Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở một số nước trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 37 - 41)

trên thế giới

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa nói riêng, các nước trên thế giới đã có nhiều kinh

nghiệm để học tập. Đề tài không có điều kiện nêu được tất cả các kinh nghiệm thế giới, chỉ đề cập kinh nghiệm một số nước sau:

a. Mỹ

Mỹ là nước có nền nông nghiệp công nghiệp hoá cao nhất thế giới. Sản xuất nông nghiệp Mỹ hàng năm và từng thời kỳ đều xuất phát từ nhu cầu thị trường nông sản trong nước và thế giới. Nhưng Nhà nước không thả nổi nền nông nghiệp trên thị trường tự do, mà luôn có sự can thiệp nhằm điều tiết sự tăng trưởng sản xuất nông sản đúng hướng và có hiệu quả thông qua chương trình phát triển nông nghiệp hỗ trợ kinh tế trang trại và các chính sách trợ cấp nông nghiệp sản xuất hàng hoá.

Một trong những nguyên nhân đảm bảo cho nền nông nghiệp Mỹ phát triển ổn định và liên tục là do chính quyền Mỹ đã sớm xuất hiện và kiên trì thực hiện chính sách trợ cấp nông sản. Luật về mua bán nông sản nhằm can thiệp và bảo hộ nông sản ở Mỹ được đề ra năm 1929 (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006).

b. Trung Quốc

Là nước đông dân nhất thế giới gần 1,4 tỷ dân, nhưng gần 80% dân số Trung Quốc vẫn ở khu vực nông thôn. Trung Quốc rất coi trọng phát triển sản xuất lương thực, trong suốt quá trình điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp, sản xuất lương thực luôn được tập trung mọi nguồn lực để đạt tăng trưởng ổn định. Để đạt được mục tiêu đó, Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp chủ yếu như: Xây dựng vùng lương thực hàng hoá trọng điểm, điều chỉnh hợp lý lợi ích giữa khu vực sản xuất lương thực và khu vực nhận lương thực. Các địa phương căn cứ vào khu vực điều kiện cụ thể của mình mà đảm bảo sản xuất lương thực tăng trưởng vững chắc và điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý, phát triển lâm nghiệp, thuỷ sản cũng như các hoạt động chế biến và dịch vụ khác, tích cực mở mang phát triển cây nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Qua gần 20 năm cải cách nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa và phát triển bền vững, Trung Quốc đã thu được những bài học kinh nghiệm cả về lý luận và thực tiễn. Đó là: Bảo đảm đầy đủ quyền tự chủ, phát huy tính tích cực của nông dân; phát triển nhiều loại hình sở hữu kinh tế, trong đó công hữu là chủ thể, thực hiện sở hữu tập thể đối với ruộng đất kinh doanh khoán gia đình, tách quyền sử dụng với quyền sở hữu; cải cách theo hướng thị trường, tạo ra sức sống mới cho kinh tế nông thôn; xây dựng địa vị chủ

thể của trang trại trong kinh doanh tự chủ của các nông hộ, khuyến khích nông dân phát triển sản xuất hàng hóa hướng về thị trường; tôn trọng tinh thần sáng tạo của nông dân, thúc đẩy sự nghiệp cải cách, khoán chế độ trách nhiệm đến hộ gia đình và phát triển các xí nghiệp hương trấn; kiên trì đường lối căn bản “từ quần chúng mà ra, đi vào quần chúng"; coi trọng cao độ nông nghiệp, kết hợp cải cách nông thôn và cải cách thành thị... (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006).

c. Đài Loan

Là một hòn đảo có diện tích nhỏ hơn diện tích của Việt Nam, dân số trên 20 mươi triệu người, tài nguyên hầu như không có gì, đất đai cằn cỗi, khí hậu và thời tiết không thuận lợi.

Vào những năm đầu của thập kỷ 80, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 50 USD, 92% dân số trên đảo lúc đó là nông dân.

Từ đó chính sách an sinh được coi là quốc sách, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách ruộng đất làm cho người cày có ruộng, cùng với việc chia ruộng đất cho nông dân, Nhà nước còn ban hành một loạt chính sách khuyến khích nông dân, trong đó nhiều chính sách cho đến nay vẫn còn có hiệu lực như: Nhà nước thu mua lương thực, bù lỗ cho sản xuất gạo, miễn thuế cho những gia đình nghèo có thu nhập dưới 2.500USD/năm. Tổ chức nông hội với nhiệm vụ bảo hộ quyền lợi của công dân bằng các hình thức khác nhau (bảo hiểm y tế, bảo lãnh cho hội viên vay tiền của ngân hàng với lãi suất ưu đãi, giao dịch bán lúa của hội viên cho Nhà nước và mua vật tư cho hội viên).

Để giảm mức bù lỗ cho xuất khẩu gạo, chính phủ khuyến khích nông dân giảm trồng lúa, tập trung vào các loại rau quả có giá trị như: Vải, nho, chuối,… có năng suất và hiệu quả cao, khuyến khích trồng hoa và cây cảnh xuất khẩu. Đất đai ngày càng đắt khiến nông dân ngày càng phải chuyển hướng sang canh tác các loại cây có giá trị kinh tế cao, tương xứng với giá trị đất tăng lên, bằng không thà bán đất cho doanh nghiệp lấy tiền chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ còn hơn làm nông nghiệp (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006).

d. Thái Lan

Là nước láng giềng trong khu vực Châu Á, Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách để đưa Thái Lan từ một nước lạc hậu có thu nhập thấp lên một nước phát triển thu nhập của người dân ngày một tăng cao được mệnh danh là “con rồng Châu Á”.

Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò các cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo đảm rủi ro cho nông dân. Đối với các sản phẩm nông sản, Nhà nước tăng cường sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản bằng việc tăng khả năng tổ chức và tiếp thị thị trường. Phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái. Giải quyết tốt những mâu thuẫn về tư tưởng trong nông dân có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác. Về xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hóa nông thôn với các dự án thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006).

e. Ấn Độ

Nông nghiệp Ấn Độ phát triển từ khá sớm. Ấn Độ đông dân đứng thứ hai trên thế giới, không những cung cấp đủ lương thực cho người dân và lại còn xuất khẩu gạo. Ấn Độ đầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp rất mạnh như: Các lĩnh vực nghiên cứu về lúa, chế biến bảo quản nông sản nghiên cứu về các loại rau đậu, công nghệ sinh học nông nghiệp…khoảng cách nông nghiệp giữa Ấn Độ và Việt Nam không phải là quá xa, điều kiện tự nhiên của Việt Nam cũng thuận lợi hơn Ấn Độ nhưng cái mà Việt Nam chưa làm được là đào tạo nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực về khoa học nông nghiệp của Ấn Độ có trình độ cao, tầm quốc tế rất dồi dào. Vì vậy, Việt Nam có thể học hỏi Ấn Độ về chính sách phát triển khoa học, đặc biệt là hệ thống đào tạo (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006).

g. Nhật Bản

Cũng xuất phát đi lên từ sản xuất manh mún và nhỏ lẻ, Nhật Bản là nước đầu tiên thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, trong quá trình chyển dịch cơ cấu kinh tế của mình Nhật Bản đã thực hiện chuyển hàng chục triệu lao động nông nghiệp sang hoạt động ngành công nghiệp và dịch vụ. Cho đến những năm 1990 Nhật bản chỉ còn 6,3% dân số làm nông nghiệp.

Để tạo cơ sở thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng và phát huy tác dụng máy móc, thiết bị và hóa chất cho quá trình cơ giới hóa và hóa học hóa nông nghiệp, tạo ra năng suất lao động cao trong nông nghiệp, Nhật Bản đã chú trọng phát triển, xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, hệ thống năng lượng và thông tin liên lạc hoàn chỉnh, phân bổ các ngành công nghiệp chế biến dùng nguyên liệu nông nghiệp (như tơ tằm, dệt may...), các ngành cơ khí, hóa chất trên địa bàn nông thôn toàn quốc. Tạo việc làm cho lao động nông thôn, ngăn chặn làn sóng lao động rời bỏ nông thôn ra thành thị. Chính phủ Nhật Bản thường xuyên có chính sách trợ giá nông sản cho các vùng nông nghiệp mũi nhọn (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006).

h. Một số bài học từ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở một số nước Asean

* Ở các nước ASEAN, thị trường các loại sản phẩm nông nghiệp được hình thành trên cơ sở cạnh tranh tự do, do quy luật cung cầu quyết định. Mục tiêu chiến lược của chính sách giá nông nghiệp của Chính phủ các nước này là:

- Khuyến khích người sản xuất, đảm bảo giá nơi sản xuất có lợi cho người sản xuất và giá bán lẻ thấp có lợi cho người tiêu dùng.

- Ổn định giá cả thị trường trong nước, kìm hãm mức giá trong nước thấp hơn so với giá thị trường thế giới, khuyến khích xuất khẩu.

- Hạn chế ảnh hưởng của sự biến động giá trên thị trường thế giới đối với giá cả thị trường nội địa.

* Ở các nước ASEAN, lúa gạo là sản phẩm nông nghiệp quan trọng nhất. Vì vậy, ổn định giá gạo được coi là yếu tố quan trọng nhất để ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và là cơ sở để ổn định về chính trị. Chính sách giá lúa gạo là nhân tố trung tâm trong chính sách giá cả ở các nước ASIAN (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 37 - 41)