Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách xã ở huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 49 - 53)

Ngân sách xã là một bộ phận trong hệ thống ngân sách nhà nước, nhận thức được tầm quan trong của NSX trong hệ thống NSNN, trong những năm qua công tác quản lý NSX tại địa bàn huyện Đông Hưng, thường xuyên được Huyện ủy, HĐND và UBND huyện quan tâm chỉ đạo, do đó công tác quản lý NSX tại huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Tổ chức quản lý chi NSX của huyện thể hiện qua sơ đồ 4.1.

Sơ đồ 4.1. Tổ chức quản lý chi ngân sách xã

Nguồn: Bộ Tài chính (2016) Ban quản lý tài chính ngân sách

tại các xã, thị trấn UBND xã, thị trấn

KBNN, các phòng, ban chuyên môn huyện Đông Hưng UBND huyện Đông Hưng

HĐND huyện Đông Hưng

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện

Đông Hưng HĐND xã, thị trấn

Trong tổ chức quản lý chi NSX, trên cơ sở Nghị quyết của HĐND huyện, UBND huyện ban hành Quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách cho các xã, thị trấn, UBND xã hoàn chỉnh dự toán NSX và phương án phân bổ NSX trình HĐND xã quyết định. Đối với công tác quyết toán chi NSX, Phòng Tài chính huyện có trách nhiệm thẩm định quyết toán chi NSX, tổng hợp, lập quyết toán thu, chi ngân sách huyện (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã) báo cáo UBND huyện xem xét trình HĐND huyện phê chuẩn.

KBNN và các phòng, ban chuyên môn của huyện thực hiện chức năng phối hợp trong công tác quản lý chi NSX.

HĐND xã thực hiện chức năng giám sát, quyết định dự toán, phê chuẩn quyết toán chi NSX theo quy định.

Tham gia trực tiếp công tác quản lý chi NSX là Phòng Tài chính - kế hoạch huyện và Ban quản lý tài chính ngân sách tại các xã, thị trấn thuộc huyện.

4.1.1.1. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

Phòng Tài chính- Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý Nhà nước về tài chính, ngân sách, giá cả, đăng ký kinh doanh và quản lý công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện theo quy định; chịu sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của UBND huyện, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư. Việc hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chi NSX do bộ phận phụ trách tài chính NSX thực hiện và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí phó trưởng phòng phụ trách.

Công tác tổ chức bộ máy hiện tại Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình có 10 biên chế, gồm Trưởng phòng, 03 Phó trưởng phòng và 06 chuyên viên.Tổ chức bộ máy quản lý được thể hiện qua sơ đồ 4.2.

- Trưởng Phòng: Là người chịu trách nhiệm trước UBND huyện và Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư về điều hành các hoạt động của cơ quan phòng Tài chính - Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Triển khai các chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên về công tác quản lý Tài chính, kế hoạch, xử lý những vấn đề chi tiêu thường xuyên, đột xuất đáp ứng nhu cầu kinh tế của địa phương.

- Phó trưởng phòng (1): Giúp việc cho trưởng phòng trong các lĩnh vực : Tổng hợp ngân sách chung, trực tiêp phụ trách bộ phận Ngân sách huyện, tài chính Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, thủy lợi phí; Chuyên quản các đơn vị Văn phòng huyện ủy, Văn phòng HĐND và UBND huyện và thẩm định hồ sơ cho thuế đất của các tổ chức cá nhân.

- Phó trưởng phòng (2): Giúp việc cho trưởng phòng trong các lĩnh vực: Kế hoạch đầu tư, trực tiếp thẩm định quyết toán các công trình XDCB, công tác giá cả thị trường

- Phó trưởng phòng (3): Phó trưởng phòng. Giúp việc cho trưởng phòng trong các lĩnh vực: Ngân sách cấp xã, xây dựng giá đất, hệ số giá đất hàng năm.

Sơ đồ 4.2. Sơ đồ bộ máy quản lý Phòng Tài chính – KH huyện Đông Hưng - tỉnh Thái Bình

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đông Hưng

- Chuyên viên theo dõi Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm trước nhà nước và trưởng phòng về các nghiệp vụ kế toán tại các đơn vị thụ hưởng ngân sách huyện, kinh phí ủy quyền; giúp trưởng phòng xây dựng dự toán, lập kế hoạch ngân sách huyện và kinh phí ủy quyền, cấp phát kinh phí ngân sách huyện.

Hướng dẫn và kiểm tra quyết toán ngân sách cấp huyện, kinh phí ủy quyền; theo dõi quản lý tài sản nhà nước tại các đợn vị sử dụng kinh phí ủy quyền; lập tổng quyết toán ngân sách trên địa bàn huyện theo quy định, điều hành hoạt động bộ máy kế toán của phòng.

Trưởng phòng Phó Trưởng phòng (1) Phó Trưởng phòng (2) Phó Trưởng phòng (3) Chuyên viên phụ trách công tác Kế hoạch, giá cả thị trường Chuyên viên theo dõi tài chính các HTX dịch vụ nông nghiệp Chuyên viên phụ trách công tác Tài chính NSX Chuyên viên theo dõi các đơn vị Hành chính - Sự nghiệp Chuyên viên phụ trách công tác Tài chính NSX Chuyên viên Kế toán tổng hợp

Trực tiếp làm công tác Đăng ký kinh doanh

- Chuyên viên theo dõi các đơn vị HCSN: Có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra quyết toán các đơn vị dự toán ngân sách huyện; theo dõi quản lý tài sản nhà nước tại các đơn vị sử dụng ngân sách huyện; theo dõi nhập nguồn kinh phí hệ thống TabMis.

- Chuyên viên theo dõi tài chính các HTXDVNN: Hướng dẫn các HTX Dịch vụ nông nghiệp trong công tác quản lý tài chính HTX, thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ thủy lợi phí và các nguồn kinh phí hỗ trợ khác theo quy định.

- Chuyên viên theo dõi công tác kế hoạch: Phụ trách công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện đồng thời kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các đơn vị thực hiện kế hoạch được giao. Thực hiện quản lý, giám sát một số công trình dự án của huyện về lĩnh vực đầu tư , theo dõi các công trình XDCB của huyện.

- 02 chuyên viên quản lý NSX: Có trách nhiệm hướng dẫn các xã, thị trấn xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; theo dõi nguồn kinh phí hỗ trợ cấp xã; hướng dẫn kiểm tra việc quản lý, điều hành ngân sách cấp xã; hướng dẫn, kiểm tra việc lập báo cáo thu, chi tháng, quý và báo cáo quyết toán ngân sách cấp xã.

Nhiệm vụ và quyền hạn giữa các bộ phận và các nhân viên trong phòng được phân định một cách rõ ràng. Song giữa các bộ phận và các nhân viên đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc tổ chức điều hành hoạt động chung của toàn đơn vị.

Trong những năm qua thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện đã phối kết hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức nhiều cuộc tập huấn về quản lý NSX tại các xã, thị trấn trên địa bàn, đến nay các xã, thị trấn của huyện đều đã sử dụng thành thạo các phần mềm phục vụ cho công tác kế toán, quyết toán tại các xã, thị trấn, công tác quản lý tài chính ngày được nâng lên góp phần quan trọng tăng cường công tác quản lý và điều hành tài chính ngân sách.

4.1.1.2. Ban quản lý tài chính ngân sách tại các xã, thị trấn

Có nhiệm vụ giúp UBND các xã, thị trấn thực hiện quản lý tài chính NSX nói chung, quản lý chi NSX nói riêng theo quy định của nhà nước và sự hướng dẫn chỉ đạo của cơ quan tài chính cấp trên. Hiện nay, việc tổ chức bộ máy quản lý chi NSX tại các xã, thị trấn huyện Đông Hưng bao gồm: Chủ tịch UBND xã là chủ tài khoản, Công chức Tài chính - kế toán và Thủ quỹ:

- Chủ tịch UBND xã: Là người phụ trách chung mọi hoạt động và chịu trách nhiệm trước Đảng ủy - HĐND - UBND về công tác quản lý, chấp hành và quyết toán chi NSX hàng năm cũng như các hoạt động tài chính của xã; Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản công, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật.

- Công chức Tài chính - kế toán:

+ Tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã trong lĩnh vực tài chính, kế toán trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

+ Xây dựng dự toán chi NSX báo cáo UBND xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán chi ngân sách trên địa bàn xã.

+ Kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật.

+ Thực hiện công tác kế toán ngân sách theo quy định của pháp luật.

+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp xã theo quy định của pháp luật.

- Thủ quỹ: Quản lý toàn bộ quỹ tiền mặt của xã, có trách nhiệm rút tiền mặt từ KBNN về quỹ, thu tiền mặt nhập quỹ hay xuất quỹ khi có yêu cầu; Thực hiện báo cáo quỹ theo quy định. Chịu trách nhiệm trước Ban Tài chính, UBND xã về công tác quản lý thu, chi tiền mặt của xã.

Những năm gần đây, công tác phân công, tổ chức cán bộ làm công tác quản lý ngân sách nói chung, quản lý NSX nói riêng luôn được Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Đông Hưng và các cấp, các ngành quan tâm, đảm bảo ưu tiên tuyển dụng những người có đủ năng lực chuyên môn, vững và hiểu biết công tác kế toán, quản lý ngân sách. Đội ngũ cán bộ quản lý NSX luôn được kiện toàn, hầu hết trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên và luôn được tham dự các lớp tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn, đảm bảo vận hành được hoạt động của bộ máy, cung cấp đủ nguồn lực cho hoạt động của hệ thống chính quyền cấp xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách xã ở huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)