Thực trạng sản xuất sản phẩm hàng hóa ngành trồng trọt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 61)

4.1.1.1. Cây hàng năm

a. Diện tích và cơ cấu diện tích cây trồng

Trồng trọt vẫn là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên, trồng trọt lại chịu tác động lớn nhất của thời tiết, do vây, từ năm 2014 đến nay, tốc độ tăng trưởng của trồng trọt không đều và có xu hướng giảm dần. Từ năm 2014 đến năm 2016, giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng bình quân khoảng 4%/năm, do thời tiết diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và sản lượng cây trồng.

Từ năm 2014 đến 2016, cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần diện tích các loại cây có giá trị kinh tế như rau các loại, ngô và một số cây lấy bột khác, giảm dần diện tích gieo trồng các loại cây có giá trị kinh tế thấp như khoai lang, sắn…

Đồng thời với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng thì việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống được thực hiện ngày càng rộng rãi và dần trở thành tập quán sản xuất.

Đến nay ở Sơn Động diện tích lúa xuân muộn và mà sớm được gieo cấy chiếm khoảng 80%, đã xuất hiện một số mô hình sản xuất trái vụ đem lại hiệu quả cao. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, về biện pháp thâm canh, về bảo quản và tiêu thụ nông sản sau thu hoạch… được áp dụng đã nâng cao hiệu quả và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp.

Đã hình thành và ổn định tập quán sản xuát 3 vụ/năm trên diện tích canh tác cây hàng năm; bước đầu xuất hiện vùng sản xuất hàng hóa với một số cây trồng có thị trường tiêu thụ như rau, hoa, cây ăn quả, cây dược liệu, cây làm thức ăn gia súc…Nhiều mô hình trang trại chuyên canh và sản xuất kinh doanh tổng hợp được hình thành và phát triển. Kết quả trồng trọt cụ thể đạt được như sau:

Bảng 4.1. Cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm huyện Sơn Động giai đoạn 2014 – 2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

BQ DT (ha) Cơ cấu (%) DT (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 15/14 16/15 Tổng diện tích gieo trồng 8.063 100 8.084 100 8.211 100 100,26 101,57 100,91 I. Cây lương thực có hạt 6.024 74,71 5.949 73,59 5.941 72,35 98,75 99,87 99,31 1. Lúa 4.517 56,02 4.504 55,71 4.540 55,29 99,71 100,80 100,25 2. Ngô 1.507 18,69 1.445 17,87 1.401 17,06 95,89 96,96 96,42

II. Cây chất bột lấy củ 897 11,12 1.011 12,51 1.018 12,40 112,71 100,69 106,53

1. Khoai lang 516 6,40 517 6,40 527 6,42 100,19 101,93 101,06

2. Sắn 313 3,88 373 4,61 382 4,65 119,17 102,41 110,47

3. Cây chất bột khác 68 0,84 121 1,50 109 1,33 177,94 90,08 126,61

III. Rau đậu các loại 638 7,91 609 7,53 692 8,43 95,45 113,63 104,15

1. Rau các loại 489 6,06 449 5,55 509 6,20 91,82 113,36 102,02

2. Đậu các loại 149 1,85 160 1,98 183 2,23 107,38 114,38 110,82

IV. Cây c/nghiệp hàng năm 504 6,25 515 6,37 560 6,82 102,18 108,74 105,41

1. Đỗ tương 150 1,86 156 1,93 170 2,07 104,00 108,97 106,46

2. Lạc 343 4,25 344 4,26 378 4,60 100,29 109,88 104,98

3. Vừng 0,00 0,00 0,00

4. Mía 11 0,14 15 0,19 12 0,15 136,36 80,00 104,45

b. Sản xuất sản phẩm hàng hóa

Nhóm cây lượng thực có hạt (lúa, ngô)

Là nhóm cây trồng chủ lực trên diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện. Từ năm 2014 đến nay, diện tích gieo trồng cây lương thực của huyện có xu hướng giảm dần, nguyên nhân do một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng để phát triển các ngành kinh tế khác, một phần do chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhờ áp dụng có hiệu quả các biện pháp kỹ thuật trong thâm canh nên mặc dù diện tích gieo trồng giảm nhưng năng suất, sản lượng cây lương thực của huyện có xu hướng tăng. Sản lượng lương thực tăng, vừa đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, dành một phần phục vụ chăn nuôi và bước đầu có hàng hóa phục vụ nhu cầu của các địa phương khác. Kết quả đạt được như sau:

Bảng 4.2. Diện tích, năng suất và sản lượng cây lương thực huyện Sơn Động giai đoạn 2014 – 2016

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh

15/14 16/15 BQ (%)

I. Cây lúa

1. Diện tích ha 99,71 100,8 100,25 101,09 99,45 100,27 2. Năng suất tạ/ha 105,49 103,68 104,58 98,28 100,87 99,57 3. Sản lượng tấn 105,19 104,5 104,85 99,34 100,33 99,84 4. Giá trị sản xuất tr.đồng 116,22 106,29 111,14 91,46 104,56 97,79 5. Giá trị sx h.hóa % 113,33 123,92 118,51 109,34 95,63 102,26 6. Tỷ suất hàng hóa % 97,51 116,59 106,63 119,56 91,46 104,57 II. Cây ngô

1. Diện tích ha 95,89 96,96 96,42 101,12 99,44 100,28 2. Năng suất tạ/ha 105,79 121,67 113,45 115,01 93,25 103,56 3. Sản lượng tấn 101,44 117,97 109,39 116,30 92,73 103,84 4. Giá trị sản xuất tr.đồng 114,57 133,07 123,48 116,15 92,79 103,82 5. Giá trị sx h.hóa % 109,87 119,25 114,47 108,54 95,99 102,07 6. Tỷ suất hàng hóa % 95,90 89,61 92,70 93,45 103,45 98,32 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Sơn Động (2014, 2015, 2016)

- Cây lúa: Diện tích gieo cấy 2016 đạt khoảng 4.540 ha. Do tích cực áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật canh tác và đặc biệt do chuyển đổi cơ cấu mùa vụ từ chính vụ sang gieo cấy trà xuân muộn, mùa sớm nên năng suất lúa đã tăng từ 41,52 tạ/ha năm 2014 lên 43,8 tạ/ha năm 2015, năm 2016 đạt 45,41 tạ/ha. Nhờ vậy, sản lượng lúa tăng chủ yếu là do năng suất tăng. Giá trị sản xuất năm 2016 đạt 85.362,15 triệu đồng (cao gấp 1,23 lần năm 2014).

Đối với sản xuất lúa gạo ở huyện Sơn Động, sản phẩm làm ra chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của bản thân hộ, tỷ suất giá trị sản phẩm hàng hóa ở mức thấp, dao động trong khoảng từ 10 - 16% trong giai đoạn 2014 - 2016.

- Cây ngô: Sản xuất thâm canh ngô là thế mạnh của Sơn Động, nhất là

trồng ngô vụ đông. Đến nay 100% diện tích ngô của huyện được gieo trồng bằng các giống ngô lai, chủ yếu là lai đơn, lai 3 cho năng suất cao. Nhờ vậy, mặc dù diện tích trồng ngô không tăng nhưng sản lượng ngô cả năm của huyện Sơn Động tăng lên một cách đáng kể, từ 4.686,77 tấn năm 2014 lên 5.608,20 tấn năm 2016. Giá trị sản phẩm hàng hóa năm 2016 đạt 20.715,20 triệu đồng (tăng 23,48% so với năm 2014). Đối với sản xuất ngô, sản phẩm làm ra một phần các hộ dùng làm thức ăn chăn nuôi, khoảng một nửa còn lại được bán trên thị trường. Tỷ suất giá trị sản phẩm hàng hóa năm 2016 đạt 60,14%.

* Nhóm cây thực phẩm (rau, đậu các loại)

Trong những năm gần đây, Sơn Động cũng là một trong những huyện sản xuất rau với khối lượng sản phẩm lớn của tỉnh Bắc Giang, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân địa phương và người dân ở địa phương khác. Do thị trường tiêu thụ lớn, mặt khác cây rau là loại cây trồng đem lại thu nhập khá cao và thường xuyên so với các loại cây khác nên được nông dân huyện Sơn Động chú trọng phát triển. Từ năm 2014, huyện Sơn Động quan tâm đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau, nhất là quản lý dịch hại tổng hợp trên rau (IPM) và hướng sản xuất rau theo hướng an toàn. Nhờ đó, năng suất và chất lượng rau ngày càng được nâng cao. Năng suất rau năm 2016 đạt 166,8 tạ/ha, cao gấp 1,36 lần năm 2014. Nhờ đó, sản lượng rau tăng lên đáng kể, đạt 17.544,8 tấn năm 2016. Có thể nói, rau là cây trồng có hiệu quả kinh tế, phù hợp với cơ cấy: Lúa xuân muộn – Lúa mùa sớm – cây rau vụ đông. Nhiều diện tích cho thu nhập trên 50 triệu đồng và trên 100 triệu đồng/ha. Tổng giá trị sản xuất rau các loại năm 2016 đạt 70.179,20 triệu đồng (tăng 1,71 lần so với năm 2014), tỷ suất giá trị sản phẩm hàng hóa những năm qua dao động khoảng trên dưới 70%.

Bảng 4.3. Diện tích, năng suất và sản lượng cây thực phẩm huyện Sơn Động giai đoạn 2014 – 2016

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 TĐPTBQ (% năm) I. Rau thương phẩm 1. Diện tích ha 1.115,90 1.271,50 1.052,10 97,10 2. Sản lượng tấn 13.691 14.494 17.544,80 113,20 3. Giá trị sản xuất tr.đồng 41.073,01 50.729,12 70.179,20 130,72 4. Giá trị SX h.hóa tr.đồng 24.713,63 36.763,39 55.371,38 149,68 5. Tỷ suất h.hóa % 60,17 72,47 78,90 114,51 II. Đậu các loại

1. Diện tích ha 534 541 701 114,57

2. Sản lượng tấn 2.403 2.721,23 6.035,61 158,48 3. Giá trị sản xuất tr.đồng 13.216,50 16.327,38 36.213,66 165,53 4. Giá trị SX h.hóa tr.đồng 7.721,07 9.814,39 22.108,44 169,22 5. Tỷ suất h.hóa % 58,42 60,11 61,05 102,23 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Sơn Động (2014, 2015, 2016)

Đối với đậu các loại, diện tích bình quân đạt 592 ha/năm, năng suất tăng nhờ đầu tư thâm canh, nhưng diện tích gieo trồng có xu hướng giảm do nhu cầu thị trường giảm. Giá trị sản xuất năm 2016 đạt 36.213,66 triệu đồng (tăng 2,74 lần so với năm 2014). Tỷ suất giá trị sản phẩm hàng hóa đạt mức trung bình khoảng từ 50 - 60% qua các năm.

* Nhóm cây công nghiệp hàng năm (đậu tương, lạc).

Là nhóm cây trồng có khối lượng và giá trị sản phẩm hàng hóa lớn, có thị trường tiêu thụ. Đây là nhóm cây có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ và có khả năng phát triển theo hướng thâm canh tăng năng suất, kết quả cụ thể của từng loại cây như sau:

+ Cây đậu tương: Là cây công nghiệp được phát triển khá và được trồng chủ yếu trong vụ đông. Nhờ thâm canh tăng năng suất và tăng cường sử dụng giống tốt nên năng suất cao hơn qua các năm.

+ Cây lạc: Nhờ tăng cường đưa giống mới vào sản xuất như SĐ, LD2, sen lai, L14, L15… và thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật trong thâm canh nên năng

suất, sản lượng tăng khá, đặc biệt là lạc gieo trồng vụ đông. Năm 2016, diện tích đạt 347 ha, năng suất đạt 10,8 tạ/ha, sản lượng đạt 375,7 tấn.

Bảng 4.4. Diện tích, năng suất và sản lượng cây công nghiệp hàng năm huyện Sơn Động giai đoạn 2014 – 2016

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

So sánh 15/14 16/15 BQ (%)

I. Cây lúa

1. Diện tích ha 266 214,3 140,2 80,56 65,42 72,60 2. Năng suất tạ/ha 12 12,3 12,6 102,50 102,44 102,47 3. Sản lượng tấn 326 263 176,9 80,67 67,26 73,66 4. Giá trị sản xuất tr.đồng 1.630 1.446,50 1.061,40 88,74 73,38 80,69 5. Giá trị h.hóa % 882,48 833,47 615,71 94,45 73,87 83,53 6. Tỷ suất hàng hóa % 54,14 57,62 58,01 106,43 100,68 103,51 II. Cây ngô

1. Diện tích ha 331 277,7 347 83,90 124,95 102,39

2. Năng suất tạ/ha 10 9,9 10,8

99,00 109,09 103,92 3. Sản lượng tấn 341 275 375,7 80,65 136,62 104,96 4. Giá trị sản xuất tr.đồng 2.728 2.337,50 3.381,30 85,69 144,65 111,33 5. Giá trị h.hóa % 1.828,85 1.638,82 2.450,77 89,61 149,54 15,76 6. Tỷ suất hàng hóa % 67,04 70,11 72,48 104,58 103,38 103,98 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Sơn Động (2014, 2015, 2016) 4.1.2. Thực trạng phát triển sản phẩm hàng hóa ngành chăn nuôi

4.1.2.1. Số đầu gia súc và sản lượng sản phẩm

Những năm gần đây, chăn nuôi trên địa bàn huyện phát triển khá mạnh cả về số lượng và chất lượng, đây là một trong những hướng mũi nhọn mà huyện Sơn Động đã xác định nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. Từ năm 2014 đến năm 2016, huyện đã triển khai nhiều dự án về cải tạo và phát triển đàn lợn, bò thịt và dê, thực hiện hỗ trợ giá giống lợn ngoại, hỗ trợ 100% chi phí thụ tinh nhân tạo từ bò thịt, hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua dê… Kết quả giai đoạn 2014 – 2016, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng bình quân 12 %/năm. Số

lượng gia súc, gia cầm tăng khá, đàn lợn tăng bình quân 2,01 %/năm, đàn gia cầm tăng 25 %/năm, đàn bò tăng 18 %/năm. Riêng đàn trâu giảm 6,5 %/năm do việc áp dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất tăng lên, nhu cầu về sức kéo giảm. Tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nội bộ ngành tăng chậm từ 22% năm 2014 lên 23,8% năm 2016. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, thức ăn, thú y và các phương thức chăn nuôi mới được ứng dụng vào sản xuất. Chất lượng đàn gia súc, gia cầm được nâng lên. Nhiều giống gia súc, gia cầm mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất trên địa bàn huyện. Đã hình thành nhiều trang trại chăn nuôi lợn thịt hướng nạc, gia cầm, thủy cầm… với quy mô khá lớn. Phương thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp đang được mở rộng, vừa giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, vừa đem lại hiệu quả cao cho người sản xuất.

Bảng 4.5. Số đầu con và sản lượng sản phẩm chăn nuôi chủ yếu

TT Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 TĐPTBQ (%/năm)

I Số lượng gia súc, gia cầm

1 Tổng đàn trâu Con 15.116 15.587 13.017 92,80

2 Tổng đàn bò Con 3.600 5.078 4824 115,76

3 Tổng đàn lợn Con 48.288 54.020 51.951 103,72

4 Tổng đàn gia cầm Con 250.000 508.237 505.961 142,26 II Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu

1 Thịt trâu hơi Tấn 204 171 190 96,51

2 Thịt bò hơi Tấn 196 214 250 112,94

3 Thịt lợn hơi Tấn 1600 3.696 4.250 162,98

4 Thịt gia cầm Tấn 387 433 493 112,87

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Sơn Động (2014,2015, 2016)

* Chăn nuôi lợn

Chăn nuôi lợn là thế mạnh truyền thống của Sơn Động. Từ năm 2014, trên địa bàn huyện đã triển khai một số dự án cải tạo giống và phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc, sản xuất giống và chăn nuôi lợn ngoại bước đầu thu được kết quả tốt, đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi công nghiệp với quy mô hàng trăm nái có thu nhập cao. Tổng đàn lợn năm 2016 đã đạt 51.951con (tăng 7,6 % so với năm 2014). Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tăng mạnh, giai đoạn 2014 – 2016 có

tốc độ tăng bình quân 28,5 %/năm, năm 2016 đạt 4.250 tấn, tăng gấp 2,7 lần so với năm 2014. Mỗi năm Sơn Động đã cung cấp vài nghìn tấn thịt lợn cho các thị trường lân cận.

* Chăn nuôi trâu, bò

Những năm gần đây, đàn trâu trên địa bàn huyện có xu hướng giảm dần do tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất tăng, nhu cầu sức kéo giảm và hiệu quả chăn nuôi trâu không cao. Năm 2015, toàn huyện có 13.017 con, bình quân giai đoạn 2014 – 2016 tổng đàn trâu giảm 6,5%. Sản lượng thịt trâu xuất chuồng năm 2016 đạt 190 tấn, tăng bình quân 10,82% giai đoạn 2014 – 2016.

Đàn bò cũng được xác định là một trong các con vật nuôi chủ lực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đàn bò đã phát triển ở hầu hết các xã. Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng tăng bình quân 15,72%/năm, năm 2016 đạt 250 tấn, tăng gấp 1,27 lần so với năm 2014.

* Chăn nuôi gia cầm

Chăn nuôi gia cầm của huyện nhìn chung phát triển khá. Thời gian qua, nhiều giống gia cầm mới cho năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi đã được nuôi thích nghi, chọn lọc, khảo nghiệm đưa vào sản xuất như: Thỏ, ngan Pháp, vịt siêu trứng; các giống gà thả vườn như Tam Hoàng, Lương Phượng… Năm 2016, tổng đàn gia cầm đạt 115.751 con. Nhờ thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh và khắc phục nên những năm gần đây chăn nuôi gia cầm phát triển tốt.

4.1.2.2. Sản xuất sản phẩm hàng hóa

Những năm gần đây, chăn nuôi trên địa bàn huyện phát triển khá mạnh cả về cả về số lượng và chất lượng, đây là một trong những hướng mũi nhọn mà huyện Sơn Động đã xác định nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. Từ năm 2014 đến năm 2016, huyện đã triển khai nhiều dự án về cải tạo và phát triển đàn lợn, bò thịt và dê, thực hiện hỗ trợ giá giống lợn ngoại, hỗ trợ 100% chi phí thụ tinh nhân tạo từ bò thịt, hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua dê…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 61)