Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách xã ở huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 82 - 84)

4.2.1.1. Đối với công tác lập dự toán chi ngân sách xã

Dự toán các xã, thị trấn lập cơ bản theo đúng trình tự, nội dung dự toán đảm bảo đúng yêu cầu quy định, chất lượng công tác xây dựng dự toán ngày càng được nâng cao, về cơ bản đã xác định được các nhiệm vụ chi trong năm phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, phân cấp nhiệm vụ chi của tỉnh Thái Bình và tình hình thực tế của địa phương.

Dự toán được lập trên cơ sở những căn cứ pháp lý dựa trên các chế độ, định mức quy định thể hiện việc nắm vững các nhiệm vụ chi trong năm, đảm bảo cân đối ngân sách theo quy định hiện hành. Đảm bảo hoạt động của một cấp ngân sách trong thực thi nhiệm vụ, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Công tác lập dự toán đã được UBND các xã quan tâm và thực hiện theo Luật NSNN, xây dựng dự toán chi bám sát vào chức năng nhiệm vụ được giao, các định mức tiêu chuẩn của Nhà nước quy định, tạo cơ sở cho công tác điều hành chi NSX của chính quyền cơ sở và sự kiểm soát chi của HĐND.

4.2.1.2. Đối với công tác chấp hành dự toán chi ngân sách xã

Việc tổ chức thực hiện công tác quản lý chi ngân sách được tăng cường, việc quản lý điều hành chi NSX đã được chỉ đạo bám sát dự toán năm và các chương trình mục tiêu được HĐND xã phê duyệt, hướng việc điều hành chi ngân sách đảm bảo đúng chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức hiện hành của nhà nước, chi đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả.

Đa số các xã điều hành thực hiện chi ngân sách bảo đảm tuân thủ dự toán được duyệt, chấp hành chế độ chính sách, đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã. Trong chi tiêu dùng thường xuyên các xã đã ưu tiên chi trả tiền lương, phụ cấp cho cán bộ xã và các khoản đóng góp theo lương, đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Các khoản chi đã được thực hiện qua KBNN, được kiểm soát chặt chẽ, đúng với tiêu chuẩn, định mức chi, sát với nhiệm vụ chi được giao. Một số xã đã tiết kiệm, giành một phần vốn đầu tư cho đầu tư phát triển, thanh toán nợ XDCB từ những năm trước.

4.2.1.3. Đối với công tác kế toán, quyết toán chi ngân sách xã

Công tác tổ chức kế toán đã được triển khai thực hiện theo đúng chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã hiện hành. Việc hạch toán, kế toán các nghiệp vụ phát sinh được thực hiện trên phần mềm kế toán, đảm bảo độ chính xác cao, cung cấp thông tin cho người quản lý đầy đủ, kịp thời, giảm thiểu khối lượng công việc cho người làm kế toán.

Việc quyết toán chi NSX được các xã thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN, Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm, lập báo cáo quyết toán hàng năm và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Báo cáo quyết toán chi NSX phản ánh trung thực, khách quan tình hình thực hiện nhiệm vụ chi NSX trong năm.

4.2.1.4. Đối với công tác thanh tra, kiểm tra

Công tác kiểm tra, giám sát tình hình quản lý chi NSX ngày càng được tăng cường, điều hành chi đảm bảo chặt chẽ về mặt thủ tục, chứng từ quyết toán, đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức hiện hành của nhà nước, đảm bảo chi đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, kịp thời ngăn chặn đẩy lùi tham ô, lãng phí tài sản NSNN. Đặc biệt là có sự tham gia hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chỉ đạo quá trình lập, chấp hành và quyết toán chi NSX của các cơ quan quản lý nhà nước như: Tài chính, HĐND huyện, HĐND và UBND xã...

HĐND xã đã nhận thức rõ quyền hạn, trách nhiệm của mình thông qua việc giám sát quản lý chi NSX trong quá trình triển khai lập dự toán, kiểm tra chấp hành dự toán và phê chuẩn quyết toán chi NSX. Hoạt động thẩm tra, giám sát được chú trọng, tăng cường hơn từ khi HĐND tỉnh triển khai Đề án thí điểm thành lập Ban công tác HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2011-2016.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách xã ở huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)