Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách xã ở một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách xã ở huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 30 - 34)

2.2.1.1. Kinh nghiệm tại huyện Kiến Xương – tỉnh Thái Bình

Huyện Kiến Xương là huyện thuần nông nằm về phía Đông Nam của tỉnh Thái Bình, trong những năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách năm 2011-2015, công tác quản lý ngân sách xã được tổng kết, đánh giá có những chuyển biến tích cực tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội theo Nghị quyết Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010 - 2015.

Một số kết quả đạt được trong công tác quản lý NSX nói chung, quản lý chi NSX nói riêng, cụ thể như sau (Ủy ban nhân dân huyện Kiến Xương, 2016):

Dự toán chi NSX lập cơ bản theo đúng trình tự, nội dung dự toán đảm bảo đúng yêu cầu quy định, chất lượng công tác xây dựng dự toán ngày càng được nâng cao, về cơ bản đã xác định được các nhiệm vụ chi trong năm phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, phân cấp nhiệm vụ chi của tỉnh Thái Bình và tình hình thực tế của địa phương. Dự toán được lập trên cơ sở những căn cứ hợp lý dựa trên các chế độ, định mức quy định đảm bảo hoạt động của một cấp ngân sách trong thực thi nhiệm vụ, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Công tác quản lý chi ngân sách được tăng cường, việc quản lý điều hành chi NSX đã được chỉ đạo bám sát dự toán năm và các chương trình mục tiêu được HĐND xã phê duyệt, hướng việc điều hành chi ngân sách đảm bảo đúng chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức hiện hành của nhà nước, chi đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả. Chi thường xuyên cơ bản đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã, đáp ứng kịp thời nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương, đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm khác trên địa bàn. Các khoản chi đầu tư phát triển nhìn chung đã được các xã thực hiện theo đúng trình tự đầu tư XDCB, thủ tục thanh toán được kiểm soát chặt chẽ qua hệ thống KBNN huyện.

Công tác tổ chức kế toán chi NSX được triển khai và thực hiện theo đúng chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã hiện hành. Việc hạch toán, kế toán các nghiệp vụ phát sinh được thực hiện trên phần mềm kế toán, đảm bảo độ chính xác cao, cung cấp thông tin cho người quản lý đầy đủ, kịp thời, giảm thiểu khối lượng công việc cho người làm kế toán.

Quyết toán chi NSX được các xã, thị trấn thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN, Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm, lập báo cáo quyết toán hàng năm và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Báo cáo quyết toán phản ánh trung thực, khách quan tình hình thực hiện các nhiệm vụ chi NSX.

Công tác kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành dự toán chi ngân sách ngày càng được tăng cường, điều hành chi đảm bảo chặt chẽ về mặt thủ tục, chứng từ quyết toán, đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức hiện hành của nhà nước, đảm bảo chi đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, kịp thời ngăn chặn đẩy lùi tham ô, lãng phí tài sản NSNN. Đặc biệt là có sự tham gia hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

chỉ đạo quá trình lập, chấp hành và quyết toán chi NSX của các cơ quan quản lý nhà nước như: Tài chính, HĐND huyện, Thanh tra huyện...

HĐND xã đã nhận thức rõ quyền hạn, trách nhiệm của mình thông qua việc giám sát quản lý ngân sách trong quá trình triển khai lập dự toán, kiểm tra chấp hành dự toán và phê chuẩn quyết toán chi NSX. Hoạt động thẩm tra, giám sát được chú trọng, tăng cường hơn từ khi HĐND tỉnh triển khai Đề án thí điểm thành lập Ban công tác HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2011-2016.

Bên cạnh những mặt đạt được thì trong công tác quản lý chi NSX của huyện Kiến Xương vẫn còn tồn tại một số hạn chế như công tác công khai dự toán và quyết toán chưa được thực hiện đúng quy định, HĐND xã chưa thể hiện hết vai trò giám sát, kiểm tra của mình trong việc quyết định dự toán, quyết toán chi NSX. Ban kinh tế - xã hội của HĐND xã không thực hiện thẩm tra báo cáo phương án phân bổ dự toán, báo cáo quyết toán thu chi NSX của UBND xã để trình HĐND xã phê duyệt.

Việc xây dựng kế hoạch tại các xã, thị trấn chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu của huyện giao mà không nghiên cứu, đánh giá các điều kiện thực tế tại địa phương. Việc kiểm tra, thẩm định dự toán, quyết toán chi NSX của Phòng Tài chính - Kế hoạch chưa sâu do lực lượng mỏng, không thể nắm bắt hết thực tế của từng xã.

Việc kiểm tra, kiểm toán không thường xuyên, mới chỉ có tính chất trọng điểm. Việc xử lý sau kết luận thanh tra, kiểm toán thực hiện chưa được nghiêm, nhiều xã vẫn dây dưa và thực hiện chậm.

2.2.1.2. Kinh nghiệm tại huyện Gia Lộc, thành phố Hải Dương

Tại huyện Gia Lộc, thành phố Hải Dương, hàng năm trước khi UBND huyện giao dự toán, các cơ quan, đơn vị tham mưu xác định và quản lý nguồn thu NSX là tiền đề quan trọng để giúp cho địa phương đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi NSX (Vũ Xuân Hùng, 2015).

Trong điều hành chi ngân sách, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Gia Lộc đã chỉ đạo sát sao, chặt chẽ và các cơ quan, đơn vị chuyên môn tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và các xã, thị trấn chi bám sát dự toán, đảm bảo cân đối tích cực. Chi đầu tư phát triển được bảo đảm tiến độ thực hiện dự án, chi TX tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

HĐND, UBND huyện tích cực phối hợp với các ngành trong hệ thống thuộc ngành tài chính kiểm soát chặt chẽ các nội dung chi NSX, thực hiện tốt

chức năng, nhiệm vụ quản lý, điều hành trên địa bàn huyện. Đưa công nghệ thông tin vào việc hạch toán kế toán trên các phần mềm quản lý.

Ngoài ra, huyện Gia Lộc còn xây dựng nhiều giải pháp tăng cường công tác quản lý chi NSX trên lĩnh vực XDCB. Kiên quyết không phê duyệt công trình khi chưa rõ nguồn, công trình dàn trải, manh mún. Trong năm ngân sách, UBND huyện chỉ đạo thanh quyết toán nhanh gọn các công trình xây dựng chuyển tiếp. Chỉ đạo các xã công khai toàn bộ khoản thu, chi từ nguồn đóng góp của nhân dân. Công tác chi thường xuyên, từ huyện xuống xã, thị trấn phấn đấu chi tiêu tiết kiệm, mua sắm tài sản trang thiết bị làm việc đúng tiêu chuẩn, định mức...

2.2.1.3. Kinh nghiệm tại xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.

Trong những năm qua, các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý tài chính NSX và thu được những kết quả tích cực.

Công tác điều hành chi ngân sách đáp ứng được yêu cầu của cấp ủy, chính quyền; bảo đảm theo cơ chế phân cấp, đúng nguyên tắc, tiêu chuẩn và có hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì cũng còn nhiều nội dung hạn chế cần được khắc phục.

Trong điều hành chi NSX, UBND xã Quảng Yên quan tâm, chỉ đạo ưu tiên và bảo đảm chi lương cho đội ngũ cán bộ của xã và thôn xóm; chi cho an ninh trật tự; công tác quân sự; đại hội thể dục thể thao... Ngoài ra, thực hiện triệt để tiết kiệm chi (trong việc sử dụng điện nước, văn phòng phẩm, hội họp; sơ, tổng kết, những khoản chi chưa cấp bách). Chủ tịch UBND xã đã chỉ đạo và thực hiện các biện pháp cần thiết để tiết kiệm chi ngân sách, song không vì thế mà ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của xã. Việc tổ chức các hội nghị, có thể lồng ghép 2 đến 3 nội dung vào một hội nghị. Với cách làm này, từ đầu năm đến nay, xã đã giảm được hàng chục cuộc họp mà vẫn bảo đảm nội dung, lại tiết kiệm được cả phần trang trí, khánh tiết, thuê âm ly, loa đài.

Thu ngân sách là nhiệm vụ trọng tâm, vì có thu mới bảo đảm chi cho các hoạt động trên địa bàn. Để “giải bài toán” cân đối thu, chi ngân sách, lãnh đạo xã Quảng Yên quyết tâm phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách năm 2013, đáp ứng chi cho các hoạt động thường xuyên.

hiện, nhiệm vụ chi NSX phát sinh, những sai phạm trong quản lý chi NSX thường là nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện trong dân, do đó việc quản lý chi ngân sách được UBND xã quan tâm thực hiện, chấp hành dự toán, quyết toán chi NSX luôn được dân chủ, công khai, minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lãnh đạo, điều hành của cán bộ cấp xã, nhằm phát huy tốt nhất nội lực và sự đồng thuận của người dân vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương (Phạm Văn Hạnh, 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách xã ở huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)