam, nhãn muộn, nuôi cá, nuôi ong… thu nhập tăng lên rất nhiều lần so với một năm cấy 2 vụ lúa. Phát triển hàng loạt các trang trại theo mô hình vườn ao chuồng (Lê Thị Mỹ Thúy, 2014).
* Đối với vùng đất lúa: Xu hướng đang diễn ra theo xu thế của thị trường, nông dân đang bố trí lại cơ cấu giống lúa, cơ cấu mùa vụ, chọn giống có chất lượng cao, năng suất, thị trường ưa chuộng. Do đó, cơ cấu lương thực cũng đang được được bố trí lại rất đa dạng. Gạo đặc sản cung cấp cho bộ phận dân cư có thu nhập cao, gạo cho tầng lớp có thu nhập trung bình, gạo cho làm bún, bánh, nấu rượu. Như vậy, cơ cấu sản xuất lương thực đã bố trí lại từ cơ cấu tiêu dùng thông qua tín hiệu thị trường. Nhờ đó hiệu quả các vùng sản xuất lương thực bắt đầu hình thành các tụ điểm kinh tế bao gồm thu mua, xay xát, chế biến bún khô, bánh đa nem… ở đây các vùng sản xuất lương thực đang hình thành cơ cấu mới, sản xuất nông nghiệp chế biến, dịch vụ đến người tiêu dùng. Điển hình như ở Kẻ Sặt (Cẩm Giàng - Hải Dương) ở đó xã hình thành trung tâm thu mua, xay xát, chế biến tạo ra một hệ thống mới từ sản xuất, chế biến, tiêu dùng, cung cấp cho toàn vùng và các đô thị lớn (Lê Thị Mỹ Thúy, 2014).
Tóm lại: chúng ta thấy rằng các nước trong khu vực có nhiều chính sách
điều tiết vĩ mô và các giải pháp để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, song chính sách chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau:
- Khuyến khích sản xuất ra nông sản hàng hoá: Chính phủ Đài Loan khuyến khích nông dân hình thành các vùng chuyên canh các loại nông sản hàng hoá có giá trị kinh tế cao như vùng chuyên rau, chuyên cây ăn quả, vùng chuyên trồng hoa và cây cảnh xuất khẩu. Chính phủ Thái Lan mở rộng vùng sản xuất nông sản hàng hoá như cao su, bắp, mía, bông, cây lấy sợi, đay ở vùng ngoại vi (Lê Thị Mỹ Thúy, 2014).
- Trợ giá đầu vào cho nông dân: Ở các nước phát triển, tuy ngân sách hạn hẹp nhưng hầu hết Chính phủ đều trợ giá đầu vào cho nông dân. Các nước này đều cho rằng sản xuất nông nghiệp không thể phát triển mạnh nếu không có giống tốt. Họ cũng cho rằng đại bộ phận nông dân là những người sản xuất nhỏ,
thiếu vốn để mua vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp do đó cần có sự hỗ trợ của Nhà nước (Lê Thị Mỹ Thúy, 2014).
- Về tiêu thụ sản phẩm, giá cả thị trường: Các nước đang phát triển đều cho rằng, sản xuất nhỏ phân tán và manh mún ở các hộ gia đình là nguyên nhân gây ra sự không đồng đều về sản phẩm và gây khó khăn cho việc thu gom tiêu thụ. Hệ thống marketing do tư nhân đảm nhiệm chưa làm tốt chức năng phân phối lưu thông. Để ổn định giá và lưu thông nông sản Chính phủ đã thực hiện chương trình bảo đảm giá tiêu thụ theo hợp đồng hoặc thu mua trực tiếp, điều chỉnh thị trường bán buôn, ổn định cung qua kế hoạch sản xuất và dự trữ như các nước: Mỹ, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Philippin (Lê Thị Mỹ Thúy, 2014).
- Về bảo quản chế biến: Các nước đều cho rằng, nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa không thể phát triển nếu bảo quản và chế biến không được tiêu chuẩn hoá, vì phần lớn nông sản là những sản phẩm dễ hỏng, do đó chính phủ các nước đã có chính sách hỗ trợ để hiện đại hoá trang thiết bị bảo quản, phát triển công nghệ sau thu hoạch và phát triển các cơ sở chế biến (Lê Thị Mỹ Thúy, 2014).
- Về khuyến nông: Nông dân không thể tiếp thu chính xác các tiến bộ về kỹ thuật, canh tác nếu không có trình độ văn hoá và không có sự hướng dẫn thường xuyên của cơ quan khuyến nông. Vì vậy, Chính phủ các nước vừa tăng cường đầu tư cho khuyến nông vừa đa dạng hoá các loại hình khuyến nông (Lê Thị Mỹ Thúy, 2014).
- Trong nước, những kinh nghiệm chuyển nền nông nghiệp độc canh lương thực sang nền nông nghiệp hàng hoá đa canh phù hợp với đặc điểm từng vùng ở một số địa phương vùng ven đô, ven thị, vùng trũng và vùng đất lúa thuộc đồng bằng Sông Hồng là bài học thực tiễn cho các địa phương vận dụng trong quá trình phát triển, mở rộng nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa (Lê Thị Mỹ Thúy, 2014).
Tất cả những kinh nghiệm trên, đều là những bài học hay, mô hình tốt, nếu biết học hỏi kế thừa một cách có chọn lọc thì sẽ thu được nhiều kinh nghiệm tốt cho quá trình chuyển từ nền nông nghiệp tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệp hàng hoá (Lê Thị Mỹ Thúy, 2014).
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU