Thái Bình
Đứng trên góc độ quản lý thì chi ngân sách xã trong phạm vi 1 huyện bao quát được đầy đủ hoạt động của nội dung chi ngân sách xã, huyện Kiến Xương là một huyện thuộc tỉnh Thái Bình, có đặc điểm tương đồng với huyện Đông Hưng, về góc độ quản lý đều trực thuộc UBND tỉnh Thái Bình và chịu sự quản lý về chuyên môn của Sở Tài chính và sở Kế hoạch và đầu tư.
Huyện Gia Lộc thành phố Hải Dương được đánh giá là huyện thực hiện tốt công tác điều hành dự toán chi ngân sách xã, huyện cũng có đặc điểm tương đồng với huyện Đông Hưng. Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý tài chính ngân sách xã tại huyện Gia Lộc để có những định hướng và tìm ra giải pháp để áp dụng đối với huyện Đông Hưng.
Ngân sách xã là cấp ngân sách cuối cùng trong hệ thống NSNN, UBND xã Quảng Xương là đơn vị cấp cơ sở trực tiếp quản lý nội dung chi của ngân sách cấp xã, nghiên cứu ngân sách xã Quảng Yên để tìm ra những ưu điểm, nhược điểm có thể vận dụng và rút kinh nghiệm trong công tác quản lý chi ngân sách xã của huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về NSNN và quản lý chi NSX; kinh nghiệm tổ chức, quản lý ngân sách ở một số địa phương, có thể rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vào quản lý chi Ngân sách xã, trong đó có huyện Đông Hưng – tỉnh Thái Bình, như sau:
Một là, công tác quản lý tài chính phải thực hiện theo Luật quy định riêng về ngân sách nhà nước và được thực hiện quản lý chặt chẽ trên cơ sở quy định của Luật và các văn bản quy định có liên quan.
Hai là, các địa phương đều thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, có hiệu quả chi ngân sách xã trên toàn bộ các khâu của chu trình ngân sách (từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN).
Ba là, các địa phương rất coi trọng công tác phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho việc hoạch địch chính sách kinh tế vĩ mô và các chính sách liên quan đến chi ngân sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện và vững chắc.
Bốn là, các địa phương khác nhau có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, có phương thức tạo lập ngân sách khác nhau nhưng đều rất coi trọng cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý ngân sách, nhất là cải cách thể chế, cơ chế quản lý chi ngân sách cho phù hợp với tiến trình phát triển và thông lệ quốc tế; cải tiến các quy trình, thủ tục hành chính và tinh giản bộ máy quản lý chi ngân sách ở các cấp; tập trung sử dụng có hiệu quả công cụ quản lý để phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực chi đầu tư phát triển; hướng quản lý chi ngân sách theo kết quả đầu ra.
Năm là, các địa phương đều thống nhất chỉ đạo và mạnh dạn phân cấp quản lý nhiệm vụ đi đôi với phân cấp quản lý chi ngân sách cho các cấp chính quyền cấp dưới trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho cấp dưới phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo các quy định của pháp luật, thực hiện quản lý tài chính và sử dụng linh hoạt nguồn lực tài chính, cho phép thi hành những biện pháp tài chính cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Kinh nghiệm của địa phương khác là rất quý báu, tuy nhiên, do thể chế chính trị, đặc điểm kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và chính sách phát triển trong từng giai đoạn của từng địa phương, từng quốc gia khác nhau nên nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm của địa phương khác phải sáng tạo, hợp lý, linh hoạt giúp cho việc quản lý chi Ngân sách xã có hiệu quả hơn.
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU