Phương pháp xử lý, tổng hợp dữ liệu và phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 56 - 58)

3.2.3.1. Tổng hợp, xử lý số liệu

* Đối với số liệụ thứ cấp (số liệu đã công bố)

Sau khi được thu thập, toàn bộ những số liệu này được xử lý tính toán phản ánh thông qua bảng thống kê hoặc đồ thị thống kê dùng để so sánh, đối chiếu đánh giá và rút ra những kết luận cần thiết.

* Đối với số liệu sơ cấp

Toàn bộ số liệu thu thập được trên các phiếu điều tra đều được kiểm tra, bổ sung, chỉnh lý sau đó nhập vào bảng tính toán EXCEL trên máy vi tính xử lý, tổng hợp và phân tích thông tin số liệu vào những chỉ tiêu cụ thể nhằm đạt được mục đích nghiên cứu đề ra. Trong quá trình xử lý số liệu, phương pháp phân tổ thống kê được coi là phương pháp chủ đạo.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin a. Phương pháp thống kê mô tả

- Phương pháp thống kê mô tả được thực hiện thông qua việc sử dụng số bình quân, tần suất, số tối đa và tối thiểu. Phương pháp thống kê so sánh mức độ hiện tượng theo không gian và thời gian. Có kiểm định sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán cho từng dạng hộ nông dân theo các dạng nhóm phân tổ, có thể so sánh các vùng khác nhau, giữa các năm với nhau và giữa các dân tộc khác nhau, nhằm rút ra những ưu điểm, những hạn chế của các đối tượng, làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp triển phù hợp với các mô hình sản xuất của người nông dân trên từng vùng sinh thái.

b. Phương pháp so sánh

phương pháp này dùng để so sánh mức độ sản xuất nông nghiệp theo các nhóm hộ, các ngành. Đồng thời, phương pháp này còn được sử dụng so sánh các nhóm theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa ở những mô hình kinh tế trong các vùng.

chỉ áp dụng đối với các chỉ tiêu và các đối tượng so sánh có ý nghĩa nhằm phát hiện những nét đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nông dân. Đồng thời phương pháp này được sử dụng chủ yếu là so sánh kinh tế hộ nông dân theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá ở những mô hình kinh tế trong các vùng ở các đồng bào dân tộc khác nhau.

c. Phương pháp phân tích ma trận SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức.. Sử dụng phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, ta tìm ra các giái pháp để phát huy những điểm mạnh, tranh thủ các cơ hội đồng thời khắc phục những điểm yếu, những thách thức từ điều kiện bên ngoài.

Sự kết hợp giữa các yếu tố được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.5. Ma trận phân tích SWOT

S: Điểm mạnh nhất W: Điểm yếu nhất

S1, S2, …. W1, W2….

Cơ hội (O lớn nhất)

SO: Kết hợp điểm mạnh với cơ hội

WO: Kết hợp điểm yếu với cơ hội

O1 O1S1 O1W1 O2 O2S2 O2W1 …. ….. … Thách thức (T lớn nhất) ST: Kết hợp điểm mạnh với thách thức WT: Kết hợp điểm yếu với thách thức T1 T1S2 T1W1 T2 T2S1 T2W2 …. …. …..

Nguồn: Thư viện Học viện mở (2016)

Khi ta kết hợp giữa điểm mạnh S1 và cơ hội O1 ta sẽ sử dụng những điểm mạnh để tranh thủ cơ hội, tạo gia giải pháp P1. Kết hợp giữa điểm yếu W1 và cơ

hội O1, ta sẽ chỉ ra được với những cơ hội nào ta có thể tranh thủ mà không ảnh bị ảnh hưởng bởi các điểm yếu đó. Sự kết hợp giữa điểm mạnh và thách thức là điều kiện để ta sử dụng những điểm mạnh để khắc phục những thách thức từ điều kiện bên ngoài. Khi kết hợp giữa điểm yếu và thách thức ta sẽ xây dựng các giải pháp vừa đối phó được với các thách thức bên ngoài, vừa khắc phục được những điểm yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 56 - 58)