Giải pháp về hoàn thiện các nội dung trong công tác quản lý thu thuế thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 92 - 96)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.5. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế thu nhậpdoanh nghiệp

4.5.2. Giải pháp về hoàn thiện các nội dung trong công tác quản lý thu thuế thu

- Hoàn thiện quản lý khai thuế TNDN

Tăng cường công tác quản lý kê khai thuế, đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ kê khai, nâng cấp đảm bảo đường truyền dữ liệu trong cơ quan thuế được ổn định để tạo điều kiện cho DN thực hiện kê khai, nộp hồ sơ khai thuế qua mạng được nhanh chóng, đạt kết quả cao. Đồng thời, với đặc thù của công tác kê khai thuế TNDN qua mạng internet là dữ liệu được cập nhật tự động vào hệ thống các phần mềm quản lý của ngành thuế. Vì vậy, cán bộ làm công tác kê khai thuế phải thường xun duy trì và tăng cường rà sốt các hồ sơ khai thuế TNDN của DN. Trường hợp NNT nộp hồ sơ không đầy đủ phải đôn đốc kịp thời, kiên quyết xử phạt đối với các trường hợp NNT chậm nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định hoặc NNT khơng nộp hồ sơ khai thuế, nhằm nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế cũng như tạo sự cân bằng, bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế đối với tất cả DN.

- Hoàn thiện quản lý nộp và nợ thuế TNDN

Để làm tốt công tác quản lý nộp và nợ thuế TNDN, Chi cục Thuế huyện Hương Sơn cần phải:

- Đối với cán bộ làm cơng tác kế tốn thu nộp NSNN cần yêu cầu NNT thực hiện điều chỉnh kịp thời mục lục NSNN trong trường hợp NNT nộp tiền thuế sai chương loại tiểu mục, để đảm bảo công tác lập sổ theo dõi nợ thuế TNDN của DN được chính xác và phản ánh đúng số nợ thuế của DN. Định kỳ, cần đối chiếu số thu nộp với DN bằng phương pháp gửi thư xác nhận nghĩa vụ

thuế qua mail. Nếu DN nào phát hiện có sự sai lệch thì liên hệ trực tiếp đến cơ quan thuế để đối chiếu trực tiếp.

- Đề xuất sửa đổi, nâng cấp các phần mềm theo dõi thu nộp TNDN cho phù hợp với thực tiễn nhằm quản lý chính xác, kịp thời các số thuế phát sinh, nợ đọng cũng như số thuế TNDN phát sinh phải nộp sau kỳ quyết toán năm. Đẩy mạnh việc triển khai nộp thuế điện tử tới DN để tiết kiệm thời gian, chi phí, tạo thuận lợi cho DN có thể nộp thuế mọi lúc mọi nơi góp phần thực hiện cải cách hiện đại hóa ngành thuế.

- Xây dựng tổ, đội quản lý thuế giỏi, cán bộ thuế gương mẫu với ý thức trách nhiệm cao hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Giao trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ các cấp trong Chi cục để đảm bảo công tác quản lý nợ thuế được đồng nhất và hiệu quả.

- Bố trí phân cơng lại cán bộ quản lý cho phù hợp với năng lực, trình độ của từng người nhằm phát huy năng lực ,tuỳ theo đặc điểm địa bàn và quy mô của đối tượng sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả cơng tác; chấm dứt tình trạng phân chia theo tổ nhóm phụ trách và chịu trách nhiệm tồn bộ theo địa bàn; khơng nhất thiết phải bố trí theo kiểu bình qn mà xem xét để tăng cường cán bộ quản lý các DN lớn.

- Tăng cường các biện pháp quản lý thu nợ, thực hiện tốt quy trình quản lý nợ, cưỡng chế thuế. Phấn đấu giảm tỷ lệ nợ trong tổng số thu NSNN trên địa bàn theo chỉ tiêu giao của Cục Thuế. Giảm tối đa nợ chờ xử lý và nợ đã nộp ngân sách đang chờ điều chỉnh;

- Rà soát 100% nợ đọng, thường xuyên đối chiếu nợ nhằm tránh sai sót nợ ảo; đối với số nợ khơng cịn đối tượng thu (bỏ trốn, mất tích, giải thể, phá sản) thì lập hồ sơ trình cấp thẩm quyền khoanh nợ; Đối với các khoản nợ thơng thường thì lập kế hoạch thu ngay: Bằng biện pháp gọi điện, mời lên làm việc, thuyết phục; phát hành 100% thông báo đến đối tượng nợ để đôn đốc thu; đối với nợ chây ỳ, nợ lớn do tài chính của DN khó khăn thì mời lên lập biên bản u cầu nộp. Đối trường hợp chây ỳ, khó thu thực hiện cưỡng chế nợ thuế bằng lệnh thu; thực hiện thu qua việc bù trừ hoàn thuế; phong tỏa các tài khoản ngân hàng, tín dụng; Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi hóa đơn, kết hợp với Sở kế hoạch đầu tư cưỡng chế thu hồi giấy phép… đặc biệt chú trọng ấp dụng áp dụng cưỡng chế nợ Thuế qua bên thứ

ba (chủ đầu tư) và cưỡng chế sử dụng hóa đơn. Thực hiện thơng báo cơng khai các doanh nghiệp có số nợ lớn trên phương tiện thông tin đại chúng.

- Theo dõi chặt chẽ sự biến động thường xuyên của các khoản nợ thuế, phân tích, đánh giá và phân loại nợ đúng tính chất để có kế hoạch thu nợ hiệu quả; kiến nghị xử lý nợ theo quy định. Gắn trách nhiệm quản lý, đôn đốc thu nợ của cán bộ với các khoản nợ được giao; động viên, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhận thực hiện tốt nhiệm vụ.

- Hoàn thiện quản lý miễn giảm thuế TNDN

Hương Sơn là địa bàn miền núi có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nên được ưu đãi, miễn thuế TNDN trong vòng bốn năm đầu thành lập kể từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 50% số thuế phải nộp trong vịng chín năm tiếp theo. Áp dụng thuế suất ưu đai 10% trong vòn 15 năm đối với trường hợp các doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn.

Trong Những năm qua công tác quản lý miễn, giảm thuế TNDN luôn được Chi cục Thuế Hương Sơn coi trọng, việc quản lý từng bước được cải thiện. Để công tác quản lý miễn giảm thuế TNDN ngày càng hiêu quả hơn chi cục thuế Hương Sơn cần hoàn thiện một số nội dung:

- Phổ biến tuyên truyền các chính sách pháp luật thuế tới tận từng người nộp thuế trong đó có việc kê khai miễn, giảm thuế TNDN.

- Tăng cường công tác giám sát hồ sơ khai thuế của người nộp thuế dể phát hiện kịp thời các sai sót.

- Theo dõi, đánh giá tính chấp hành trong kê khai miễn giảm thuế do người nộ thuế tự kê khai và qua công tác thanh tra của cơ quan thuế.

Hiện luật thuế thu nhập doanh nghiệp có quá nhiều trường hợp miễn giảm thuế làm cho công tác thuế trở nên phức tạp, tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp tìm cách để trốn lậu thuế, làm xói mịn cơ sở đánh thuế.

- Hồn thiện kiểm tra thuế TNDN

Nhìn chung, cơng tác kiểm tra thuế nói chung và kiểm tra thuế TNDN nói riêng tại Chi cục thuế huyện Hương Sơn được quán triệt và thực hiện đồng bộ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng cịn một số hạn chế, xuất phát từ đội ngũ nhân viên thực hiện công tác kiểm tra. Như vậy, thời gian sắp tới, Chi cục thuế huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh cần quán triệt và triển khai các kế hoạch nhằm nâng cao

năng lực cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác kiểm tra thuế TNDN tại Chi cục, đồng thời, tăng số lần kiểm tra thuế để từ đó kịp thời xử lý các phát sinh, tránh những rủi ro do không kiểm tra thuế thường xuyên.

- Phấn đấu hoàn thành kế hoạch kiểm tra từng thời kỳ cả về chất lượng và số lượng.

- Thiết lập hệ thống các bộ chỉ tiêu phân tích dọc, ngang các thơng tin trên hồ sơ khai thuế qua các năm của từng DN theo đặc thù của từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh để đề xuất nâng cấp ứng dụng phân tích rủi ro sát với thực tế.

- Cần đổi mới phương pháp kiểm tra thuế TNDN, bố trí sắp xếp lại các cán bộ đoàn kiểm tra, thành lập đoàn kiểm tra theo từng chuyên đề chuyên sâu. Bởi đối với mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau cần phải có những phương pháp kiểm tra khác nhau.

- Việc thực hiện quy trình đối với cơng tác kiểm tra thuế cần tuân thủ, nguyên tắc hơn nữa. Cần đảm bảo mọi cuộc kiểm tra không được kéo quá thời gian quy định, và việc theo dõi, chấn chỉnh DN thực hiện các yêu cầu, kiến nghị sau kiểm tra phải được đôn đốc chặt chẽ.

- Triệt để áp dụng các chỉ tiêu phân tích rủi ro về thuế trong cơng tác kiểm tra thuế, rút ngắn thời gian phân tích hồ sơ, thời gian kiểm tra của các đoàn kiểm tra.

- Học tập kinh nghiệm của các chi cục Thuế bạn hoặc các tỉnh để từ đó đúc rút kinh nghiệp trong công tác kiểm tra.

- Hoàn thiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế TNDN

- Khuyến khích các doanh nghiệp, trong đó có các DN thực hiện tự giác kê khai đúng, nộp thuế TNDN đủ theo quy định của pháp luật.

- Tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn để đấu tranh, ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời người nộp thuế có hành vi vi phạm về thuế.

- Giải quyết nhanh gọn các thủ tục miễn thuế, giảm thuế TNDN DN, tạo sự thoải mái cao nhất cho các DN khi thực hiện các thủ tục liên quan đến miễn và giảm thuế TNDN tại cơ quan thuế.

- Đào tạo kỹ năng và nghiệp vụ thực hiện các thủ tục miễn thuế, giảm thuế TNDN, tránh gây phiền nhiễu cho các đối tượng thực hiện các thủ tục tại Chi cục.

- Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các DN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)