4.1.5.1. Đối với công tác kế toán ngân sách xã
Việc tổ chức công tác kế toán NSX đối với các xã, thị trấn thuộc huyện Đông Hưng được triển khai theo đúng chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã ban hành theo Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành "Chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã" và Thông tư số 146/2011/TT-BTC ngày 26 tháng 10 năm 2011 Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Ngân sách và Tài chính xã ban hành kèm theo Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trình tự và phương pháp hạch toán tại các xã, thị trấn thuộc huyện tuân thủ theo hình thức kế toán nhật ký sổ cái. Công tác hạch toán kế toán do cán bộ kế toán NSX đảm nhiệm, được thực hiện trên phần mềm kế toán ngân sách, đảm bảo việc xử lý, cung cấp thông tin được kịp thời, đầy đủ, chính xác, giảm thiểu khối lượng công việc cho người làm công tác kế toán.
Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng
Sơ đồ 4.4. Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính
Nguồn: Phòng Tài chính - KH huyện Đông Hưng Trong việc thực hiện công tác kế toán, Ban Tài chính các xã, thị trấn đã thực hiện lập chứng từ, các hồ sơ thanh toán cơ bản chặt chẽ và thực hiện hạch toán theo đúng quy định, đã mở hệ thống sổ sách để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các nghiệp vụ hạch toán tương đối đầy đủ, rõ ràng theo đúng nguyên tắc kế toán. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện rất nhiều xã còn thiếu sổ theo dõi chi tiết: thanh toán vốn đầu tư XDCB (xã Minh Tân, xã Lô Giang), các khoản thu hộ, chi hộ (xã Hoa Lư, xã Đồng Phú), kinh phí ủy quyền, (xã Đông Kinh, xã Đông Huy)...
Chứng từ kế toán đã cơ bản được lập theo quy định, chi theo nguyên tắc, đúng mục đích, định mức được duyệt chi và có trong dự toán đã đươc phê duyệt. Hệ thống chứng từ được đóng gói, bảo quản theo quy định. Tuy nhiên vẫn còn một số khoản chi chưa đủ chứng từ gốc, chứng từ chi còn thiếu nội dung...
Bên cạnh những mặt đạt được, công tác tổ chức hạch toán ngân sách và tài chính xã trên địa bàn huyện Đông Hưng còn có một số nội dung tồn tại như sau:
- Một số cán bộ kế toán xã hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh còn hạn chế, đặc biệt là các khoản chi ít phát sinh trong năm, các khoản chi liên quan đến công tác hạch toán chi XDCB, các khoản chi trong thời gian chỉnh lý quyết toán, chi chuyển nguồn.
- Việc khai thác, sử dụng hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính chưa cao, đặc biệt là mở sổ và khai thác các sổ kế toán chi tiết.
PHẦN MỀM KẾ TOÁN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN SỔ KẾ TOÁN - Số kế toán tổng hợp - Sổ kế toán chi tiết
- Báo cáo tài chính - Báo cáo quyết toán BẢNG TỔNG HỢP
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI
4.1.5.2. Đối với công tác quyết toán chi ngân sách xã
Nhìn chung các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đông Hưng đã thực hiện tốt công tác khóa sổ, lập báo cáo, quyết toán năm đầy đủ, chính xác, đồng bộ, gửi và báo cáo cơ quan chức năng theo đúng quy định của Luật NSNN, Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm, lập báo cáo quyết toán hàng năm và các văn bản hướng dẫn hiện hành của cấp có thẩm quyền. Phê chuẩn báo cáo quyết toán đúng thẩm quyền.
Hàng năm quyết toán chi NSX được báo cáo trước HĐND xã trong kỳ họp đầu tiên của năm sau và được HĐND xã phê chuẩn. Quyết toán chi NSX đảm bảo được nguyên tắc cân đối thu, chi ngân sách.
Tổng hợp quyết toán chi NSX, thị trấn theo nội dung kinh tế trên địa bàn huyện Đông Hưng giai đoạn 2014- 2016, được thể hiện qua bảng 4.10.
Bảng 4.10. Tổng hợp quyết toán chi NSX theo nội dung kinh tế Chỉ tiêu Năm 2014 (trđ) Năm 2015 (trđ) Năm 2016 (trđ) So sánh (%) 2015/2014 2016/2015
Tổng quyết toán chi NSX 440.057 484.728 476.870 110,2 98,4
I- Chi đầu tư phát triển 212.860 226.521 215.328 106,4 95,1
1. Từ nguồn tiền sử dụng đất 87.950 71.659 93.913 81,5 131,1 2. Từ nguồn KP tỉnh hỗ trợ 21.606 82.581 45.792 382,2 55,5 3. Từ nguồn KP huyện hỗ trợ 20.821 13.500 15.700 64,8 116,3 4. Ghi chi tiền xi măng tỉnh hỗ trợ 25.004 20.897 17.994 83,6 86,1 5. Ghi chi tiền nhân dân đóng
góp 38.488 25.334 22.954 65,8 90,6
6. Nguồn khác 18.991 12.550 18.975 66,1 151,2
II- Tổng chi thường xuyên 223.807 256.854 260.858 114,8 101,6
1. Chi an ninh quốc phòng 12.398 12.095 12.290 97,6 101,6 2. Sự nghiệp giáo dục 2.542 2.736 2.670 107,7 97,6
3. Sự nghiệp y tế 3.381 2.837 2.751 83,9 97,0
4. Sự nghiệp VH,TT 4.334 3.519 4.878 81,2 138,6
5. Sự nghiệp thể dục thể thao 384 240 245 62,4 102,3 6. Sự nghiệp kinh tế 33.675 30.270 21.442 89,9 70,8 7. Chi đảm bảo xã hội 60.606 86.290 94.167 142,4 109,1 8. Chi quản lý hành chính 103.682 116.076 118.377 112,0 102,0
9. Chi khác 2.806 2.790 4.038 99,4 144,7
III- Chi chuyển nguồn 3.390 1.353 684 39,9 50,5
Qua bảng 4.10 cho thấy quyết toán chi NSX năm 2015 tăng 10,2% so với năm 2014, năm 2016 giảm so với năm 2015 là 1,6%. Nguyên nhân là do năm 2015 chi đầu tư phát triển tăng 6,4% so với năm 2014, chủ yếu tăng chi đầu tư nguồn kinh phí tỉnh hỗ trợ xây dựng nông thôn mới (tăng 282,2% so với năm 2014), năm 2016 chi đầu tư từ nguồn kinh phí tỉnh hỗ trợ giảm kéo theo chi đầu tư phát triển giảm. Chi đầu tư phát triển từ nguồn tiền sử dụng đất không có sự ổn định do nguồn thu bán đất phụ thuộc vào nhu cầu nhà ở và thị trường bất động sản qua các năm.
Chi TX tăng qua các năm, năm 2015 tăng 14,8% so với năm 2014, năm 2016 tăng 1,6% so với năm 2015. Một số nội dung chi trong giai đoạn 2014 - 2016 cơ bản ổn định do định mức chi giao ổn định cho cả chu kỳ, một số nội dung tăng do chính sách đảm bảo xã hội và tiền lương cơ sở tăng hàng năm.
Một số tồn tại trong công tác quyết toán chi ngân sách hàng năm:
- Xử lý số dư trên tài khoản tiền gửi tại các xã, thị trấn còn chậm thực hiện. Một số xã chưa kịp thời thực hiện kiểm kê tài sản, quỹ tiền mặt vào cuối năm theo quy định. Một số xã còn để tồn các khoản tạm thu ngân sách.
- Chưa rà soát, tổng hợp, báo cáo phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thực hiện chuyển nguồn đối với các nguồn đã giao dự toán cho các đơn vị nhưng chưa thực hiện trong năm mà phải thực hiện chuyển nguồn sang năm sau chi tiếp mà lại để hết tại kết dư ngân sách là chưa đúng quy định hiện hành.
- Báo cáo quyết toán lập và trình HĐND xã phê chuẩn chưa đầy đủ mẫu biểu theo quy định của Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính. Việc nộp báo cáo quyết toán NSX cho phòng Tài chính - kế hoạch huyện thẩm định còn chậm thời gian theo quy định, chất lượng báo cáo chưa cao. Thuyết minh quyết toán chưa thể hiện được khó khăn, thuận lợi trong quá trình điều hành ngân sách cũng như nguyên nhân tăng giảm trong việc thực hiện các nhiệm vụ chi ngân sách. Việc thuyết minh tình hình sử dụng nguồn dự phòng, tăng giảm chi quản lý nhà nước, đảng đoàn thể chưa rõ ràng.
- Việc phê chuẩn quyết toán của HĐND xã còn mang tính hình thức, phê chuẩn theo nội dung do UBND xã báo cáo, không có báo cáo thẩm tra quyết toán của Ban kinh tế - xã hội HĐND xã, cũng như chỉ rõ nguyên nhân tăng giảm so với dự toán, chưa quan tâm đến việc thực hiện dự toán do HĐND xã phê chuẩn.
4.1.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chi ngân sách xã
thường được lồng ghép trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra chung trong quản lý tài chính. Đây là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý tài chính điều hành NS nói chung và quản lý chi NSX nói riêng. Qua thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện và xử lý, chấn chỉnh ngay những sai phạm trong công tác quản lý, điều hành chi NSX, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chi NSX đúng chế độ, quy định hiện hành, đồng thời đảm bảo tính thiết thực, tiết kiệm có hiệu quả khi thực hiện chi ngân sách, ngăn chặn kịp thời các hành vi tham ô, lãng phí, gây thất thoát tài sản, ngân sách của nhà nước.
Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra về tài chính NSX luôn được Huyện ủy - HĐND - UBND huyện, các cấp, các ngành quan tâm, hệ thống thanh tra, giám sát luôn được tổ chức chặt chẽ từ xã đến huyện, cụ thể:
Tại các xã, thị trấn có Ban thanh tra nhân dân, giám sát cộng đồng thực hiện giám sát các hoạt động chi NSX. HĐND cấp xã - cơ quan quyền lực cao nhất tại xã thực hiện việc xem xét quyết định dự toán chi trong năm ngân sách, ra nghị quyết điều chỉnh dự toán khi cần thiết và phê chuẩn báo cáo quyết toán năm của UBND cấp xã; giám sát tình hình chấp hành dự toán chi ngân sách, chính sách, chế độ hiện hành của nhà nước đối với UBND cấp xã.
Tại cấp huyện có Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện - là cơ quan thường xuyên có sự kiểm tra, kiểm soát hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đối với Ban Tài chính xã. Thực hiện chương trình công tác năm, Thanh tra huyện luôn thường xuyên có kế hoạch phối hợp với phòng Tài chính - kế hoạch huyện và các phòng chức năng khác thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chi NSX. Ngoài ra, KBNN huyện Đông Hưng thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản chi của xã một cách thường xuyên, qua đó hướng việc chi tiêu NSX đảm bảo đúng chính sách, chế độ, nâng cao hiệu quả chi ngân sách.