Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 73 - 77)

4.2.2.1. Ngành trồng trọt

Bảng 4.9. Diện tích gieo trồng, sản lượng một số cây trồng chủ yếu (BQ/hộ điều tra)

Diễn giải ĐVT Chung Xã An Các xã điều tra Châu

Long Sơn Vân Sơn Xã

1. Diện tích gieo trồng ha - Lúa ha 1,07 1,08 0,88 1,25 - Ngô ha 0,34 0,36 0,28 0,39 - Rau thương phẩm ha 0,27 0,27 0,25 0,29 - Đậu tương ha 0,046 0,06 0,04 0,04 - Lạc ha 0,076 0,08 0,05 0,10 2. Sản lượng Tấn - - - - - Lúa Tấn 4,67 4,47 3,85 5,70 - Ngô Tấn 1,20 1,12 0,93 1,55 - Rau thương phẩm Tấn 3,64 3,26 2,83 4,85 - Đậu tương Tấn 0,06 0,08 0,05 0,05 - Lạc Tấn 0,076 0,08 0,05 0,10

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

trên diện tích gieo trồng cây hàng năm của 03 xã điều tra và của huyện nói chung. Từ năm 2014 đến nay, diện tích gieo trồng cây lương thực của huyện có xu hướng giảm dần, nguyên nhân do một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng để phát triển các ngành kinh tế khác, một phần do chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhờ áp dụng có hiệu quả các biện pháp kỹ thuật trong thâm canh nên mặc dù diện tích gieo trồng giảm nhưng năng suất, sản lượng cây lương thực của huyện có xu hướng tăng. Sản lượng lương thực tăng, vừa đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, dành một phần phục vụ chăn nuôi và bước đầu có hàng hóa phục vụ nhu cầu của các địa phương khác, cụ thể:

- Cây lúa: Diện tích gieo cấy của bình quân trên 1 hộ điều tra năm 2016

đạt khoảng 1,08ha. Do tích cực áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật canh tác và đặc biệt do chuyển đổi cơ cấu mùa vụ từ chính vụ sang gieo cấy trà xuân muộn, mùa sớm nên năng suất lúa đã tăng cao. Nhờ vậy, sản lượng lúa tăng chủ yếu là do năng suất tăng. Giá trị sản xuất trên toàn huyện năm 2016 đạt 85.362,15 triệu đồng (cao gấp 1,23 lần năm 2014).

Đối với sản xuất lúa gạo ở huyện Sơn Động, sản phẩm làm ra chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của bản thân hộ, tỷ suất giá trị sản phẩm hàng hóa ở mức thấp, dao động trong khoảng từ 10 - 16% trong giai đoạn 2014 - 2016.

- Cây ngô: Sản xuất thâm canh ngô là thế mạnh của Sơn Động, nhất là

trồng ngô vụ đông. Đến nay 100% diện tích ngô của huyện được gieo trồng bằng các giống ngô lai, chủ yếu là lai đơn, lai 3 cho năng suất cao. Nhờ vậy, mặc dù diện tích trồng ngô không tăng nhưng sản lượng ngô cả năm của huyện Sơn Động tăng lên một cách đáng kể, từ 4.686,77 tấn năm 2014 lên 5.608,20 tấn năm 2016. Giá trị sản phẩm hàng hóa năm 2016 đạt 20.715,20 triệu đồng (tăng 23,48% so với năm 2014). Đối với sản xuất ngô, sản phẩm làm ra một phần các hộ dùng làm thức ăn chăn nuôi, khoảng một nửa còn lại được bán trên thị trường. Tỷ suất giá trị sản phẩm hàng hóa năm 2016 đạt 60.14%.

- Cây rau thương phẩm là loại cây trồng đem lại thu nhập khá cao và thường xuyên so với các loại cây khác nên được nông dân huyện Sơn Động chú trọng phát triển. Từ năm 2014, huyện Sơn Động quan tâm đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau, nhất là quản lý dịch hại tổng hợp trên rau (IPM) và hướng sản xuất rau theo hướng an toàn. Nhờ đó, năng suất và chất lượng rau ngày càng được nâng cao. Năng suất rau xã An Châu 3,26 tấn,

Xã Long Sơn 2,83 tấn và xã Vân Sơn đạt 4,85 tấn. Nhờ đó, sản lượng rau tăng lên đáng kể, đạt 17.544,8 tấn năm 2016.

+ Cây đậu tương: Là cây công nghiệp được phát triển khá và được trồng chủ yếu trong vụ đông. Nhờ thâm canh tăng năng suất và tăng cường sử dụng giống tốt nên năng suất cao hơn qua các năm.

+ Cây lạc: Nhờ tăng cường đưa giống mới vào sản xuất như SĐ, LD2, sen lai, L14, L15… và thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật trong thâm canh nên năng suất, sản lượng tăng khá, đặc biệt là lạc gieo trồng vụ đông. Năm 2016, diện tích đạt 347 ha, năng suất đạt 10,8 tạ/ha, sản lượng đạt 375,7 tấn.

4.2.2.2. Ngành chăn nuôi

Những năm gần đây, chăn nuôi trên địa bàn huyện phát triển khá mạnh cả về số lượng và chất lượng, đây là một trong những hướng mũi nhọn mà huyện Sơn Động đã xác định nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. Từ năm 2014 đến năm 2016, huyện đã triển khai nhiều dự án về cải tạo và phát triển đàn lợn, bò thịt và dê, thực hiện hỗ trợ giá giống lợn ngoại, hỗ trợ 100% chi phí thụ tinh nhân tạo từ bò thịt, hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua dê… Kết quả giai đoạn 2014 – 2016, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng bình quân 12 %/năm. Số lượng gia súc, gia cầm tăng khá, đàn lợn tăng bình quân 2,01 %/năm, đàn gia cầm tăng 25 %/năm, đàn bò tăng 18 %/năm. Riêng đàn trâu giảm 6,5 %/năm do việc áp dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất tăng lên, nhu cầu về sức kéo giảm. Tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nội bộ ngành tăng chậm từ 22% năm 2014 lên 23,8% năm 2016. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, thức ăn, thú y và các phương thức chăn nuôi mới được ứng dụng vào sản xuất. Chất lượng đàn gia súc, gia cầm được nâng lên. Nhiều giống gia súc, gia cầm mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất trên địa bàn huyện. Đã hình thành nhiều trang trại chăn nuôi lợn thịt hướng nạc, gia cầm, thủy cầm… với quy mô khá lớn. Phương thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp đang được mở rộng, vừa giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, vừa đem lại hiệu quả cao cho người sản xuất, cụ thể ngành chăn nuôi như sau:

* Chăn nuôi lợn

Chăn nuôi lợn là thế mạnh truyền thống của Sơn Động. Từ năm 2014, trên địa bàn huyện đã triển khai một số dự án cải tạo giống và phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc, sản xuất giống và chăn nuôi lợn ngoại bước đầu thu được kết quả tốt,

đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi công nghiệp với quy mô hàng trăm nái có thu nhập cao. Tổng đàn lợn năm 2016 đã đạt 36 con trên địa bàn 3 xã. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tăng mạnh, giai đoạn 2014 – 2016 có tốc độ tăng bình quân 28,5 %/năm, năm 2016 tăng gấp 2,7 lần so với năm 2014. Mỗi năm Sơn Động đã cung cấp vài nghìn tấn thịt lợn cho các thị trường lân cận.

Bảng 4.10. Số lượng gia súc, gia cầm và sản lượng sản phẩm ngành chăn nuôi (Bình quân/hộ điều tra)

Diễn giải ĐVT Chung

Các xã điều tra Xã An Châu Xã Long Sơn Xã Vân Sơn

1. SL gia súc gia cầm Con

- Trâu Con 2,28 2,17 1,92 2,77 - Bò Con 1,06 0,86 0,99 1,33 - Lợn Con 12,13 11,50 10,53 14,35 - Gia cầm Con 99,45 59,52 99,07 139,77 2. Sản lượng SP Tấn - - - - - Thịt trâu Tấn 0,04 0,05 0,03 0,05 - Thịt Bò Tấn 0,043 0,05 0,04 0,07 - Thịt Lợn Tấn 0,756 0,38 0,72 1,17 - Thịt gia cầm Tấn 0,103 0,09 0,08 0,14 - Trứng Quả 0,800 0,65 0,58 1,17 - Mật ong Lít 15,80 10,00 13,65 23,76 Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

* Chăn nuôi trâu, bò

Những năm gần đây, đàn trâu trên địa bàn huyện có xu hướng giảm dần do tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất tăng, nhu cầu sức kéo giảm và hiệu quả chăn nuôi trâu không cao. Năm 2015, toàn huyện có 13.017 con, bình quân giai đoạn 2014 – 2016 tổng đàn trâu giảm 6,5%. Sản lượng thịt trâu xuất chuồng năm 2016 đạt 190 tấn, tăng bình quân 10,82% giai đoạn 2014 – 2016.

Đàn bò cũng được xác định là một trong các con vật nuôi chủ lực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đàn bò đã phát triển ở hầu hết các xã. Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng tăng bình quân 15,72%/năm, năm 2016 đạt 250 tấn, tăng gấp 1,27 lần so với năm 2014.

* Chăn nuôi gia cầm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chăn nuôi gia cầm của huyện nhìn chung phát triển khá. Thời gian qua, nhiều giống gia cầm mới cho năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi đã được nuôi thích nghi, chọn lọc, khảo nghiệm đưa vào sản xuất như: Thỏ, ngan Pháp, vịt siêu trứng; các giống gà thả vườn như Tam Hoàng, Lương Phượng… Năm 2016, tổng đàn gia cầm đạt 115.751 con. Nhờ thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh và khắc phục nên những năm gần đây chăn nuôi gia cầm phát triển tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang (Trang 73 - 77)