Đặc điểm địa bàn huyện đông hưng, tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách xã ở huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 36)

3.1.1. Vị trí địa lý và điệu kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Đông Hưng – tỉnh Thái Bình là huyện thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm giữa trung tâm tỉnh và cách Thành phố Thái Bình khoảng 12 km về phía Bắc, diện tích 198,4 km2, dân số là 233,2 ngàn người (tính đến hết năm 2015), mật độ dân số trên 1175 người/km2, đơn vị hành chính cấp xã gồm 43 xã và 01 thị trấn với 227 thôn làng, 10 tổ dân phố. Vị trí địa lý tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình. - Phía Nam giáp huyện Vũ Thư và thành phố Thái Bình. - Phía Đông giáp huyện Thái Thụy.

- Phía Tây giáp huyện Hưng Hà.

Huyện Đông Hưng có hệ thống giao thông thủy bộ thuận lợi, có Quốc lộ 39 và Quốc lộ 10 chạy qua, đây là tuyến giao thông quan trọng nối địa bàn huyện với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, cảng Hải Phòng, thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội trong vùng. Với vị trí địa lý như vậy, huyện Đông Hưng có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế theo hướng CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, tập trung vào sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ hàng hóa, đặc biệt là nông sản chất lượng cao.

3.1.1.2. Khí hậu

Đông hưng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt. Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều, mùa đông lạnh, khô hanh do tác động của gió mùa Đông Bắc.

- Nhiệt độ: Theo thống kê của trạm khí tượng thủy văn Thái Bình, nhiệt độ trung bình của huyện hàng năm từ 23 - 240C. Mùa đông nhiệt độ trung bình là 18,90C, tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa hạ nhiệt độ trung bình là 270C, tháng nóng nhất là tháng 7 và tháng 8. Tổng tích ôn nhiệt từ 8.5500C - 86500 C/năm.

- Lượng mưa: Trung bình năm từ 1.700 mm–1.800 mm phân bổ đều trên toàn lãnh thổ huyện nhưng phân bổ không đều trong năm. Mưa tập trung nhiều

nhất từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. - Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm từ 80 - 85%, giữa tháng có độ ẩm lớn nhất và tháng có độ ẩm cao nhất chênh nhau không nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3 (90%) và tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 11 (70%).

- Chế độ gió: Hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau mang theo không khí lạnh. Gió mùa Đông Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 11 mang theo không khí nóng. Huyện Đông Hưng hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ 3 - 5 cơn bão xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11.

3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: Đất đai của huyện Đông Hưng thuộc loại đất phù sa do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ. Tầng đất nông nghiệp dày khoảng 60 - 80 cm nằm trên xác sú vẹt, vỏ sò, hến, tầng canh tác dày 13 - 15 cm.

- Tài nguyên nước: Huyện Đông Hưng có sông Trà Lý, sông Tiên Hưng và một hệ thống ao, hồ dày đặc nên nguồn nước mặt đảm bảo cung cấp đủ phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Hiện tại nước sinh hoạt được sử dụng từ 09 dự án cấp nước sạch, nước cho sản xuất nông nghiệp được lấy từ các trạm bơm theo hệ thống sông, mương hiện có trên địa bàn huyện.

- Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản chính trên địa bàn huyện Đông Hưng là nguồn cát đen trữ lượng lớn ven sông Trà Lý có thể khai thác đáp ứng nhu cầu xây dựng của địa phương và các vùng lân cận.

- Tài nguyên nhân văn: Huyện Đông Hưng được hình thành trong đồng bằng châu thổ sông Hồng, người dân có truyền thống cần cù lao động, anh dũng trong đấu tranh chống phong kiến và giặc ngoại xâm, sáng tạo, thông minh trong sản xuất xây dựng quê hương đất nước.

- Cảnh quan môi trường: Cảnh quan mang đặc điểm của vùng nông thôn châu thổ sông Hồng, những con đường và những con sông lớn nằm trên địa bàn các xã phân bố khá hài hòa bao quanh những cánh đồng lúa, khu dân cư, tạo ra một cảnh quan phù hợp với cuộc sống của nhân dân trước mắt cũng như lâu dài.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

huyện trong bối cảnh thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức đan xen; những khó khăn chung của nền kinh tế, sức mua của thị trường giảm, thời tiết diễn biến phức tạp. Song ngay từ đầu nhiệm kỳ được sự tập trung lãnh đạo chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện và sự quyết tâm nỗ lực của các cấp, các ngành và tầng lớp nhân dân trong huyện quyết tâm khắc phục khó khăn thách thức, tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, hoàn thành nhiệm vụ, các mục tiêu đề ra; kết quả cụ thể như sau:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 8,65%/năm. Năm 2015 tổng giá trị sản xuất đạt 9.013 tỷ đồng, gấp 1,53 lần và tăng 3.171,1 tỷ đồng so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế: tăng tỷ trọng công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp , XDCB từ 34,1% (năm 2010) lên 42,1% (năm 2015); giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 42,6% (năm 2010) xuống 33,7% (năm 2015). Cơ cấu lao động chuyển dịch tăng tỷ trọng lao động công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, XDCB và thương mại dịch vụ từ 40% (năm 2010) lên 45,6% (năm 2015), giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp từ 60% (năm 2010) xuống 54,4% (năm 2015). Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm đạt 11.702 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 11 triệu USD (năm 2010) lên 59,7 triệu USD (năm 2015). Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 13,6 triệu đồng (năm 2010) lên 28,09 triệu đồng (năm 2015).

Công tác quản lý tài chính ngân sách được thực hiện nền nếp, hiệu quả; tổng thu ngân sách giai đoạn 2011 - 2015 đạt 5.092 tỷ đồng, tăng 1,66 lần so với giai đoạn 2006 - 2010, tăng bình quân 16%/năm, trong đó thu nội địa đạt 872 tỷ đồng, tăng bình quân 13,4%/năm. Tổng chi ngân sách giai đoạn 2011 - 2015 là 4.900 tỷ đồng, tăng 1,74 lần so với giai đoạn 2006 - 2010, tăng bình quân 14,6%/năm. Trong đó chi đầu tư phát triển là 1.236 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25,2% tổng chi ngân sách, tăng bình quân 15,3%/năm. Thực hiện tốt quy chế công khai tài chính của các cấp ngân sách, các đơn vị trên địa bàn, các dự án đầu tư XDCB có sử dụng vốn NSNN và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định.

Đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 - 2015. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, khai thác tài nguyên phục vụ phát triển KT-XH được chỉ đạo thực hiện chặt chẽ, hạn chế được các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai. Công tác bảo vệ môi trường có chuyển biến tích cực. Toàn huyện đã xây dựng được 56 bãi rác tập trung, duy trì 146 tổ thu gom rác thải, đã có 96% số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, xây dựng 9 nhà máy nước để cấp nước sạch cho các xã, thị trấn, đến nay

đã cấp nước cho 23 xã, thị trấn trong huyện (Ủy ban nhân dân huyện Đông Hưng, 2016).

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Đông Hưng

TT Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 2016 I Dân số Nghìn người 232,7 232,9 233 233,1 233,1 233,1 1 Nữ Nghìn người 119,6 120,2 120,3 120,3 120,4 120,4 2 Nam Nghìn người 113,1 112,7 112,7 112,8 112,7 112,7 II Số hộ dân cư Hộ 76.255 78.073 80.911 82.407 84.060 84.214 III Số hộ nghèo Hộ 7.457 6.895 5.123 3.935 2.598 4.308 IV Tỷ lệ hộ đói nghèo % 9,78 8,83 6,33 4,78 3,09 5,12 V Tổng GTSX Tỷ đồng 7.503,4 8.663,6 9.373,8 10.698,4 11.727,5 12.822,2 1 Thương mại - DV Tỷ đồng 1.712 2.054 2.335 2.663 3.007 3.320 2 Công nghiệp và XD Tỷ đồng 2.317,6 3.149,9 3.711,9 4.365,3 4.926,6 5.527,0 3 Nông nghiệp, thủy sản Tỷ đồng 3.473,8 3.459,7 3.327,0 3.670,1 3.793,9 3.975,3 VI Thu chi Ngân

sách 1 Tổng thu Ngân sách Tỷ đồng 522 939 790 904 938 960 2 Tổng chi Ngân sách Tỷ đồng 505 680 1.007 1.135 1.216 1.237 VII Số trường học Trường 123 123 124 124 122 120

1 THCS Trường 35 35 36 36 34 32 2 TH Trường 44 44 44 44 44 44 3 MN Trường 44 44 44 44 44 44 VIII Một số chỉ tiêu BQ 1 Tổng GTSX/1hộ Triệu đồng 98,40 110,97 115,85 129,82 139,51 152,26 2 Tổng GTSX/1người Triệu đồng 32,24 37,20 40,23 45,90 50,31 55,01 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình

3.1.2.2. Về văn hóa - xã hội

Giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ

Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. Giữ vững và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học, Trung học cơ sở; phổ cập giáo dục Tiểu học cho người lao động đến tuổi 35 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở cho thanh niên đến tuổi 25. Toàn huyện đã có 92/124 trường đạt chuẩn quốc gia. Hoạt động khoa học công nghệ đã đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội.

Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân

Công tác phòng, chống dịch bệnh, các chương trình mục tiêu y tế được chủ động triển khai và thực hiện có hiệu quả; chất lượng khám chữa bệnh ở các tuyến y tế được nâng lên, không để xảy ra dịch bệnh lớn. Đến hết năm 2015 toàn huyện có 39/44 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo tiêu chí mới. Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ, chăm sóc trẻ em được thực hiện tốt. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2015 thực hiện 7,2% (đạt mục tiêu đại hội).

Hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao

Sự nghiệp văn hoá được quan tâm đúng mức, công tác quản lý Nhà nước về văn hoá được chú trọng; hệ thống thiết chế văn hoá từng bước được tăng cường. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ngày càng phát triển, có chiều sâu. Toàn huyện có 82% số hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá; 81% số thôn, làng, tổ dân phố văn hoá và 70% số cơ quan, đơn vị văn hoá. Hệ thống phát thanh, truyền thanh từ huyện đến cơ sở được củng cố, chất lượng hoạt động được nâng lên, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Ðến nay, đài truyền thanh, truyền hình được lắp đặt hệ thống thu phát với công suất lớn, đồng thời phát triển thêm một số trạm thu phát lại ở những địa phương xa trung tâm. 100% xã, thị trấn có đài phát thanh, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu thông tin công tác lãnh đạo và nhu cầu giải trí của nhân dân.

Công tác an sinh xã hội, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm

Các cấp uỷ đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách đối với người và gia đình có công, chính sách xã hội, chương trình giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững. Trong 5 năm đã huy động các nguồn lực hỗ trợ để xây mới và sửa chữa 481 nhà ở cho các đối tượng chính sách. Toàn huyện có 754 mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu cao quý Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; trong đó các mẹ còn sống được các cơ quan, đơn vị

trong và ngoài huyện nhận phụng dưỡng suốt đời. Năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%, tăng 3,5% so với năm 2010, hàng năm tạo việc làm mới cho 3.965 lao động, trong đó xuất khẩu lao động 320 người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 10,6% năm 2010 xuống còn 3,11% năm 2015.

3.1.3. Đánh giá chung

3.1.3.1. Thuận lợi

- Huyện Đông Hưng tiếp giáp với Thành phố Thái Bình, hệ thống giao thông đồng bộ, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, nông nghiệp của huyện cùng với lợi thế tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và giao lưu buôn bán.

- Hệ thống giao thông thuận tiện cho việc trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật giữa nhân dân trong huyện với nhân dân các huyện khác, trong tỉnh và các tỉnh bạn.

- Địa hình bằng phẳng, đất đai, khí hậu thuận lợi tạo điều kiện để đa dạng hóa cây trồng, từ đó phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm, cần cù, chịu khó. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động khá cao, người lao động đã được đào tạo nâng cao tay nghề. Đây là nguồn lao động dồi dào tạo điều kiện phát triển kinh tế của huyện.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội của huyện trong những năm qua được tăng cường, nhiều công trình, dự án được đầu tư xây dựng.

- Hệ thống chính trị ổn định, đoàn kết, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, XDCB giảm tỷ trọng nông nghiệp.

- Công tác quản lý ngân sách được tăng cường, việc quản lý điều hành chi NSX đã được chỉ đạo bám sát dự toán năm và các chương trình mục tiêu theo kế hoạch.

3.1.3.2. Khó khăn

- Đông Hưng vẫn là huyện nông nghiệp, công nghiệp mới phát triển, người dân vẫn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp nên mức sống chưa cao.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, hiện tượng phát triển không đồng đều giữa các ngành, các vùng và địa phương. Dịch vụ tăng trưởng còn thấp không ổn định dù tiềm năng còn lớn. Chi phí sản xuất còn cao, nhất là trong công nghiệp, chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ

chưa cao, sản xuất còn manh mún mang tính tự phát.

- Công tác chỉ đạo, điều hành ngân sách nói chung và chi NSX nói riêng tuy đã được quan tâm nhưng vẫn còn những hạn chế, việc hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện chi tiết chưa đảm bảo.

3.1.4. Khái quát về Phòng Tài chính – Kế hoạch, huyện Đông Hưng

3.1.4.1. Vị trí và chức năng

1. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đông Hưng là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Đông Hưng, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.

Việc thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân của Phòng Tài chính - Kế hoạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nội vụ hướng dẫn.

2. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đông Hưng có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của UBND Đông Hưng; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực tài chính của Sở Tài chính tỉnh Thái Bình.

3.1.4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về lĩnh vực tài chính và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

1. Trình UBND huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực tài chính thuộc trách nhiệm quản lý của phòng.

2. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tham mưu, giúp UBND cấp huyện theo dõi thi hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách xã ở huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)