Giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuât nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 99)

bàn huyện Sơn Động

4.4.3.1. Tăng cường huy động vốn đầu tư

Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư như trên cần phải có hệ thống các biện pháp huy động vốn một cách tích cực, tập trung vào các nguồn vốn chủ yếu để có thể huy động được vốn đầu tư. Huy động các nguồn vốn đầu tư là một trong những giải pháp quan trọng có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Theo tính toán sơ bộ để đảm bảo được mức tăng trưởng bình quân của nền kinh tế như mức quy hoạch đã đề ra, nhu cầu vốn đầu tư cần khoảng 7.660,305 tỷ đồng thời kỳ 2015- 2017 và 13.048,278 tỷ đồng thời kỳ 2017 - 2020.

Bảng 4.18. Tổng nhu cầu vốn đầu tư huyện Sơn Động đến 2020

ĐV 2015 - 2017 2017 - 2020

Tổng nhu cầu Tỷ đồng 7.660.305 13.048.278

1/ Nông lâm thuỷ sản Tỷ đồng 893.276 933.667

% so với tổng nhu cầu % 11,7 7,2

2/ Công nghiệp, xây dựng Tỷ đồng 4.346.902 7.996.820

% so với tổng nhu cầu % 56,7 61,3

3/ Thương mại dịch vụ Tỷ đồng 2.420.127 4.117.791

% so với tổng nhu cầu % 31,6 31,5

Nguồn: UBND huyện (2015)

Đến năm 2020 cơ cấu đầu tư được chuyển đổi theo hướng đầu tư có hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm tạo tiềm lực cho phát triển lâu dài và tạo các khâu đột phá cho các ngành kinh tế trong huyện. Đầu tư cho nông lâm thuỷ sản chiếm

khoảng 7% tổng nguồn vốn, trong đó chủ yếu là đầu tư cho phát triển chè chất lượng cao, chăn nuôi gia súc - gia cầm quy mô công nghiệp theo hướng an toàn dịch bệnh, phát triển: cây ăn quả, cây nguyên liệu giấy, thuỷ sản....

Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư trên cần phải có hệ thống các biện pháp huy động vốn một cách tích cực, tập trung vào các nguồn vốn chủ yếu sau: Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước (bao gồm cả vốn ODA., trong đó cả từ ngân sách Trung ương và ngân sách Tỉnh dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội. Dự kiến vốn đầu tư từ ngân sách sẽ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu vốn đầu tư; Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và dân đóng góp chiếm khoảng 15-20% cơ cấu vốn đầu tư; Vốn tín dụng và liên doanh, liên kết với các địa phương ngoài Huyện (kể cả đầu tư nước ngoài): dự kiến đáp ứng khoảng 45% tổng nhu cầu vốn đầu tư; các nguồn đóng góp khác của nhân dân, tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện.

Để nâng cao nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cần tăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế Huyện, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển. Kêu gọi Trung ương và tỉnh đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, cung cấp điện...

Thực hiện cải cách hành chính, tạo thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư và có các biện pháp khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp bỏ vốn vào xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào công nghiệp, dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm, nhất là ở các vùng nông thôn bằng cách tạo thuận lợi trong việc đăng ký kinh doanh, giao đất, cho thuê đất, thuê mặt bằng, miễn giảm thuế và tiền thuê đất, tiền sử dụng đất...

Đối với các dự án xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng như kiên cố hoá kênh mương, bê tông hoá đường giao thông nông thôn... phải cân đối và lồng ghép các nguồn vốn được Trung ương để lại (thuế nông nghiệp, thuế tài

nguyên, thu cấp quyền sử dụng đất...), vốn huy động bằng tiền nhân công trong

dân và vốn vay, cần tính đến hiệu quả đầu tư và khả năng hoàn trả.

4.4.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đẩy mạnh đào tạo và có các chính sách đãi ngộ để thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật cho các ngành của huyện. Tăng cường bồi dưỡng cán bộ quản lý các doanh nghiệp, sắp xếp lại và nâng cao trình độ cán bộ quản lý nhà nước.

Mở rộng dạy nghề, truyền nghề bằng nhiều hình thức thích hợp, có chính sách khuyến khích hỗ trợ học nghề cho lực lượng lao động. Tổ chức tốt các hình thức xúc tiến, hỗ trợ và giới thiệu việc làm.

Cần có chính sách khuyến khích và thu hút người có tài, ưu tiên nhiều cho người thực sự có tài và lao động kỹ thuật từ các vùng khác đến công tác và làm việc lâu dài trên địa bàn huyện, đồng thời đẩy nhanh tốc độ đào tạo nguồn nhân lực bằng cách gửi đi đào tạo, liên kết đào tạo.

Có chính sách đào tạo lao động và đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của địa phương trong từng giai đoạn.

Có chính sách đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp đủ sức tiếp cận tiến bộ mới về khoa học quản lý, về công nghệ mới, biết dự báo và tiếp cận với thị trường để chủ động hội nhập vào tiến trình toàn cầu hoá.

4.4.3.3. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ

Có các biện pháp gắn phát triển khoa học công nghệ với sản xuất, ứng dụng nhanh các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất và các lĩnh vực khác như: quản lý, điều hành... không nhập các thiết bị có công nghệ lạc hậu cũng như thiết bị gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Cần đẩy mạnh ứng dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chịu bệnh tốt, phù hợp điều kiện tự nhiên của huyện. Đẩy mạnh sản xuất thức ăn gia súc và công tác thú y, bảo vệ thực vật để nâng cao hiệu quả sản xuất nông lâm thuỷ sản. Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong các khâu chế biến nông sản và các ngành công nghiệp chế tác khác. Có các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư đưa các công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất.

Tăng cường năng lực của hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ khác ở nông thôn; xây dựng các vùng sản xuất nông sản an toàn, công nghệ cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, có hiệu quả cao trong lĩnh vực nông lâm thuỷ sản.

4.4.3.4. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của CNH, HĐH nền kinh tế. Do đó, để thực hiện định hướng này cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Áp dụng rộng rãi các biện pháp kỹ thuật (điện khí hóa, cơ giới hóa, thủy lợi hóa, sinh học hóa.; các biện pháp tổ chức sản xuất, dịch vụ phải được phối hợp trong các hình thức sản xuất, kinh doanh

Phát triển mạnh công nghiệp trên địa bàn nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến nhằm mở rộng thị trường đầu ra cho sản xuất nông nghiệp.

Tiếp tục củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, trước hết cần mở rộng mạng lưới đường sá, nối các vùng nông thôn với trung tâm huyện, thành phố tạo điều kiện cung ứng hàng hóa về nông thôn và tiêu thụ nông sản.

Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại như hỗ trợ về vốn, đất đai, kỹ thuật... góp phần khắc phục nhiều hạn chế của kinh tế nông hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa.

Khuyến khích hình thành các HTX hoạt động cung ứng dịch vụ nông nghiệp, đào tạo cán bộ cho HTX, xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể hướng dẫn thành lập các HTX với nhiều loại hình và nhiều quy mô.

* Hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Trước hết cần hoàn thiện chương trình NTM tại các xã điểm và sau đó là toàn huyện. Cần có các giải pháp đồng bộ thực hiện quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Tập trung các nguồn lực xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông đường trục xã liên xã đường trục thôn xóm đường trục chính nội đồng.

Hệ thống thủy lợi cần được kiên cố hóa đáp ứng được sản xuất và dân sinh. Ổn định hệ thống điện đảm bảo an toàn và phục vụ được nhu cầu sản xuất của người dân. Khuyến khích tạo điều kiện hình thành tổ hợp tác hoặc HTX hoạt động hiệu quả nhằm tạo việc làm nâng cao chất lượng nông sản và tăng thu nhập cho xã viên.

Bên cạnh đó cần phát triển hệ thống ASXH như: GD- ĐT hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe nhà văn hóa nguồn nước hợp vệ sinh hệ thống thu gom và xử lý rác thải... nhằm nâng cao trình độ dân trí đời sống tinh thần đảm bảo điều kiện sinh hoạt hàng ngày để người dân yên tâm sản xuất làm giàu trên mảnh đất quê hương.

4.4.3.5. Giải pháp phát triển về thị trường

Đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, bao bì, hạ giá thành nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.

Tích cực phát triển thị trường mới, nhất là thị trường nông thôn nhằm thực hiện tốt tiêu thụ nông sản và tạo điều kiện phát triển sản xuất công nghệ, tiểu thủ công nghiệp, kích thích sức mua của dân, nhất là vùng nông thôn.

Phổ biến kịp thời các thông tin về cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và dịch vụ nông nghiệp. Thực hiện tích cực công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, khuyến nông khuyến lâm, tìm kiếm, mở rộng thị thị trường tiêu thụ, phát triển các tổ chức dịch vụ thăm dò, nghiên cứu, giới thiệu và bán hàng.

Phát triển và mở rộng thị trường du lịch để thu hút khách, bao gồm cả thị trường trong nước và ngoài nước, đối với thị trường trong nước chú trọng thị trường Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn và các huyện trong Tỉnh.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, khuyến khích tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh ký kết hợp đồng sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong nước và từng bước xuất khẩu.

Xây dựng mạng lưới đại lý, các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm rộng khắp, đa dạng loại hình quy mô, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia, tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò của hệ thống thương mại quốc doanh.

4.4.3.6. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Giảm dần tỷ trọng thuần nông phát triển công nghiệp dịch vụ nhằm dần dần đô thị hóa nông thôn tăng năng suất lao động tăng thu nhập và nâng cao đời sống dân cư nông thôn.

Đưa vào sản xuất những giống cây trồng cho năng suất chất lượng cao giảm dần độc canh lúa tăng dần tỷ trọng cây công nghiệp rau quả cây đặc sản để sản xuất ra nhiều nông sản hàng hóa có giá trị cao.

Chăn nuôi gia súc gia cầm có giá trị phục vụ tiêu dùng với chất lượng cao và xuất khẩu giảm tỷ trọng đàn lợn tăng tỷ trọng đàn trâu bò và gia cầm.

Cải tạo mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản chú trọng công tác cung ứng giống nhằm phát triển các loài thủy sản có giá trị cao như: chép lai trê lai tôm rô phi đơn tính...

4.4.3.7. Hoàn thiện cơ chế thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn

Các ngành các cấp cần có các chính sách hỗ trợ kịp thời nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nông dân. Người nông dân không có điều kiện áp dụng kỹ thuật mới do đó cần có các chính sách hỗ trợ về kỹ thuật (gieo trồng chăm sóc thu hoạch...) và hướng dẫn họ thực hiện những biện pháp này.

Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ hình thức hộ gia đình là chủ yếu. Vì vậy để giúp họ đầu tư theo quy mô lớn cần có các chính sách hỗ trợ dưới nhiều hình thức đầu tư như xây dựng hệ thống điện đường sá thủy lợi...để tạo điều kiện phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp có nhiều rủi ro cao do phụ thuộc vào các yếu tố khách quan đặc biệt là thời tiết. Mặt khác sư thay đổi về cung - cầu sản phẩm nông nghiệp thường làm cho giá cả có sự biến động lớn. Do đó cần có các chính sách bảo hộ và trợ giúp về giá cả tạo sự ổn định cho sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra cần thực hiện có hiệu quả các chính sách khác như: chính sách ruộng đất chính sách về thuế sử dụng đất nông nghiệp chính sách thu hút đầu tư chính sách phát triển công nghiệp dịch vụ và ngành nghề nông thôn.

Các trang trại, hộ nông dân cũng như các hợp tác xã cần mở rộng liên kết hợp tác theo hướng đa dạng hoá gắn với chuyên môn hoá, tập trung hoá, thường xuyên nắm bắt, cập nhật các thông tin liên quan cũng như mạnh dạn ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất và dịch vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên đây là một số giải pháp, từng giải pháp có nội dung cụ thể của nó, song có mối liên kết hữu cơ, cần được thực hiện một cách đồng bộ và tính toán cụ thể các bước thực hiện.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Nghiên cứu đề tài "Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn

huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang", tác giả có các kết luận sau:

1. Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa là một trong các nội dung của tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện theo hướng nâng cao giá trị gia tăng ngành nông nghiệp nên rất cần thiết. Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên phạm vi huyện gồm các nội dung chủ yếu là: Xác định sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, xác định và nâng cao tỷ suất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa của từng ngành, đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp hàng hóa các hộ nông dân và đánh giá tác động phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

2. Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa của huyện Sơn Động, kết quả cho thấy: các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa của huyện Sơn Động là lúa, ngô, rau, đậu, lợn, trâu, bò, gà đồi, mật ong. Ngành trồng trọt vẫn là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của huyện, trong đó chủ yếu là diện tích gieo trồng cây lương thực chiếm 83% tổng diện tích gieo trồng, diện tích trồng lúa chiếm 72% tổng diện tích gieo trồng. Về chăn nuôi, sản lượng chăn nuôi gia súc, gia cầm có tốc độ tăng bình quân qua các năm trên 20%/năm.

Trong ngành trồng trọt, tỷ suất nông sản hàng hóa bình quân ở cả ba loại cây trồng (cây lương thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp) là 64,62%, trong đó cây thực phẩm có tỷ suất nông sản hàng hóa cao nhất, 68,8%. Và phần % thu nhập của hộ do ngành trồng trọt tạo ra là 56%. Trong ngành chăn nuôi, tỷ suất nông sản hàng hóa trong chăn nuôi gia cầm là 67%, trong chăn nuôi gia súc là 61%. Và phần % thu nhập của hộ do ngành chăn nuôi tạo ra là 43%. Toàn huyện Sơn Động có 102 trang trại với mức thu nhập bình quân của mỗi trang trại mỗi năm là 75,2 triệu đồng/năm. Tỷ suất giá trị sản phẩm hàng hóa bình quân ở một trang trại là 95,33%. Tuy nhiên, nông sản phẩm từ các trang trại bán ra trên thị trường chủ yếu là các sản phẩm thô (84,1%) và mức độ sơ chế là 15,9%.

Như vậy, hiện nay sản xuất nông nghiệp của huyện Sơn Động vẫn đang diễn ra một cách nhỏ lẻ và manh mún nên giá trị sản xuất của mỗi ngành và giá trị sản xuất hàng hóa chưa cao. Nguyên nhân của thực trạng này là do sản xuất nông nghiệp của huyện còn chưa tập trung phát triển các vùng chuyên canh, chưa

thực hiện tốt công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp, hộ nông dân chưa mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 99)