Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu thuế thu nhậpdoanh nghiệp
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế thu nhậpdoanh nghiệp
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.
2.1.4.1. Nhân tố khách quan
* Tình hình kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu: Tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến hiệu quả cơng tác quản lý thuế TNDN nói chung và quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp nói riêng, cụ thể: Nếu địa bàn nghiên cứu có tình hình phát triển kinh tế, xã hội hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu và hiệu quả kinh tế, từ đó tránh tình trạng chây ỳ trong nộp thuế, và vì vậy hồn thiện cơng tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp (Lê Thị Mỹ Linh, 2015).
* Đặc điểm của nền kinh tế: Đặc điểm của nền kinh tế cũng tác động đến hiệu quả công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp tại các cơ quan thuế. Một nền kinh tế lạc hậu thì ý thức chấp hành pháp luật thường khơng cao, và một nền kinh tế phát triển thì ý thức chấp hành pháp luật từ phía các DN, trong đó có các doanh nghiệp sẽ cao hơn, và khi ý thức chấp hành pháp luật, ý thức nộp thuế đúng quy định sẽ giúp hồn thiện cơng tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp tại các cơ quan thuế (Lê Thị Mỹ Linh, 2015).
* Chính sách, pháp luật: Chính sách, pháp luật của quốc gia có ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý thuế TNDN nói chung và quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp nói riêng, cụ thể: Nếu các doanh nghiệp được hoạt động trong một mơi trường kinh doanh có hệ thống khung pháp lý hồn thiện, đồng thời các chính sách của Nhà nước hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp phát triển, thì khi đó, hiệu quả cơng tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp sẽ tốt hơn và ngược lại, bởi khi được hỗ trợ tốt, các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn và khơng gây khó khăn, trở ngại trong trách nhiệm nộp thuế đủ và đúng thời hạn theo quy định của pháp luật (Lê Thị Mỹ Linh, 2015).
* Sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan với cơ quan thuế: Sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan với cơ quan thuế có ảnh hưởng đến hiệu quả cơng tác quản lý thuế TNDN nói chung và quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp nói riêng, cụ thể: Nếu các cơ quan thuế tăng cường hiệu quả sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan và cơ quan mình thì sẽ nhận được những hỗ trợ, giúp đỡ từ phía các cơ quan ban ngành, tăng hiệu quả kinh tế, lợi nhuận cũng như giá trị của doanh nghiệp trên thị trường, và khi DN hoạt động có hiệu quả thì trách nhiệm nộp thuế sẽ được thực hiện tốt hơn, từ đó hồn thiện cơng tác quản lý thuế TNDN đối với các DN nói chung, trong đó có các các doanh nghiệp (Lê Thị Mỹ Linh, 2015).
* Sự phối hợp của Người nộp thuế: Người nộp thuế chính là các đối tượng để cơ quan thuế thực hiện chức năng quản lý thuế của mình. Ngồi các yếu tố nói trên thì việc phối hợp chấp hành của người nộp thuế đóng vai trị rất quan trọng trong việc quản lý thuế của Cơ quan thuế. Người nộp thuế có hiểu biết về chính sách pháp luật thuế và chấp hành đúng các quy định của pháp luật sẽ giúp cho việc quản lý thu thuế tốt hơn, cơng khai, minh bach, bình đẵng hơn, ngược lại người nộp thuế có hiểu biết về pháp luật thuế nhưng chây ỳ tìm cách trốn thuế thì sẽ làm cho việc quản lý thu thuế rất phức tạp. Cơ quan thuế mất nhiều nguồn lực và dễ dẫn đến việc khơng hồn thành chỉ tiêu thu ngân sách (Lê Thị Mỹ Linh, 2015).
2.1.4.2. Nhân tố chủ quan
* Quy trình quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp: Quy trình quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp tại các cơ quan thuế. Quy trình này có hợp lý và hiệu quả hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện từng khâu trong quy trình quản lý thuế, từ lập kế hoạch, triển khai thực hiện đến báo cáo kết quả thực hiện, và vì vậy ảnh hưởng đến hiệu quả cơng tác. Nếu quy trình chồng chéo và khơng thể hiện sự phân công rõ ràng giữa các bộ phận thực hiện cũng sẽ giảm hiệu quả công tác quản lý thuế TNDN đối với DN, trong đó có các các doanh nghiệp (Lê Thị Mỹ Linh, 2015).
* Hệ thống thông tin hỗ trợ: Hệ thống thông tin hỗ trợ là yếu tố thứ ba ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp nói chung. Hệ thống thông tin hỗ trợ đầy đủ, tiên tiến, được nâng cấp thường xuyên sẽ là điều giúp cơng tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN đối với các đối tượng nộp thuế, trong đó có các doanh nghiệp hiệu quả hơn (Lê Thị Mỹ Linh, 2015).
* Trình độ, nghiệp vụ của cán bộ quản lý thuế tại các cơ quan thuế: Trình độ, nghiệp vụ của cán bộ quản lý thuế tại các cơ quan thuế là yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý thuế TNDN đối với DN nói chung và với các doanh nghiệp nói riêng. Nếu trình độ và nghiệp vụ cán bộ quản lý thuế cao thì cơng tác quản lý thuế TNDN đối với các các doanh nghiệp sẽ tốt hơn và ngược lại (Lê Thị Mỹ Linh, 2015).