Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 53)

3.2.1. Chọn địa điểm khảo sát

Chọn điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó có ảnh hưởng quyết định đến tính chính xác, khách quan và tính thực tiễn của kết quả nghiên cứu đề tài. Chọn điểm nghiên cứu được tiến hành theo các bước sau:

a.Chọn vùng nghiên cứu

Theo kết quả phân vùng sinh thái và kinh tế huyện Sơn Động được chia làm 3 vùng sinh thái: vùng núi, vùng đồi thấp và vùng đồng bằng.

Ba vùng sinh thái này có sự khác biệt tương đối rõ rệt về điều kiện đất đai, địa hình, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, điều kiện thị trường, cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí... Do vậy, để đảm bảo yêu cầu cho nhu cầu nghiên cứu, điểm được chọn có đầy đủ các vùng sinh thái.

b. Chọn xã nghiên cứu đại diện

Việc chọn xã nghiên cứu phải đảm bảo theo yêu cầu nghiên cứu và phân tích và đảm bảo các tiêu chuẩn như sau:

+ Đại diện cho vùng sinh thái, kinh tế của huyện, có sản phẩm nông nghiệp hàng hóa.

+ Có quỹ đất nông lâm nghiệp ở mức trung bình khá so với các xã khác trong huyện.

+ Có điều kiện sản xuất, mức độ kinh tế, trình độ dân trí... ở mức trung bình trong huyện.

+ Được phân bố đều ở phía Bắc, Nam, Đông, Tây và vùng trung tâm của huyện.

+ Có khoảng cách xa, gần khác nhau đến thị trường, đường quốc lộ và trung tâm huyện Sơn Động.

Trên cơ sở đó, đề tài chọn 3 xã đại diện theo các vùng sinh thái và kinh tế, cụ thể là các xã An Châu, Long Sơn, Vân Sơn,

+ Xã An Châu có diện tích đất: 1.809,00ha, sản phẩm sản xuất hàng hóa chủ yếu là chăn nuôi đại diện cho vùng trung tâm

+ Xã Long Sơn có diện tích đất: 6.502,73ha sản phẩm sản xuất hàng hóa chủ yếu là trông trọt đại diện cho vùng đồng bằng.

+ Xã Vân Sơn có diện tích đất: 3.744,28ha, sản phẩm sản xuất hàng hóa chủ yếu là mật ong đại diện cho vùng miền núi

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

Dựa trên những nguồn dữ liệu sẵn có để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Nguồn số liệu này có thể được thu thập từ các nguồn sau:

3.2.2.1. Dữ liệu thứ cấp

Các dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này cần thu thập, nguồn cung cấp và phương pháp thu thập được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 3.4. Nội dung thu thập thông tin thứ cấp Loại tài liệu

thứ cấp Nguồn cung cấp

Phương pháp thu thập 1. Đặc điểm cơ bản của

huyện (Đất, dân số lao động, cơ sở hạ tầng...)

Các phòng, ban của huyện (chi cục thống kê, phòng Nông nghiệp, UBND huyện..)

Tìm, xin copy, đọc, tóm tắt 2. Các VB chính sách về

PTSXNN hàng hóa.

Văn phòng các sở, ban, ngành của tỉnh, huyện; trang website…

Tìm, xin copy, đọc, tóm tắt 3. Các công trình nghiên

cứu có liên quan.

Các thư viện của trường ĐH, Viện nghiên cứu…

Tìm, xin copy, đọc, tóm tắt 4. Các báo cáo hàng năm

của Sở, huyện, ban, ngành

Các văn phòng của Sở, huyện… Tìm, xin copy, đọc, tóm tắt 5. Các sách, báo, tạp chí Tại thư viện, trang website Tìm, xin copy,

đọc, tóm tắt

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2016)

Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này đã được chú thích rõ trong phần “Tài liệu tham khảo”. Nguồn tài liệu này bao gồm:

- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet...

kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các nông hộ nông nghiệp nằm trong huyện … các số liệu này thu thập từ Cục Thống kê Tỉnh và các Sở, ban, ngành có liên quan. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.

Thu thập và tính toán từ những số liệu của các phòng, ban, ngành của huyện Sơn Động, các báo cáo chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các tài liệu do các cơ quan tỉnh, huyện Sơn Động cung cấp.

3.2.2.2. Dữ liệu sơ cấp

Gồm các dữ liệu về thực trạng sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở các đơn vị sản xuất trong huyện, các dữ liệu này được thu thập bằng các phương pháp sau:

+ Dùng phiếu điều tra kinh tế hộ nông dân: Công việc này được tiến hành sau khi đã lựa chọn được các hộ nông dân trong mỗi thôn xã. Cụ thể chúng tôi đã lựa chọn 90 hộ điều tra đại diện cho 3 vùng, mỗi vùng 01 xã với 30 hộ trên địa bàn huyện Sơn Động bao gồm các xã: An Châu, Long Sơn, Vân Sơn.

Ở mỗi xã đại diện chúng tôi chọn 30 hộ sản xuất nông nghiệp/01 xã theo các tiêu chí.

- Có sản xuất các nông sản hàng hóa chủ yếu của huyện - Có diện tích đất lớn

- Có điều kiện kinh tế khác nhau (giàu, trung bình, nghèo)

Mục đích của điều tra, kinh tế hộ nông dân là nhằm thu thập các thông tin số liệu về tình hình đời sống, sản xuất cũng như các vấn đề liên quan như chính sách, lao động, việc làm, khó khăn trong sản xuất... đặc biệt là mô hình và phương hướng phát triển sản xuất trong hiện tại và tương lai trong từng hộ nông dân ở điểm nghiên cứu. Thông qua phiếu điều tra.

Phiếu điều tra bao gồm những thông tin chủ yếu sau:

+ Điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân với bộ câu hỏi đã được chuẩn bị được tiến hành làm thử trước hết ở một số ít hộ, sau đó được chỉnh sửa cho hoàn chỉnh phù hợp với thực tế và cuối cùng là dùng để điều tra phỏng vấn toàn bộ các hộ nông dân được chọn. Số liệu thu thập được thông qua điều tra và được kiểm tra lại.

xuất, kinh doanh trong từng nhóm hộ, từng loại đất, loại cây trồng... xác định các yếu tố ảnh hưởng cũng như là cơ sở để đưa ra những giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả việc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của từng vùng sinh thái cũng như toàn huyện nghiên cứu.

Phỏng vấn sâu cán bộ quản lý sản xuất nông nghiệp xã, huyện 5 cán bộ/1 xã và 5 cán bộ huyện, số lượng là 20 cán bộ. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như thảo luận nhóm PRA, hội thảo và hội nghị giao ban.

3.2.3. Phương pháp xử lý, tổng hợp dữ liệu và phân tích thông tin 3.2.3.1. Tổng hợp, xử lý số liệu 3.2.3.1. Tổng hợp, xử lý số liệu

* Đối với số liệụ thứ cấp (số liệu đã công bố)

Sau khi được thu thập, toàn bộ những số liệu này được xử lý tính toán phản ánh thông qua bảng thống kê hoặc đồ thị thống kê dùng để so sánh, đối chiếu đánh giá và rút ra những kết luận cần thiết.

* Đối với số liệu sơ cấp

Toàn bộ số liệu thu thập được trên các phiếu điều tra đều được kiểm tra, bổ sung, chỉnh lý sau đó nhập vào bảng tính toán EXCEL trên máy vi tính xử lý, tổng hợp và phân tích thông tin số liệu vào những chỉ tiêu cụ thể nhằm đạt được mục đích nghiên cứu đề ra. Trong quá trình xử lý số liệu, phương pháp phân tổ thống kê được coi là phương pháp chủ đạo.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin a. Phương pháp thống kê mô tả

- Phương pháp thống kê mô tả được thực hiện thông qua việc sử dụng số bình quân, tần suất, số tối đa và tối thiểu. Phương pháp thống kê so sánh mức độ hiện tượng theo không gian và thời gian. Có kiểm định sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán cho từng dạng hộ nông dân theo các dạng nhóm phân tổ, có thể so sánh các vùng khác nhau, giữa các năm với nhau và giữa các dân tộc khác nhau, nhằm rút ra những ưu điểm, những hạn chế của các đối tượng, làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp triển phù hợp với các mô hình sản xuất của người nông dân trên từng vùng sinh thái.

b. Phương pháp so sánh

phương pháp này dùng để so sánh mức độ sản xuất nông nghiệp theo các nhóm hộ, các ngành. Đồng thời, phương pháp này còn được sử dụng so sánh các nhóm theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa ở những mô hình kinh tế trong các vùng.

chỉ áp dụng đối với các chỉ tiêu và các đối tượng so sánh có ý nghĩa nhằm phát hiện những nét đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nông dân. Đồng thời phương pháp này được sử dụng chủ yếu là so sánh kinh tế hộ nông dân theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá ở những mô hình kinh tế trong các vùng ở các đồng bào dân tộc khác nhau.

c. Phương pháp phân tích ma trận SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức.. Sử dụng phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, ta tìm ra các giái pháp để phát huy những điểm mạnh, tranh thủ các cơ hội đồng thời khắc phục những điểm yếu, những thách thức từ điều kiện bên ngoài.

Sự kết hợp giữa các yếu tố được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.5. Ma trận phân tích SWOT

S: Điểm mạnh nhất W: Điểm yếu nhất

S1, S2, …. W1, W2….

Cơ hội (O lớn nhất)

SO: Kết hợp điểm mạnh với cơ hội

WO: Kết hợp điểm yếu với cơ hội

O1 O1S1 O1W1 O2 O2S2 O2W1 …. ….. … Thách thức (T lớn nhất) ST: Kết hợp điểm mạnh với thách thức WT: Kết hợp điểm yếu với thách thức T1 T1S2 T1W1 T2 T2S1 T2W2 …. …. …..

Nguồn: Thư viện Học viện mở (2016)

Khi ta kết hợp giữa điểm mạnh S1 và cơ hội O1 ta sẽ sử dụng những điểm mạnh để tranh thủ cơ hội, tạo gia giải pháp P1. Kết hợp giữa điểm yếu W1 và cơ

hội O1, ta sẽ chỉ ra được với những cơ hội nào ta có thể tranh thủ mà không ảnh bị ảnh hưởng bởi các điểm yếu đó. Sự kết hợp giữa điểm mạnh và thách thức là điều kiện để ta sử dụng những điểm mạnh để khắc phục những thách thức từ điều kiện bên ngoài. Khi kết hợp giữa điểm yếu và thách thức ta sẽ xây dựng các giải pháp vừa đối phó được với các thách thức bên ngoài, vừa khắc phục được những điểm yếu.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

* Các chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất nông nghiệp hàng hóa - Diện tích đất nông nghiệp toàn huyện, bình quân một hộ nông dân. - Tổng số và cơ cấu chất lượng lao động nông nghiệp toàn huyện, bình quân một hộ nông dân

- Số lượng cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa toàn huyện

- Diện tích đất nông nghiệp, diện tích tưới tiêu, diện tích trồng cây hàng năm, cây lâu năm…

- Các trang trại tập trung chăn nuôi gia súc, gia cầm… - Số lượng và giá trị các công trình cơ sở hạ tầng

- Số lượng văn bản chính sách của huyện về phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

* Các chỉ tiêu phản ánh kêt quả sản xuất nông nghiệp hàng hoá

- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. - Giá trị gia tăng toàn ngành nông nghiệp.

- Năng suất, sản lượng cây trồng, sản lượng nuôi trồng, khai thác, Sản lượng thịt hơi xuất chuồng…

- Thu nhập = Tổng thu - tổng chi. + Trong trồng trọt:

Giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích = sản lượng trên 1 đơn vị diện tích x đơn giá (giá thực tế)

Tổng chi trên 1 đơn vị diện tích: bao gồm chi phí mua giống cây, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, chi phí khác…

Tổng thu (tính cho 1 loại vật nuôi) = sản lượng hơi xuất chuống x đơn giá (giá thực tế)

Tổng chi bao gồm chi phí mua giống con, chi phí mua thức ăn, chi phí về thú y, chi phí chuồng trại, công lao động…

* Tỷ suất nông sản hàng hóa.

Để đo lường trình độ sản xuất và trao đổi hàng hóa có thể dùng chỉ tiêu “Tỷ suất nông sản hàng hóa”. Tỷ suất nông sản hàng hóa là tỷ lệ phần trăm giữa tổng lượng nông sản hàng hóa với tổng lượng sản phẩm sản xuất ra.

Công thức 1:

Tỷ suất nông sản hàng hoá = Tổng lượng nông sản hàng hoá x 100% Tổng lượng nông sản SX trong kỳ

Tỷ suất nông sản hàng hóa cũng là chỉ tiêu đánh giá về mặt chất lượng trình độ chuyên môn hóa và trình độ huy động nông sản cho xã hội. Tỷ suất hàng hóa tính riêng cho mọi sản phẩm chuyên môn hóa, do đó ở mẫu số và tử số chỉ tính thuần túy cho một loại sản phẩm.

Để tính tốc độ phát triển sản xuất, tăng tổng sản lượng và sản lượng hàng hóa nông sản, người ta dùng chỉ tiêu giá trị sản phẩm hàng hoá gia tăng.

Công thức 2:

Giá trị SP hàng hoá gia tăng = Giá trị SP hàng hoá gia tăng Giá trị tổng sản phẩm (Tổng VA. Trên thực tế, đôi khi ta có một khối lượng sản phẩm hàng hoá nhưng không tiêu thụ được vì sản phẩm chất lượng quá kém, sản phẩm không sạch, có thừa dư lượng hoá chất độc hại, hoặc vì giá thành sản xuất quá cao, bán ra thua lỗ nhiều, hoặc vì không có thị trường tiêu thụ ổn định.

Công thức 3: Tỷ suất giá trị hàng hoá được tiêu thụ

SP HH và giá trị SP HH được tiêu thụ SP HH và giá trị SP hàng hoá nói chung Thông thường, các địa phương, xí nghiệp sau một vụ sản xuất thường có nhiều sản phẩm dư thừa và coi đó là địa phương mình có sản phẩm hàng hoá

nhưng không có địa bàn tiêu thụ hoặc tiêu thụ bị động, kém hiệu quả. * Mức tăng, giảm tỷ suất nông sản hàng hóa qua các năm.

* Nhóm chỉ tiêu thể hiện tác động phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa đến phát triển kinh tế - xã hội.

- Tốc độ tăng trưởng

- Hiệu quả kinh tế một số cây, con

- Mức tăng, giảm thu nhập bình quân 1 đầu người. - Mức tăng, giảm số hộ nghèo.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA CỦA HUYỆN SƠN ĐỘNG CỦA HUYỆN SƠN ĐỘNG

4.1.1. Thực trạng sản xuất sản phẩm hàng hóa ngành trồng trọt 4.1.1.1. Cây hàng năm 4.1.1.1. Cây hàng năm

a. Diện tích và cơ cấu diện tích cây trồng

Trồng trọt vẫn là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên, trồng trọt lại chịu tác động lớn nhất của thời tiết, do vây, từ năm 2014 đến nay, tốc độ tăng trưởng của trồng trọt không đều và có xu hướng giảm dần. Từ năm 2014 đến năm 2016, giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng bình quân khoảng 4%/năm, do thời tiết diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và sản lượng cây trồng.

Từ năm 2014 đến 2016, cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần diện tích các loại cây có giá trị kinh tế như rau các loại, ngô và một số cây lấy bột khác, giảm dần diện tích gieo trồng các loại cây có giá trị kinh tế thấp như khoai lang, sắn…

Đồng thời với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng thì việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống được thực hiện ngày càng rộng rãi và dần trở thành tập quán sản xuất.

Đến nay ở Sơn Động diện tích lúa xuân muộn và mà sớm được gieo cấy chiếm khoảng 80%, đã xuất hiện một số mô hình sản xuất trái vụ đem lại hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 53)