4.1.3.1. Quy trình lập dự toán chi ngân sách xã
Dự toán chi NSX huyện Đông Hưng, được lập theo nguyên tắc tổng hợp từ dưới lên trên căn cứ vào hướng dẫn lập dự toán và định mức phân bổ dự toán (áp dụng cho từng giai đoạn, từng cấp ngân sách) của UBND tỉnh và hướng dẫn xây dựng dự toán của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư và các sở, ngành liên quan.
UBND các xã, thị trấn căn cứ vào nhiệm vụ chi được phân cấp, định mức phân bổ dự toán, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa xây dựng dự toán và gửi về Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện. Phòng Tài chính - KH huyện, căn cứ dự toán ngân sách các xã, thị trấn lập, tổ chức thẩm định, báo cáo, tham mưu cho UBND huyện phương án bảo vệ kế hoạch dự toán với Sở Tài chính tỉnh Thái Bình.
Nội dung dự toán thực hiện giai đoạn 2014 - 2016 được thực hiện theo mẫu quy định trong Thông tư số 60/2003/TT- BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính (2003) Quy định về quản lý NSX và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn... và các quy định nhà nước hiện hành, dự toán NSX được lập theo chương, loại, khoản, mục.
Quy trình lập dự toán chi NSX được thể hiện qua sơ đồ 4.3.
Sơ đồ 4.3. Quy trình lập dự toán ngân sách xã
Nguồn: Bộ Tài chính (2003)
- Giai đoạn 1: Hướng dẫn lập dự toán ngân sách xã
Công tác xây dựng dự toán ngân sách cho năm sau được tiến hành từ tháng 7 của năm trước, trên cơ sở thực hiện 6 tháng đầu năm và ước thực hiện 6 tháng cuối năm của năm ngân sách.
Trên cơ sở hướng dẫn công tác xây dựng dự toán cho năm kế hoạch của cơ quan tài chính cấp trên, Ban Tài chính xã tiến hành công tác xây dựng dự toán NSNN của địa phương trình UBND xã, báo cáo HĐND xã để xem xét và gửi Phòng Tài chính - kế hoạch huyện.
- Giai đoạn 2: Lập và thảo luận dự toán chi ngân sách xã
UBND cấp xã trên cơ sở các hướng dẫn chỉ đạo các bộ phân chuyên môn tiến hành lập dự toán chi NSX trong phạm vi, nhiệm vụ được giao. Tổng hợp lập dự toán kèm theo bản thuyết minh chi tiết và gửi về Phòng Tài chính-KH huyện.
Phòng Tài chính-kế hoạch huyện thẩm định, báo cáo UBND huyện đăng ký thảo luận dự toán năm sau với Sở Tài chính tỉnh Thái Bình. Sở Tài chính tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trình Hội động nhân dân tỉnh phê chuẩn cùng với dự toán ngân sách địa phương năm kế hoạch.
Hướng dẫn lập dự toán NSX Lập và thảo luận dự toán NSX Quyết định, phân bổ, giao dự toán NSX
- Giai đoạn 3: Quyết định, phân bổ, giao dự toán chi ngân sách xã.
Trước ngày 10/12 hàng năm, HĐND tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh và mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách cấp dưới.
Căn cứ nghị quyết HĐND tỉnh, Sở Tài chính trình UBND tỉnh quyết định giao dự toán năm ngân sách cho các đơn vị trong tỉnh và dự toán ngân sách cấp huyện.
Căn cứ quyết định giao dự toán năm ngân sách của cấp tỉnh, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tổng hợp phương án phân bổ và mức bổ sung từ ngân sách tỉnh chi tiết cho UBND cấp xã, tham mưu báo cáo UBND huyện trình HĐND huyện phê chuẩn.
Căn cứ nghị quyết HĐND huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch trình UBND huyện quyết định giao dự toán chi NSX cùng với việc giao dự toán thu, chi ngân sách huyện đảm bảo xong trước ngày 31/12 năm trước.
Khi nhận được quyết định chính thức giao dự toán năm ngân sách của UBND huyện, UBND các xã, thị trấn hoàn chỉnh dự toán chi NSX báo cáo HĐND xã, thị trấn; HĐND xã, thị trấn xem xét và quyết định phê chuẩn. Dự toán chi NSX sau khi được phê chuẩn, UBND xã, thị trấn báo cáo UBND huyện Đông Hưng thông qua phòng Tài chính - kế hoạch huyện, đồng thời thông báo theo chế độ công khai tài chính về ngân sách theo quy định.
4.1.3.2. Kết quả lập dự toán chi ngân sách xã.
Công tác lập dự toán được xác định là một khâu rất quan trọng, nó quyết định hoạt động chi ngân sách gắn với tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị trong một năm của chính quyền các xã, thị trấn. Nếu khâu lập dự toán được thực hiện chính xác, có cơ sở khoa học, hợp thời gian sẽ tạo điều kiện cho quá trình điều hành ngân sách được tốt hơn.
Các khoản chi được bố trí trong dự toán chi NSX phải được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển KT - XH của địa phương, chi đầu tư phát triển, chi quản lý hành chính, chi bảo đảm an ninh, quốc phòng, chính sách an sinh... Đối với các khoản chi TX đúng định mức được phân bổ và tuân thủ theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Tổng hợp dự toán chi NSX, thị trấn theo nội dung kinh tế trên địa bàn huyện Đông Hưng giai đoạn 2014- 2016, được thể hiện qua bảng 4.2.
Bảng 4.2. Tổng hợp dự toán chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế huyện Đông Hưng (2014-2016).
Chỉ tiêu Năm 2014 (trđ) Năm 2015 (trđ) Năm 2016 (trđ) Tỷ lệ so sánh (%)
2015/2014 2016/2015
Tổng chi 237.086 275.868 301.516 116,4 109,3
I. Chi đầu tư phát
triển 41.700 77.300 81.297 185,4 105,2 1. Từ nguồn tiền sử dụng đất 33.300 65.400 69.197 196,4 105,8 2. Từ nguồn KP tỉnh hỗ trợ 3.000 3.000 3.000 100,0 100 3. Từ nguồn KP huyện hỗ trợ 5.400 8.900 9.100 164,8 102,2
II. Chi thường xuyên 195.386 198.568 220.219 101,6 110,9
1. Chi an ninh quốc
phòng 12.136 12.136 11.929 100 98,3 2. Sự nghiệp giáo dục 2.034 2.034 2.034 100 100 3. Sự nghiệp y tế 2.651 2.651 2.651 100 100 4. Sự nghiệp VH,TT 3.280 2.510 3.906 76,5 155,6 5. Sự nghiệp thể dục thể thao 249 249 249 100 100 6. Sự nghiệp kinh tế 13.816 12.598 12.001 91,2 95,3 7. Chi đảm bảo xã hội 57.941 61.319 74.617 105,8 121,7 8. Chi quản lý hành
chính 99.774 99.749 107.023 100 107,3
9. Chi khác 1.542 3.359 3.846 217,8 114,5
10. Dự phòng Ngân
sách 1.963 1.963 1.963 100 100
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đông Hưng Bảng 4.2 cho thấy tổng dự toán chi NSX huyện Đông Hưng qua ba năm (2014 - 2016) năm sau tăng so với năm trước, dự toán chi năm 2015 so với năm 2014 tăng 16,4 %, dự toán chi năm 2016 so với năm 2015 tăng 9,3 %. Nguyên nhân do tăng chi đầu tư phát triển từ nguồn thu bán đất, từ các nguồn thu hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân ủng hộ xây dựng nông thôn mới, tăng chi thường xuyên do một số chính sách thay đổi và tiền lương cơ sở tăng.
2014, năm 2016 tăng 5,2 % (3,997 tỷ đồng) so với năm 2015. Nguyên nhân năm 2015 và 2016 tăng cao so với năm 2014 là do trong 2 năm 2015 và 2016, mọi nguồn lực được tập trung đầu tư xây dựng nông thôn mới, các công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn được hoàn thành nhằm đạt được các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Dự toán chi thường xuyên: Trên cơ sở dự toán chi thường xuyên do UBND các xã, thị trấn lập được UBND huyện giao trong năm. Tổng dự toán chi thường xuyên NSX trong 3 năm (2014- 2016) tăng qua các năm. Cụ thể năm 2014 dự toán 195,386 tỷ đồng, năm 2015 dự toán 198,568 tỷ đồng tăng 1,6% so năm 2014, năm 2016 là 220,219 tỷ đồng tăng 10,9% so năm 2015.
Tăng dự toán chi thường xuyên trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016 chủ yếu tăng ở chỉ tiêu chi đảm bảo xã hội và chi quản lý nhà nước do thực hiện chính sách mới như thực hiện lộ trình chính sách cải cách tiền lương, chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo.
Dự toán chi an ninh quốc phòng, sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế, thể dục thể thao ổn định trong giai đoạn 2014 - 2016. Chi sự nghiệp kinh tế có xu hướng giảm do tình hình về giao thông, môi trường cơ bản đảm bảo nên nguồn kính phí được bố trí đảm bảo các nhiệm vụ chi quan trọng khác.
Năm 2014 UBND huyện giao nhiệm vụ chi đền bù giải phóng mặt bằng phục vụ bán đất của các xã, thị trấn trong nội dung chi khác, từ năm 2015 nội dung này được điều chỉnh sang chi đầu tư phát triển nên dự toán chi khác năm 2015, 2016 giảm so với năm 2014.
4.1.3.3. Bổ sung dự toán chi ngân sách xã
Về nguyên tắc thực hiện chấp hành chi trong năm, phải đảm bảo điều kiện các khoản chi đã được ghi trong trong dự toán đầu năm, tuy nhiên trong năm phát sinh các nhiệm vụ chi mà cấp có thẩm quyền quyết định bổ sung trong năm hoặc chi từ nguồn tăng thu, nguồn dự phòng NSX, thì các nội dung này NSX thực hiện bổ sung dự toán chi để thực hiện trong năm.
Tổng hợp bổ sung dự toán chi ngân sách xã, trên địa bàn huyện Đông Hưng giai đoạn 2014 - 2016, được thể hiện qua bảng 4.3.
Bảng 4.3. Tổng hợp bổ sung dự toán chi ngân sách xã huyện Đông Hưng giai đoạn 2014-2016
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Dự toán đầu năm (trđ) DT bổ sung trong năm (trđ) So sánh (%) Dự toán đầu năm (trđ) DT bổ sung trong năm (trđ) So sánh (%) Dự toán đầu năm (trđ) DT bổ sung trong năm (trđ) So sánh (%) Tổng chi 237.086 201.544 85,0 275.868 210.089 76,2 301.516 176.637 58,6
I- Chi đầu tư phát triển 41.700 171.160 410,5 77.300 149.221 193 81.297 134.031 165
1. Từ nguồn tiền sử dụng đất 33.300 54.650 164,1 65.400 6.259 10 69.197 24.716 35,7
2. Từ nguồn KP tỉnh hỗ trợ 3.000 18.606 620,2 3.000 79.581 2653 3.000 42.792 1426
3. Từ nguồn KP huyện hỗ trợ 5.400 15.421 285,6 8.900 4.600 52 9.100 6.600 72,5
4. Ghi chi tiền xi măng tỉnh hỗ trợ 25.004 25.004 20.897 17.994
5. Ghi chi tiền nhân dân đóng góp 38.488 38.488 25.334 22.954
6. Nguồn khác 18.991 18.991 12.550 18.975
II- Tổng chi thường xuyên 195.386 30.384 15,6 198.568 60.868 30,7 220.219 42.606 19,3
1. Chi an ninh quốc phòng 12.136 262 2,2 12.136 11.929 361 3,0
2. Sự nghiệp giáo dục 2.034 508 25,0 2.034 702 34,5 2.034 636 31,3
3. Sự nghiệp y tế 2.651 730 27,5 2.651 186 7,0 2.651 100 3,8
4. Sự nghiệp VH,TT 3.280 1.054 32,1 2.510 1.009 40,2 3.906 972 24,9
5. Sự nghiệp thể dục thể thao 249 135 54,3 249 249
6. Sự nghiệp kinh tế 13.816 19.859 143,7 12.598 17.672 140,3 12.001 9.441 78,7
7. Chi đảm bảo xã hội 57.941 2.665 4,6 61.319 24.971 40,7 74.617 19.550 26,2
8. Chi quản lý hành chính 99.774 3.908 3,9 99.749 16.327 16,4 107.023 11.354 10,6
9. Chi khác 1.542 1.264 82,0 3.359 3.846 192 5,0
10. Dự phòng Ngân sách 1.963 1.963 1.963
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đông Hưng
50
Qua bảng 4.3, cho thấy mức độ điều chỉnh, bổ sung dự toán trong quá trình thực hiện chi NSX ở huyện Đông Hưng còn tương đối lớn qua các năm, cụ thể bổ sung năm 2014 là 201,5 tỷ đồng bằng 85% so dự toán đầu năm; năm 2015 là 210 tỷ đồng bằng 76,2% so dự toán đầu năm; năm 2016 là 176,6 tỷ đồng bằng 58,6% so dự toán đầu năm.
Chi đầu tư phát triển: Các khoản chi đầu tư phát triển có tỷ lệ bổ sung lớn qua các năm, bổ sung năm 2014 là 171,16 tỷ đồng bằng 410% so dự toán đầu năm; năm 2015 là 149,2 tỷ đồng bằng 193% so dự toán đầu năm; năm 2016 là 134 tỷ đồng bằng 165% so dự toán đầu năm. Nguyên nhân do các năm qua trên địa bàn huyện Đông Hưng đang thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, nên các khoản chi đầu tư XDCB tại các xã trên địa bàn huyện thực hiện tương đối nhiều, bên cạnh đó cũng do công tác xây dựng dự toán các nguồn kinh phí chi đầu tư XDCB chưa sát với thực tế (nguồn thu tiền sử dụng đất), trong năm khi có nguồn kinh phí đầu tư XDCB thì phát sinh bổ sung dự toán chi nên dẫn đến dự toán bổ sung tăng so cao với dự toán đầu năm.
- Các khoản chi thường xuyên: Bổ sung năm 2014 là 30,38 tỷ đồng bằng 15,6% so dự toán đầu năm; năm 2015 là 60,868 tỷ đồng bằng 30,7% so dự toán đầu năm; năm 2016 là 42,606 tỷ đồng bằng 19,3% so dự toán đầu năm. Nguyên nhận chủ yếu là do thực hiện một số chính sách mới như thực hiện cải cách tiền lương, phụ cấp dẫn đến các khoản theo lương tăng theo, chi sự nghiệp kinh tế tăng do nhiệm vụ chi về giao thông, về môi trường phát sinh tăng và do thực hiện một số nhiệm vụ đột xuất tại các địa phương.
Công tác bổ sung dự toán chi NSX hàng năm, từ khoản chi đầu tư phát triển đến các khoản chi thương xuyên còn diễn ra phổ biến ở tất cả các xã, thị trấn.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhà nước bổ sung một số chính sách mới như điều chỉnh mức lương tối thiểu, các chế độ phụ cấp, do công tác lập dự toán NSX đầu năm chưa sát với nhiệm vụ được giao, do lập kế hoạch dự trù nguồn kinh phí chi đầu tư XDCB chưa sát thực tế nên trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh, bổ sung.
4.1.4. Công tác chấp hành dự toán chi ngân sách xã
Căn cứ vào dự toán chi cả năm đã được UBND huyện giao và HĐND xã phê chuẩn, kế toán NSX xây dựng dự toán chia ra các quý và các tháng trong quý, kế toán NSX làm thủ tục chi trình Chủ tịch UBND xã hoặc người được
ủy quyền quyết định gửi HĐND huyện Đông Hưng và kèm theo các tài liệu cần thiết có liên quan theo quy định của pháp luật.
Các khoản chi thường xuyên, ưu tiên chi trả tiền lương, các khoản phụ cấp cho cán bộ công chức xã, nghiêm cấm việc nợ lương và nợ các khoản phụ cấp; các khoản chi thường xuyên phải căn cứ vào các chế độ, chính sách, định mức trong dự toán năm, khối lượng thực hiện công việc, khả năng của NSX tại thời điểm để chi cho phù hợp.
Tổng hợp kết quả chấp hành dự toán chi NSX theo nội dung kinh tế giai đoạn 2014 - 2016 chi tiết tại bảng 4.4.
Từ bảng 4.4 ta thấy: Tổng chi ngân sách 3 năm thực hiện 1.401.655 triệu đồng, tăng 72,1% so với dự toán giao, số tăng tuyệt đối là 587.185 triệu đồng. Chi đầu tư phát triển trong 3 năm là 654.709 triệu đồng, đạt 326,9% so với dự toán; Chi thường xuyên 741.520 triệu đồng tăng 20,7% so với dự toán. Chi NSX đã đáp ứng cơ bản nhiệm vụ chi cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và an sinh xã hội.
Cơ cấu chi ngân sách có sự thay đổi qua các năm, tỷ trọng chi tiêu dùng thường xuyên trong tổng chi tăng, tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi giảm. Năm 2016, chi thường xuyên chiếm 54,7% tổng chi, tỷ trọng tăng 3,8% so với năm 2014; Chi đầu tư phát triển năm 2016 chiếm 45,2% tổng chi, tỷ trọng giảm 3,2% so với năm 2014.
Qua bảng 4.4 cho thấy chi NSX tăng so với dự toán qua các năm: Năm 2014 chi 440.057 triệu đồng, đạt 186% dự toán năm; năm 2015 chi 484.728 triệu đồng, đạt 176% dự toán năm, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2014; năm 2016 chi 476.870 triệu đồng, đạt 158% dự toán năm, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2015.
Tổng hợp kết quả chấp hành dự toán chi NSX theo đơn vị sử dụng chi tiết qua các năm 2014 - 2015 - 2016 được thể hiện ở bảng 4.5, bảng 4.6 và bảng 4.7.
Bảng 4.4. Tổng hợp chấp hành dự toán chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế giai đoạn 2014 - 2016
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Dự toán (tr.đ) Quyết toán (tr.đ) So sánh QT/DT (%) Dự toán (tr.đ) Quyết toán (tr.đ) So sánh QT/DT