Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách xã ở huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 47)

3.2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Nguồn thông tin thứ cấp để phục vụ cho đề tài được lấy từ sách báo, internet, các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản, chỉ thị, thông tin hướng dẫn liên quan đến quản lý chi ngân sách xã, các báo cáo tổng kết của UBND huyện, báo cáo tổng kết thu, chi NSX huyện Đông Hưng.

Số liệu đã được công bố qua báo cáo tổng kết, báo cáo trình HĐND huyện phê chuẩn dự toán chi ngân sách hàng năm của cấp xã.

Số liệu về quản lý chi NSX tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đông Hưng qua một vài năm; báo cáo quyết toán NSNN trên địa bàn qua các năm; các mẫu biểu chứng từ hạch toán; một số báo cáo khác làm nguồn tài liệu cung cấp thông tin cho đề tài.

Tham khảo số liệu qua một số cuộc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng từ đó xác định được nguyên nhân của thất thoát lãng phí, trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị các biện pháp xử lý điều chỉnh kịp thời.

3.2.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng được chọn đại diện trên địa bàn bằng phiếu điều tra đã xây dựng sẵn và các ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý NSX trên địa bàn huyện.

Một số thông tin thông qua lấy ý kiến một số cán bộ, một số cơ quan, cá nhân liên quan, thông qua các cuộc họp giao ban, thảo luận dự toán ngân sách cấp xã hàng năm về định mức chi của cấp xã, các nội dung thông tin thông qua các phiếu thăm dò đánh giá một số nội dung cụ thể.

Các dữ liệu thu thập được sẽ là cơ sở để đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách xã ở huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)