Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 58 - 61)

* Các chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất nông nghiệp hàng hóa - Diện tích đất nông nghiệp toàn huyện, bình quân một hộ nông dân. - Tổng số và cơ cấu chất lượng lao động nông nghiệp toàn huyện, bình quân một hộ nông dân

- Số lượng cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa toàn huyện

- Diện tích đất nông nghiệp, diện tích tưới tiêu, diện tích trồng cây hàng năm, cây lâu năm…

- Các trang trại tập trung chăn nuôi gia súc, gia cầm… - Số lượng và giá trị các công trình cơ sở hạ tầng

- Số lượng văn bản chính sách của huyện về phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

* Các chỉ tiêu phản ánh kêt quả sản xuất nông nghiệp hàng hoá

- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. - Giá trị gia tăng toàn ngành nông nghiệp.

- Năng suất, sản lượng cây trồng, sản lượng nuôi trồng, khai thác, Sản lượng thịt hơi xuất chuồng…

- Thu nhập = Tổng thu - tổng chi. + Trong trồng trọt:

Giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích = sản lượng trên 1 đơn vị diện tích x đơn giá (giá thực tế)

Tổng chi trên 1 đơn vị diện tích: bao gồm chi phí mua giống cây, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, chi phí khác…

Tổng thu (tính cho 1 loại vật nuôi) = sản lượng hơi xuất chuống x đơn giá (giá thực tế)

Tổng chi bao gồm chi phí mua giống con, chi phí mua thức ăn, chi phí về thú y, chi phí chuồng trại, công lao động…

* Tỷ suất nông sản hàng hóa.

Để đo lường trình độ sản xuất và trao đổi hàng hóa có thể dùng chỉ tiêu “Tỷ suất nông sản hàng hóa”. Tỷ suất nông sản hàng hóa là tỷ lệ phần trăm giữa tổng lượng nông sản hàng hóa với tổng lượng sản phẩm sản xuất ra.

Công thức 1:

Tỷ suất nông sản hàng hoá = Tổng lượng nông sản hàng hoá x 100% Tổng lượng nông sản SX trong kỳ

Tỷ suất nông sản hàng hóa cũng là chỉ tiêu đánh giá về mặt chất lượng trình độ chuyên môn hóa và trình độ huy động nông sản cho xã hội. Tỷ suất hàng hóa tính riêng cho mọi sản phẩm chuyên môn hóa, do đó ở mẫu số và tử số chỉ tính thuần túy cho một loại sản phẩm.

Để tính tốc độ phát triển sản xuất, tăng tổng sản lượng và sản lượng hàng hóa nông sản, người ta dùng chỉ tiêu giá trị sản phẩm hàng hoá gia tăng.

Công thức 2:

Giá trị SP hàng hoá gia tăng = Giá trị SP hàng hoá gia tăng Giá trị tổng sản phẩm (Tổng VA. Trên thực tế, đôi khi ta có một khối lượng sản phẩm hàng hoá nhưng không tiêu thụ được vì sản phẩm chất lượng quá kém, sản phẩm không sạch, có thừa dư lượng hoá chất độc hại, hoặc vì giá thành sản xuất quá cao, bán ra thua lỗ nhiều, hoặc vì không có thị trường tiêu thụ ổn định.

Công thức 3: Tỷ suất giá trị hàng hoá được tiêu thụ

SP HH và giá trị SP HH được tiêu thụ SP HH và giá trị SP hàng hoá nói chung Thông thường, các địa phương, xí nghiệp sau một vụ sản xuất thường có nhiều sản phẩm dư thừa và coi đó là địa phương mình có sản phẩm hàng hoá

nhưng không có địa bàn tiêu thụ hoặc tiêu thụ bị động, kém hiệu quả. * Mức tăng, giảm tỷ suất nông sản hàng hóa qua các năm.

* Nhóm chỉ tiêu thể hiện tác động phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa đến phát triển kinh tế - xã hội.

- Tốc độ tăng trưởng

- Hiệu quả kinh tế một số cây, con

- Mức tăng, giảm thu nhập bình quân 1 đầu người. - Mức tăng, giảm số hộ nghèo.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 58 - 61)