Các giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuât nông nghiệp hàng hóa trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 94 - 99)

NGHIỆP HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN ĐỘNG

4.4.1. Quan điểm và định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa huyện Sơn Động

4.4.11. Phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa một cách bền vững nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế từng vùng trên địa bàn huyện

Hướng vào thị trường, khai thác lợi thế và nguồn lực là tiền đề bảo đảm tính hiệu quả của nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Khi định hướng hay quy

hoạch phát triển nông nghiệp hàng hóa ở mỗi địa phương phải căn cứ vào nguồn lực và khả năng sản xuất tập trung, chuyên môn hoá để khai thác được những lợi thế của mỗi địa phương, lấy hiệu quả kinh doanh làm mục đích.

Hiện nay do yêu cầu thâm canh ngày càng tăng, nhu cầu thị trường tiêu dùng đòi hỏi ngày càng nhiều sản phẩm nông lâm nghiệp để đáp ứng tiêu dùng của toàn xã hội. Với cách nhìn nhận không đúng đắn về phát triển sản xuất hàng hoá nên nhiều địa phương đã không cân nhắc đầy đủ đến tính hợp lý trong sử dụng đất đai, phát triển ồ ạt, khai thác quá mức đã dẫn đến thoái hoá đất, cạn kiệt nguồn nước; sử dụng quá mức các hoá chất trong nông nghiệp vượt mức an toàn thực phẩm. Chúng ta đã có những bài học đắt giá khi chặt phá hàng loạt rừng để trồng cà phê, trồng ồ ạt, song giống không đảm bảo, phân bón không đủ, nước tưới thiếu, sâu bệnh không khống chế được, giá thành cao, tiêu thụ chậm nông dân thấy không có lợi lại chặt phá chuyển sang trồng cây khác... và còn nhiều ví dụ khác nữa. Điều này cho thấy sản phẩm hàng hoá trong nông nghiệp thiếu tính ổn định, bền vững, phát triển mang tính chủ quan, duy ý chí. Do vậy, phát triển nông nghiệp hàng hoá bền vững ở Việt Nam cần đảm bảo yêu cầu sau:

- Mỗi địa phương, vùng lãnh thổ, tiểu vùng lãnh thổ phải căn cứ vào lợi thế của mình (lợi thế đất đai thích hợp; lợi thế về điều kiện tự nhiên; khả năng về nhân lực vốn liếng, thị trường, công nghệ sản xuất... để phát triển một loại hoặc hai, ba loại sản phẩm nông nghiệp hàng hoá ổn định trong một thời gian nhất định và có một thị trường tương đối ổn định cả về số lượng, chất lượng và giá cả.

- Những hoạt động ưu tiên để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá chỉ có thể là sản xuất vừa chuyên môn hoá, vừa đa dạng hoá, áp dụng công nghệ cao, sạch và hệ thống quản lý hiệu quả trên phạm vi toàn vùng, toàn ngành cũng như trên phạm vi trang trại, doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi ruộng đất ở những vùng ruộng đất manh mún, đồn điền đổi thửa để tạo điều kiện thích hợp cho canh tác theo những phương thức lớn, hiện đại (gắn sản xuất với chế biến và thị trường).

4.4.1.2.Phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá phải gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, với quá trình hội nhập vào nền kinh tế trong nước và nước ngoài

Để đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất hàng hoá lớn phải bắt đầu từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, gắn liền với quá trình

công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Đó chính là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, ch ính trị, xã hội, củng cố liên minh giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức những nhà khoa học.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, ngành nghề, gắn sản xuất với thị trường để hình thành sự liên kết nông- công nghiệp- dịch vụ và thị trường ngay trên địa bàn nông thôn.

- Công nghiệp hoá nông nghiệp tức là áp dụng quy trình công nghiệp vào từng khâu và tiến tới tất cả các khâu của sản xuất nông nghiệp, bao gồm các khâu trước và sau thu hoạch. Hiện nay ở nhiều nước, các công đoạn như tưới nước, làm đất, gieo trồng, bón phân, chọn giống, thu hoạch... đã được công nghiệp hoá (tất nhiên mức độ cơ giới hoá phụ thuộc vào từng loại cây trồng). Nhờ những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật cho phép sản xuất nông nghiệp được thực hiện theo phương pháp sản xuất và quản lý theo kiểu công nghiệp.Ví dụ hiện nay phương pháp trồng rau, hoa trong nhà kính đã phát triển. Cũng giống như ngành công nghiệp, người ta có thể tính trước được nguyên liệu "đầu vào" và sản lượng "đầu ra" của ngành trồng rau, hoa. Xu hướng trong tương lai, các cây trồng khác đang từng bước được thực hiện theo hướng công nghiệp hoá.

- Hiện đại hoá nông nghiệp là ứng dụng những kiến thức, những thành tựu khoa học tiên tiến nhất vào sản xuất. Nhờ có hoạt động nông nghiệp mà vùng nông thông có thể tiến kịp thành thị, sản xuất nông nghiệp đạt được hiệu quả cao.

4.4.1.3. Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá phải gắn liền với xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường bền vững

Công tác xoá đói giảm nghèo trước mắt đang là nhiệm vụ quan trọng vì đất nước ta còn nghèo, nhất là ở nông thôn miền núi. Sự phát triển được coi là bền vững là sự phát triển mà trong đó các giá trị kinh tế, môi trường và xã hội luôn tương tác với nhau. Phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá là phát triển một nền nông nghiệp giàu có, một nông thôn mới đô thị hoá. Trong chiến lược đầu tư cho phát triển, bước đầu chú ý đến các cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh, cho việc xoá đói giảm nghèo là cần thiết song cần chú ý đến một số yếu tố nền tảng cho sự phát triển đó là cơ sở hạ tầng trực tiếp phục vụ cho phát triển nông nghiệp hàng hoá.

Một thực tế nông nghiệp nông thôn nước ta là nguồn nhân lực rất dồi dào về số lượng nhưng chất lượng còn thấp kém dẫn đến sự đủ cung về nguồn lao

động trong khi cầu về lao động cũng lớn nhưng không có nguồn cung lao động có chất lượng, gây trở ngại cho quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế công - nông - thương trong tương lai gần.

Giải pháp cho phát triển nguồn nhân lực trong phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá trên địa bàn huyện được đặt ra cấp bách.

4.4.1.4. Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá phải có sự điều hành, quản lý của Nhà nước

So với nhiều lĩnh vực sản xuất hàng hoá, lĩnh vực nông nghiệp có những đặc trưng riêng, đòi hỏi sự can thiệp nhiều mặt của nhà nước là chủ thể quản lý vĩ mô nền kinh tế. Hơn thế nữa, nền kinh tế nông nghiệp và đời sống nông thôn đã trải qua thời gian dài được bao cấp của Nhà nước, làm theo sự chỉ đạo của Nhà nước. Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế hàng hoá, sản xuất nông nghiệp tiếp tục cần sự hướng dẫn, chỉ đạo, giúp đỡ của Nhà nước. Đó là tiền đề hết sức cần thiết nhằm bảo đảm ổn định, phát triển kinh tế xã hội và đời sống nông thôn. Sự giúp đỡ của Nhà nước, bên cạnh tạo ra các trung tâm, các tụ điểm kinh tế mũi nhọn của vùng, của tỉnh, của mỗi địa phương, lấy các thị xã, thị trấn, thị tứ làm hạt nhân, còn phải tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, hướng dẫn và tổ chức việc kinh doanh trên mỗi vùng, truyền bá thông tin thị trường và kinh doanh, giúp đỡ và hỗ trợ trong việc tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện vay vốn đầu tư sản xuất, giúp đỡ phát triển và chuyển đổi ngành nghề, hình thành các trung tâm tư vấn dịch vụ, nghiên cứu và phát triển sản xuất hàng hoá nông sản theo lợi thế của mỗi địa phương, để khai thác tốt hơn tiềm năng của từng vùng.

4.4.2. Định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện Sơn Động

* Định hướng

Để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện Sơn Động cần phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn và nguồn nhân lực sẵn có xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, có năng suất, chất lượng và hiệu quả. Phát triển với tốc độ cao và bền vững trên cơ sở ứng dụng các thành tựu và tiến bộ khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý. Xây dựng nông thôn mới, có cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp thương mại và dịch vụ hợp lý, đưa nền sản xuất nông nghiệp và nông thôn tiến lên công nghiệp hoá và đô thị hoá để từng bước tăng thu nhập cho nông dân và

* Mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa đến năm 2020

- Giá trị tổng sản phẩm và tổng sản phẩm hàng hóa nông nghiệp ngày càng tăng: mục tiêu này có ý nghĩa to lớn và bao trùm trong việc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Sản lượng một số sản phẩm hàng hóa ngày càng tăng, thể hiện hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa của nông dân ngày càng nâng lên, từ đó tăng thu nhập và tích lũy cho nông dân và các tầng lớp khác ở nông thôn.

- Nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa trên một đơn vị diện tích canh tác. Đây là chỉ tiêu chất lượng quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai, đánh giá trình độ và khả năng thâm canh của ngành nông nghiệp. Do đó muốn đạt được giá trị sản phẩm hàng hóa cao trên một đơn vị diện tích canh tác cần phải lựa chọn giống, cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến phù hợp điều kiện của vùng.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng thuỷ sản trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành.

Bảng 4.17. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2020

Năm 2015 2020 Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tổng cộng 100 1.050 100 5.512 - Nông nghiệp 86 903 83 4.575 + Trồng trọt 53 478 50 2.287 + Chăn nuôi 37,5 339 40 1.830 + Dịch vụ 9,5 86 10 458 - Lâm nghiệp 11,5 121 13 717 - Thủy Sản 2,5 26 4 220

Nguồn: UBND huyện, 2015. Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Sơn Động đến năm (2020)

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản đạt bình quân hàng năm 5,0% giai đoạn 2014 - 2016 và 5,5% giai đoạn 2017-2020.

- Năm 2017 trở đi đạt trên 75 triệu đồng/ha canh tác, trong đó có trên 40% diện tích đạt trên 80 triệu đồng/ha. Giá trị sản xuất tính trên một nhân khẩu nông

nghiệp đạt trên 30 triệu đồng năm 2020.

- Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản năm 2017: Nông nghiệp 86%; Lâm nghiệp 11,5%, Thủy sản 2,5%. Năm 2020: Nông nghiệp chiếm 83%; Lâm nghiệp 13%, thủy sản 4%.

Giai đoạn 2016 - 2020 trồng mới khoảng 5.000-6.000 ha rừng tập trung, kết hợp trồng rừng tập trung với tăng cường trồng rừng cây phân tán để tăng độ che phủ, khoanh nuôi tái sinh từ 11.000-12.000 ha rừng để đến năm 2017 tỷ lệ diện tích rừng che phủ đạt trên 46% (hiện nay là 45%). Hàng năm khai thác khoảng 30.000 - 35.000 tấn tre, nứa, luồng phục vụ nguyên liệu giấy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 94 - 99)