Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 28 - 37)

2.1.5.1. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên

Do đặc điểm đồi núi dốc chiếm phần lớn diện tích tự nhiên, địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi, sông suối. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện chiếm tỷ trọng nhỏ nằm phân tán, địa hình cao thấp bậc thang khó khăn để phát triển những cánh đồng hoặc vùng sản xuất lớn tập trung quy mô lớn. Sản phẩm nông sản hàng hóa của huyện chưa đủ đáp ứng nhu cầu về sản lượng cho thị trường tiêu thụ trong và ngoài Tỉnh. Người nông dân còn dè dặt, chưa mạnh dạn

trong việc phát triển, đầu tư vào vùng sản xuất nông nghiệp tập trung (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, 2016).

Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, thâm canh tăng năng suất cho cây trồng, vật nuôi đã được quan tâm nhưng còn nhiều hạn chế.

Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất tại những vùng sản xuất tập trung còn hạn chế, đặc biệt là hệ thống tưới tiêu…

Do sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn vào điều kiện tự nhiên, vì vậy nhân tố này có ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Mỗi vùng có một số điều kiện thuận lợi để phát triển một số sản phẩm hàng hoá nông nghiệp, tạo thế so sánh với các vùng khác của huyện. Đây là cơ sở tự nhiên để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung trong huyện (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, 2016).

Đối tượng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chủ yếu là các cây trồng, vật nuôi có quá trình sinh trưởng và phát triển theo quy luật tự nhiên, trải rộng trên một phạm vi không gian rộng lớn. Cho nên các yếu tố tự nhiên như: đất, nước, khí hậu, địa hình, thời tiết…tác động rất lớn, nó có thể thúc đẩy ức chế sự phát triển sinh trưởng của các cây trồng con gia súc (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, 2016).

Đánh giá đúng đặc điểm tự nhiên, xác định được các con cây trồng, vật nuôi có lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối để lựa chon phát triển thích hợp với từng địa phương là vấn đề có ý nghĩa rất to lớn (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, 2016).

Trong nông nghiệp hàng hóa đối tượng của sản xuất là những cây trồng và vật nuôi. Nó là những cơ thể sống, phát triển theo quy luật sinh học nhất định, rất nhạy cảm với những yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết - khí hậu đều tác động trực tiếp đến phát triển của cây trồng, vật nuôi, đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Trong quá trình sản xuất, người lao động phải nghiên cứu rất cụ thể đặc tính sinh học của các loại cây trồng, vật nuôi liên quan đến điều kiện tự nhiên, nơi định bố trí sản xuất loại cây trồng, vật nuôi đó để bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng tự nhiên cụ thể mới đưa lại hiệu quả. Chính vì vậy, đối với phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đòi hỏi phải nghiên cứu tạo ra những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng địa phương. Mặt khác, sự khác

biệt về điều kiện tự nhiên giữa các vùng lãnh thổ đã hình thành nên các vùng cây con đặc sản có lợi thế cạnh tranh rất cao. Đây cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển nền nông nghiệp hàng hóa cần phải nghiên cứu để tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa (Vũ Văn Nâm, 2009).

2.1.5.2. Tổ chức sản xuất

Tổ chức sản xuất có tác động rất lớn đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa nhất là yếu tố đa dạng hoá, tập trung hoá và chuyên môn hoá sản xuất. Đa dạng hoá sản xuất nhằm khai thác sử dụng các nguồn lực của nông nghiệp và hạn chế những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp (Vũ Văn Nâm, 2009).

Sản xuất tập trung để hình thành các vùng sản xuất nông sản tập trung với khối lượng sản phẩm lớn, tạo điều kiện hình thành các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hoặc hình thành các tụ điểm thu gom, buôn bán giảm bớt chi phí trong khâu lưu thông tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi ích trong khâu lưu thông phân phối. Chuyên môn hoá sản xuất nhằm nâng cao trình độ tay nghề, kinh nghiệm sản xuất cho người lao động, để tăng năng suất, chất lượng tạo ra nhiều sản phẩm ngày càng có chất lượng cao đáp ứng đòi hỏi người tiêu dùng (Vũ Văn Nâm, 2009).

Tổ chức sản xuất theo hướng tập trung hoá phải kết hợp chặt chẽ chuyên môn hoá nhằm vừa tạo ra khối lượng sản phẩm, vừa tạo ra chất lượng của sản phẩm tốt nâng cao hiệu quả, tăng thế cạnh tranh của sản phẩm, có vậy mới đáp ứng yêu cầu của thị trường (Vũ Văn Nâm, 2009).

Để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung hoá kết hợp với chuyên môn hoá cần phát triển mạnh kinh tế trang trại. Bởi vì kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm (Vũ Văn Nâm, 2009).

2.1.5.3. Kỹ thuật và công nghệ

Kỹ thuật và công nghệ là yếu tố sản xuất quan trọng, nó quyết định sự thay đổi năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Những phát minh, sáng chế mới được ứng dụng trong sản xuất đã giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao động và tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã hội hiện đại (Vũ Văn Nâm, 2009).

Trong những năm thực hiện đổi mới kinh tế, nền nông nghiệp được tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học với thành tựu về gen và di truyền trong nông nghiệp đã áp dụng nhiều giống mới tạo ra bước phát triển nhảy vọt trong nông nghiệp. Công nghệ sinh học đã góp phần làm cho sản xuất nông nghiệp phù hợp hơn với môi trường, công nghiệp hoá học như phân khoáng, thuốc bảo vệ thực vật và thức ăn trong chăn nuôi góp phần thúc đẩy tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Những tiến bộ và công nghệ mới đó thực sự mang lại hiệu quả thiết thực tạo điều kiện thuận lợi cho việc thay đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu kinh tế nhiều vùng ở nước ta (Vũ Văn Nâm, 2009).

2.1.5.4. Thị trường

Thị trường có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hàng hoá nói chung và trong phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa nói riêng. Thị trường là điều kiện, là môi trường của sản xuất hàng hoá; nó thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng, khối lượng nông sản hàng hóa tiêu thụ trên thị trường, nó điều tiết (thúc đẩy hoặc hạn chế) quan hệ kinh tế của cả người quản lý, nhà sản xuất và người tiêu dùng thông qua tín hiệu giá cả thị trường. Chính cái "phong vũ biểu" giá cả thị trường sẽ cung cấp tín hiệu, thông tin nhanh nhạy để điều tiết hành vi kinh tế của các chủ thể kinh tế sao cho có lợi nhất. Thông qua sự vận động của giá cả, thị trường có tác dụng định hướng cho người sản xuất điều chỉnh quy mô sản xuất, thay đổi mặt hàng, thay đổi kỹ thuật sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Thị trường ngày càng phát triển góp phần làm cho nông nghiệp hàng hóa cũng ngày càng đa dạng, phong phú. Nó cũng lựa chọn, đòi hỏi cao về số lượng và chất lượng, phong phú về chủng loại nông sản hàng hóa. Nhân tố thị trường ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đây được xem xét trên 2 góc độ: Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra (Đặng Kim Sơn, 2010).

Thị trường đầu vào: Bao gồm đất đai, lao động, khoa học, công nghệ sản

xuất, vốn... trong đó đặc biệt là thị trường đất và lao động. Cũng như các hàng hoá khác, đất đai và lao động cũng trở thành hàng hoá.

- Trong nông nghiệp, đất đai tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm, nó vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động và là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế được; hiệu quả của sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng đất đai. Xác định rõ quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho một cá nhân hoặc một nhóm và như vậy nó tạo ra các chủ thể sản xuất thực sự làm chủ các tư liệu sản xuất, làm chủ trong sản xuất kinh doanh, từ đó

làm chủ đối với nông sản phẩm và tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Việc cho phép nông dân được quyền sử dụng đất sản xuất lâu dài thì nguồn tài nguyên đất đai mới sử dụng có hiệu quả, được bảo vệ và phát triển độ màu mỡ trong quá trình khai thác, phát huy hết khả năng kinh doanh nông nghiệp của mình. Mặt khác, quá trình mua - bán, luân chuyển, chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ dẫn đến đất đai vận động theo hướng tập trung, hình thành nên các trang trại, đồn điền, có quy mô sản xuất hàng hóa phù hợp, đem lại lợi nhuận cao. Người nông dân làm chủ sử dụng đất là điểm khởi đầu cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa (Đặng Kim Sơn, 2010).

- Cũng như đất đai, sức lao động là một trong hai yếu tố cơ bản cấu thành quá trình sản xuất và tái sản xuất nông nghiệp. Mở rộng thị trường lao động chính là môi trường tạo nên sự chuyển dịch người lao động từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ việc làm không hiệu quả sang việc làm có hiệu quả hơn, tạo điều kiện để phân bố sức lao động hợp lý, phù hợp với khả năng, trình độ của người lao động trong nông nghiệp. Chính sự phân công lao động và chuyên môn hóa lao động trong nông nghiệp là cơ sở và là điều kiện để hình thành và phát triển nông nghiệp hàng hóa (Đặng Kim Sơn, 2010). .

Mặt khác, thị trường lao động có được phát triển hay không, nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào một mặt là trình độ dân trí, khả năng lao động, kỹ năng nghề nghiệp, tính chất cần cù, thông minh. Trên trực tế, trình độ của người sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp hàng hóa phải cao hơn người sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế tự nhiên, biểu hiện họ là những người dám kinh doanh làm giàu cho mình và cho xã hội. Họ dám bỏ sức lực và tiền của vào sản xuất cái gì có khả năng nhất, có hiệu quả nhất. Để thực hiện điều đó, đòi hỏi người sản xuất cần phải có những kiến thức cơ bản về khoa học - công nghệ, về quản trị kinh doanh, biết tiếp cận và nghiên cứu thị trường, nhận biết nhu cầu của thị trường, từ đó biết lựa chọn những cây nào được người tiêu dùng đánh giá cao và có sức mua lớn (Đặng Kim Sơn, 2010).

Một mặt khác là sản xuất có được mở rộng hay không? có được chuyển đổi từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá hay không? điều này lại phụ thuộc vào thị trường đầu vào, phụ thuộc vào trình độ phát triển của khoa học công nghệ sản xuất, trình độ khoa học kỹ thuật và cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ sử dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật sản xuất. Theo Đặng Kim Sơn (2010), tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp được biểu hiện những nội dung cơ bản sau:

- Ứng dụng tiến bộ công nghệ sinh học vào sản xuất.

- Hoàn thiện hệ thống quy trình kỹ thuật sản xuất, quy trình công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm.

- Tiến bộ kỹ thuật trong việc sử dụng cải tạo đất, sử dụng nguồn nước phục vụ nông nghiệp, nông thôn và bảo vệ môi trường.

- Tiến bộ kỹ thuật trong việc sử dụng các phương tiện hóa học như phân bón, thuốc bảo vệ cây trồng vật nuôi, thuốc kích thích tăng trưởng, vật liệu hóa học xây dựng...

- Những tiến bộ liên quan đến người lao động nông nghiệp bao gồm: Trình độ văn hóa, trình độ quản lý, kỹ năng, kỹ xảo, trình độ lành nghề, trình độ tiếp thị...

- Tiến bộ kỹ thuật trong việc trang bị và sử dụng các phương tiện cơ khí như: Máy công tác hay là công cụ lao động nói chung; hệ thống các công trình thủy lợi; các yếu tố thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất như đường sá, phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, nhà xưởng, kho bãi...

Các nhân tố nêu trên được coi là hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, chính là "giá đỡ vật chất", là bộ xương sống của sản xuất, là nhân tố trực tiếp làm thay đổi trạng thái của sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông sản. Ngày nay ở các nước kinh tế phát triển, khoa học- công nghệ đang được ứng dụng rộng rãi và nó đã ảnh hưởng, tác động rất lớn đến trình độ, quy mô phát triển nông nghiệp hàng hóa.

Trong nền sản xuất hàng hóa, vốn là một trong những yếu tố quan trọng để tiến hành sản xuất kinh doanh. Vốn ở đây được xét theo nghĩa hẹp, nó được biểu hiện một lượng tiền mặt nào đó, nó có thể biến thành một nguồn lực cần thiết để tiến hành sản xuất kinh doanh. Thực tế cho thấy, tốc độ và quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hóa tùy thuộc vào mức thu nhập và khả năng tích lũy vốn của các đơn vị, các chủ thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp cũng như sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước ở cả hai khía cạnh tỷ trọng vốn đầu tư và chính sách đầu tư. Do đó, vốn và việc sử dụng vốn có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển nông nghiệp hàng hóa. Đối với doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hoặc hộ nông dân, muốn nâng cao trình độ sản xuất hàng hóa thì không những cần có lượng vốn đầu tư đủ lớn mà quan trọng là cần phải biết cách nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn. Nhưng trên thực tế cả hai vấn đề này các chủ thể sản xuất kinh doanh trong

nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn; hộ nông dân là những người có ít vốn đầu tư và trình độ sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý thấp. Do vậy, muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa đòi hỏi phải có sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước thông qua hệ thống tài chính, tín dụng và các hình thức huy động vốn khác. Có như vậy mới tạo ra sự đột phá để đẩy nhanh sự phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa (Đặng Kim Sơn, 2010).

Thị trường đầu ra: Việc xây dựng thị trường đầu ra cho sản xuất nông

nghiệp hàng hóa là cơ sở để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Trong nền sản xuất hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra là nhằm để bán và trao đổi trên thị trường. Do vậy, điều kiện cơ bản để các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh của mình là phải xác định được thị trường đầu ra, tìm kiếm được khách hàng và lựa chọn được phương thức tiêu thụ sản phẩm. Thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp rất đa dạng và phong phú, đó có thể là các doanh nghiệp công nghiệp (các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản), các doanh nghiệp thương mại (các nhà bán buôn, bán lẻ, các đại lý...) và những người tiêu dùng, nông lâm sản thông qua các chợ nông thôn các đại lý tiêu thụ, các cơ sở chế biến công nghiệp tiêu thụ ở thị trường nước ngoài thông qua các nhà xuất khẩu các hợp đồng kinh tế, khả năng khai thác và mở rộng thị trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp là nhân tố hết sức quan trọng quyết định quy mô và trình độ phát triển nông nghiệp hàng hóa (Lê Thị Mỹ Thúy, 2014).

Thông qua thị trường các chủ thể kinh tế mua bán các yếu tố điều kiện của sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, mua được các hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ. Điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 28 - 37)