2. Mua sắm, SD tài sản công đúng quy định 75 26 34,7 28 37,3 21 28,0 0,0 0 0
3. Chi đầu tư XDCB đồng bộ, tập trung 80 15 18,8 33 41,3 27 33,8 5 6,3 0 0
4. Công tác quản lý vốn đầu tư XDCB 80 20 25,0 30 37,5 22 27,5 8 10,0 0 0
5. Công tác giáo dục tuyên truyền 80 20 25,0 38 47,5 22 27,5 0,0 0 0
6. Chế độ khen thưởng 75 8 10,7 26 34,7 35 46,7 6 8,0 0 0
7. Công tác thanh tra, kiểm tra 80 18 22,5 27 33,8 20 25,0 15 18,8 0 0
8. Sự phối hợp trong công tác quản lý 80 30 37,5 26 32,5 15 18,8 9 11,3 0 0
9. Công tác công khai dự toán, quyết toán 80 10 12,5 29 36,3 30 37,5 11 13,8 0 0
10. Chất lượng công tác lập và giao dự toán 75 31 41,3 28 37,3 12 16,0 4 5,3 0 0
11. Chất lượng các công trình đầu tư 80 28 35,0 25 31,3 18 22,5 9 11,3 0 0
12. Xử lý vi phạm các quy định chi NSX 80 5 6,3 28 35,0 32 40,0 15 18,8 0 0
13. Ứng dụng tin học trong quản lý chi NSX 75 38 50,7 25 33,3 12 16,0 0,0 0 0
14. Tư vấn hỗ trợ đối tượng chi 80 20 25,0 38 47,5 20 25,0 2 2,5 0 0
15. Năng lực và ứng xử của cán bộ quản
lý 80 18 22,5 31 38,8 28 35,0 3 3,8 0 0
16. Đánh giá chung công tác chi NSX 80 26 32,5 30 37,5 18 22,5 6 7,5 0 0
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra
80
4.4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH 4.4.1. Định hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Hưng trong thời gian tới
4.4.1.1. Mục tiêu tổng quát
Phát huy truyền thống anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ đổi mới, Đảng bộ và nhân dân huyện Đông Hưng đoàn kết, kỷ cương, chủ động, sáng tạo xây dựng huyện Đông Hưng phát triển toàn diện, bền vững, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH tỉnh Thái Bình.
Đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế gắn với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh dịch vụ - thương mại, chú trọng đầu tư phát triển mạng lưới thương mại - dịch vụ để dần chuyển mô hình kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, tạo tiền đề cho phát triển mạnh dịch vụ và công nghiệp trong giai đoạn 2015-2020, giai đoạn 2021-2025. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng khung một cách đồng bộ theo hướng hiện đại hóa. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng ổn định và bền vững, tạo chuyển biến quan trọng về văn hóa - xã hội; nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng. Từng bước xây dựng huyện Đông Hưng trở thành đô thị mới, văn minh, hiện đại, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH của tỉnh và đất nước.
4.4.1.2. Nhiệm vụ trọng tâm
- Phát triển kinh tế theo hướng bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Huy động khai thác triệt để các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Coi trọng lĩnh vực phát triển nông nghiệp - nông thôn - nông dân.
- Tập trung thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; quản lý tài nguyên - môi trường và trật tự xây dựng.
- Phát triển văn hóa - xã hội hài hòa với phát triển kinh tế; đảm bảo an sinh xã hội, an ninh - quốc phòng.
- Xây dựng, hoàn thiện quy hoạch phát triển nông thôn, phát triển mô hình nông thôn mới, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, từng bước hiện đại, kinh tế phát triển, nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị được nâng cao; an
ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội có chuyển biến tích cực. - Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn theo quy hoạch, ưu tiên cải thiện hệ thống đường giao thông, điện nông thôn, hệ thống tưới tiêu, thoát nước thải, cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nâng cấp các chợ, xây dựng các khu chăn nuôi quy mô lớn và sản xuất tiểu thủ công nghiệp có ô nhiễm tách khỏi khu dân cư, quy hoạch và quản lý nghĩa trang. Quan tâm xây dựng trường học, trạm y tế; tăng cường đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở, đồng thời tăng cường chỉnh trang hạ tầng nông thôn.
- Tập trung đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật để phát triển sản xuất, dịch vụ. Nhân rộng các mô hình hiệu quả, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, ngành nghề để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động, có chính sách hỗ trợ để tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả của các HTX nông nghiệp theo Luật hợp tác xã; phát triển các HTX ngành nghề, dịch vụ, các hội nghề nghiệp ở nông thôn, nhân rộng mô hình các HTX tiên tiến, hoạt động hiệu quả. Có các giải pháp cụ thể đối với các HTX sản xuất, kinh doanh thua lỗ kéo dài, hoạt động kém hiệu quả.
- Thường xuyên chăm lo nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nông dân, giảm dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Đẩy mạnh công tác dạy nghề cho nông dân gắn với phát triển sản xuất hàng hóa và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả để tăng thu nhập cho người dân. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực nông thôn bình quân 8-10% năm. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
- Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa, từng bước xây dựng nếp sống văn minh. Đầu tư phát triển giáo dục, nâng cao dân trí; xây dựng hệ thống an sinh xã hội, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân ở tuyến huyện và tuyến xã.
- Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, năng lực điều hành của chính quyền và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.
4.4.2. Định hướng mục tiêu tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Đông Hưng trong thời gian tới Đông Hưng trong thời gian tới
Quản lý chi NSX trên địa bàn huyện trong thời gian tới cần tuân thủ một cách nghiêm ngặt các nguyên tắc:
- Nguyên tắc hiệu quả: Là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong quản lý NSX. Hiệu quả thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội. Hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế là hai nội dung quan trọng phải được xem xét đồng thời khi hình thành một quyết định hay một chính sách chi tiêu ngân sách.
- Nguyên tắc thống nhất: thống nhất quản lý bằng pháp luật là nguyên tắc không thể bỏ qua trong quản lý chi NSX. Thực hiện nguyên tắc này sẽ đảm bảo tính bình đẳng, công bằng, hiệu quả, hạn chế những tiêu cực, nhất là những rủi ro có tính chất chủ quan khi quyết định các khoản chi tiêu.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ: tập trung dân chủ đảm bảo cho các nguồn lực của xã hội được sử dụng tập trung và phân phối hợp lý. Các khoản chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn đóng góp của dân thực sự phải do dân quyết định nhằm đáp ứng mục tiêu chung của cộng đồng.
- Nguyên tắc công khai, minh bạch: Thực hiện công khai minh bạch trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng có thể giám sát, kiểm soát các quyết định về chi, về định mức chi NSX, hạn chế những thất thoát và bảo đảm tính hiệu quả. Nhiệm vụ của NSX là vừa phải đáp ứng cho nhu cầu công tác quản lý Nhà nước, đảm bảo an ninh quốc phòng ở địa phương, vừa phải trở thành công cụ điều tiết xã hội. Để đạt được yêu cầu đó, chi NSX vừa phải đảm bảo thiết thực hiệu quả song phải hướng vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội do các cấp ủy đảng cấp trên và Đảng ủy-HĐND-UBND xã đã đề ra.
Để có thể thực hiện được vấn đề này cần phải đảm bảo chi đúng dự toán được giao, chi đúng tiêu chuẩn định mức hiện hành của Nhà nước, chống thất thoát lãng phí, thực hiện tốt tiết kiệm chi hành chính, dành vốn cho chi đầu tư phát triển. Cụ thể một số định hướng tăng cường công tác quản lý NSX trong thời gian tới như sau:
- Tạo lập môi trường tài chính ngân sách lành mạnh nhằm giải phóng và phát triển nguồn lực, phân bổ chi ngân sách một cách hợp lý, bảo đảm công bằng; sử dụng có hiệu quả nguồn NSNN, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; ổn định phát triển nền tài chính NSĐP, góp phần tăng trưởng
kinh tế cao, bền vững, thực hiện xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. - Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách đối với cấp xã, đảm bảo tính thống nhất về thể chế của NSNN và vai trò chủ đạo của ngân sách cấp trên; đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo của ngân sách cấp xã trong quản lý và sử dụng NSNN. Từng bước đổi mới cơ chế quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện các công việc được NSNN cấp kinh phí.
- Điều hành chi NSX trên cơ sở dự toán được duyệt, trong đó ưu tiên cho chi chế độ con người, công tác xã hội, tiết kiệm chi hành chính, dành nguồn cho chi đầu tư phát triển.
- Huy động cao nhất mọi nguồn lực để có nguồn kinh phí chủ động trong điều hành chi ngân sách nhằm tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững, tăng cường tiềm lực tài chính NSX. Mặt khác phân bổ các nguồn lực một cách có hiệu quả, tâp trung vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn theo quy hoạch, ưu tiên cải thiện hệ thống đường giao thông, điện nông thôn, hệ thống tưới tiêu, thoát nước thải, cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nâng cấp các chợ, xây dựng các khu chăn nuôi quy mô lớn và sản xuất tiểu thủ công nghiệp có ô nhiễm tách khỏi khu dân cư, quy hoạch và quản lý nghĩa trang. Quan tâm xây dựng trường học, trạm y tế; tăng cường đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở, đồng thời tăng cường chỉnh trang hạ tầng nông thôn.
- Thực hiện nghiêm chỉnh Luật NSNN ở tất cả các cấp ngân sách và các đơn vị, trong tất cả các khâu từ xây dựng dự toán, phân bổ, phân cấp và điều hành quản lý đến việc thực hiện cấp phát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, quyết toán, đổi mới cơ cấu chi NSX, thực hiện chi NSX theo đúng pháp luật. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát kiên quyết xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm Luật NSNN và các quy định trong trong quản lý NSX nói chung, quản lý chi NSX nói riêng nhằm tăng cường kỷ cương tài chính chống tham nhũng, tham ô, lãng phí làm thất thoát tài sản, tiền vốn của Nhà nước và nhân dân.
- Nâng cao năng lực và hiệu quả bộ máy tổ chức quản lý tài chính NSX, đảm bảo đủ năng lực đáp ứng nhu cầu quản lý hiện nay. Trên cơ sở đó phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cá nhân, tổ chức trong tổ chức quản lý chi NSX.
- Nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đơn vị sử dụng kinh phí từ NSX.
- Nâng cao tính minh bạch, dân chủ và công khai trong công tác quản lý chi NSX.
4.4.3. Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Đông Hưng trong thời gian tới địa bàn huyện Đông Hưng trong thời gian tới
Qua thực tế nghiên cứu tại địa phương về công tác quản lý chi NSX trên địa bàn trong giai đoạn 2014 - 2016, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi NSX trên địa bàn huyện Đông Hưng trong thời gian tới như sau:
4.4.3.1. Hoàn thiện phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách xã phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội
Thiết lập các định mức chi NSX trên cơ sở các định mức của Nhà nước ban hành. Định mức chi vừa là cơ sở xây dựng kế hoạch chi, vừa là căn cứ để thực hiện việc kiểm soát các khoản chi của ngân sách nhà nước. Nguyên tắc chung để thiết lập các định mức chi là phải đảm đảm phù hợp với thực tiễn khách quan của địa phương vừa phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả.
HĐND tỉnh Thái Bình cần có cơ chế phân cấp quản lý hợp lý, rõ ràng phù hợp với phân cấp nhiệm vụ chi NSX, bảo đảm cho chính quyền cấp xã có sự chủ động lớn hơn về thẩm quyền quyết định chi ngân sách, trên cơ sở đó chủ động bố trí và thực hiện tốt kế hoạch quản lý nhà nước và công tác chuyên môn tại địa phương.
Xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chỉ tiêu cho phù hợp đảm bảo đủ nguồn để chi tiêu. Cùng với đà phát triển và hội nhập của đất nước, hệ thống các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu cũng cần phải được thay đổi để đáp ứng yêu cầu hội nhập và tốc độ tăng giá. Các định mức chi tiêu hợp lý giúp các cơ quan, đợn vị tính toán chính xác hơn các nguồn lực tài chính cần thiết cũng như có căn cứ khoa học để chi tiêu kinh phí một cách tiết kiệm và thích hợp. Cho đến nay hệ thống các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu vẫn còn sử dụng nhiều định mức cũ mang tính lạc hậu, cần tiếp tục hoàn thiện các định mức chi tiêu cụ thể - đặc biệt trong lĩnh vực hành chính, trên cơ sở khách quan và sát hơn với thực tế, theo hướng tạo ra sự chủ động cho cơ quan, đơn vị và khuyến khích tiết kiệm. Để xây dựng hệ thống định mức tiêu chuẩn chi tiêu ngân sách phù hợp cần thực hiện tốt các khâu sau:
chủ yếu, quan trọng nhất trong phạm vi toàn quốc. Còn ở địa phương quyết định mức phân bổ chỉ tiêu cho các mục tiêu trên cơ sở tiêu chuẩn định mức của trung ương. Các định mức xây dựng phải được đo lường trên cơ sở các đối tượng cụ thể, đảm bảo tính thống nhất trên toàn ngành và toàn quốc.
- Để đảm bảo thực hiện thống nhất, cấp chính quyền địa phương chỉ được phép ban hành các tiêu chuẩn định mức căn cứ trên cơ sở định mức của Trung ương và trong phạm vi thẩm quyền được giao.
- Định mức, tiêu chuẩn do địa phương ban hành phải đảm bảo bám sát với thực tế của địa phương, có tính khả thi cao không những phù hợp với điều kiện đặc thù chi của từng ngành, từng lĩnh vực mà còn với điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội của từng vùng.
4.4.3.2. Tăng cường quản lý chu trình thực hiện chi ngân sách xã
Cần đổi mới các hoạt động từ khâu lập dự toán cho đến chấp hành và quyết toán chi NSX có tính khoa học và phù hợp hơn với thực tế. Cụ thể là cần tiếp tục