Quản lý thu thuế thu nhậpdoanh nghiệp ở một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 37)

2.2.2.1. Kinh nghiệm về quản lý nợ thuế thu nhập doanh nghiệp tại địa bàn huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

Trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở Tĩnh Hà Tĩnh do sự cố môi trường Biển nên việc nợ thuế có chiều hướng gia tăng, ngay từ đầu năm, Chi cục thuế huyện Đức Thọ không năm ngoài ngoại lệ đó. Nắm bắt được tình hình nên chi cục đã triển khai nhiều biện pháp phân loại nợ đọng tiền thuế, quản lý thu nợ, đồng thời chỉ đạo quyết liệt các chi cục thuế thực hiện kế hoạch giảm nợ. Chỉ đạo đến từng cán bộ chuyên quản và bộ phận quản lý nợ thường xuyên nắm bắt tình hình nợ thuế của người nộp thuế, xây dựng chương trình, kế hoạch thu nợ, giao chỉ tiêu thu nợ thuế cụ thể đến từng cán bộ thuế, từng địa bàn cụ thể để tăng cường quản lý, tăng thu, giảm nợ đọng tiền thuế. Ngành thuế phấn đấu tỷ lệ nợ thuế so với số thực hiện thu ngân sách trên

địa bàn năm 2017 không vượt quá 5%. Chi cục yêu cầu cán bộ quản lý phải in thông báo “mẫu 07/QTr-QLN” đến tất cả các tổ chức, cá nhân còn nợ đọng tiền thuế, đồng thời xác định nguyên nhân mời làm việc đối chiếu nợ và lập biên bản yêu cầu nộp thuế đối với những trường hợp có khả năng thu nhưng chây ỳ, sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ thuế. Đối với những khoản nợ thuế khó thu, Chi cục tập trung rà soát, phân loại và củng cố hồ sơ pháp lý để xử lý dứt điểm và kiến nghị cấp có thẩm quyền xóa nợ theo quy định. Đối với những khoản nợ chờ xử lý, Chi cục tiến hành rà soát các khoản nợ mà NNT có thể nộp nhầm, nộp sai mục lục ngân sách. Trong năm 2017, tổng số tiền nợ thuế hơn 2,35 tỷ đồng, trong đó nợ khó thu 0,88 tỷ đồng, nợ chờ xử lý hơn 0,63 tỷ đồng. Thông qua công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế năm 2017 cho thấy, đã có nhiều chuyển biến quan trọng về chất lượng, ý thức chấp hành Pháp luật thuế của các DN trên địa bàn đã được nâng lên rõ rệt. Đa số các DN thực hiện kê khai đã chủ động nộp thuế vào NSNN. Tuy nhiên, bên cạnh đó cho thấy số nợ đọng tiền thuế vẫn còn ở mức cao. Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế ở Chi cục thuế mới dừng lại ở việc cưỡng chế sữ dụng hóa đơn và phong tỏa tài khoản thông qua việc nắm bắt thông tin từ ngân hàng. Việc thu thập thông tin về tài khoản của NNT mất nhiều thời gian do NNT mở tài khoản tại nhiều ngân hàng. Trong các DN có số tiền nợ thuế lớn thì hầu hết không có tiền trong tài khoản tại các ngân hàng nên ngành thuế không thể thực hiện cưỡng chế theo quy định. Một số DN có thói quen thanh toán bằng tiền mặt hoặc thường xuyên thay đổi tài khoản tại ngân hàng, mở tài khoản tại ngân hàng ngoài tỉnh nhưng không khai báo với cơ quan thuế nên việc thực hiện cưỡng chế nợ thuế kéo dài, hiệu quả chưa cao (Đội kiểm tra - QLN &CCNT,

Chi cục Thuế huyện Đức Thọ, 2017). Để hoàn thành kế hoạch quản lý nợ và

cưỡng chế nợ thuế năm 2017, chi cục thường xuyên thực hiện công tác rà soát NNT còn nợ thuế để đưa vào quản lý nợ thuế theo quy định, tăng cường các biện pháp cưỡng chế NNT có số thuế nợ đọng lớn, đồng thời hướng dẫn NNT thực hiện các thủ tục gia hạn đối với các trường hợp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có số tiền nợ do nguyên nhân chưa được thanh toán vốn đầu tư từ NSNN (Đội kiểm tra - QLN &CCNT, Chi cục Thuế huyện Đức Thọ, 2017).

2.2.2.2. Kinh nghiệm Công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Trong những năm qua, Trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đã đề ra nhiều giải pháp đổi mới và tăng cường công tác quản lý thu, áp dụng

đồng bộ nhiều giải pháp quản lý có hiệu quả, nhờ đó công tác kiểm tra thuế đã dần hoàn hiện. Kiểm tra thuế dựa trên kết quả phân tích, đánh giá, phân loại đối với từng cơ sở DN về mức độ thực hiện chính sách, chọn lọc để kiểm tra thuế đúng đối tượng, không tràn lan và không gây phiền hà cho các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt pháp luật thuế. Chi cục thuế huyện Thanh Chương đã thực hiện việc quản lý thuế theo mô hình chức năng gắn với cơ chế tự khai, tự nộp. Công tác kiểm tra thuế đã và đang dần hoàn thiện đó là việc kiểm tra thuế dựa trên kết quả phân tích đánh giá, phân loại đối với từng đối tượng nộp thuế. Việc kiểm tra thuế đúng đối tượng tránh tràn lan và gây ảnh hưởng đến các đối tượng chấp hành tốt việc nộp thuế. Có được kết quả trên là do công tác kiểm tra đã bước đầu chuyển từ cơ chế kiểm tra nhằm vào tất cả các đối tượng nộp thuế sang cơ chế kiểm tra theo mức độ rủi ro về thuế; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về tổ chức, cá nhân nộp thuế, sử dụng phân tích thông tin để xác định đối tượng và nội dung cần kiểm tra; Từng bước nâng cao hiệu quả, đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch trong kiểm tra NNT. Việc đổi mới hoạt động kiểm tra thuế góp phần phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực, nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng kiểm tra và tránh phiền hà cho những DN chấp hành tốt pháp luật thuế, tạo điều kiện phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của DN theo cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm (Nguyễn Văn Tuấn, 2017).

Vận hành tốt ứng dụng tin học của ngành thuế trong công tác kiểm tra thuế như: ứng dụng thanh tra - kiểm tra, ứng dụng hệ thống cơ sở dữ liệu báo cáo tài chính DN, hỗ trợ hệ thống kiểm tra tra cứu tình hình tài chính của DN, xác định quy mô kinh doanh của từng DN; phân tích, so sánh được một số chỉ tiêu chủ yếu trong báo cáo tài chính 3 năm theo các chỉ tiêu dọc, ngang của Báo cáo tài chính. Đồng thời giúp theo dõi kế hoạch kiểm tra; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch kiểm tra; theo dõi nhập lịch trình của đoàn kiểm tra kể từ khi ban hành ký Quyết định thanh tra- kiểm tra; báo cáo tổng kết kế hoạch kiểm tra; báo cáo tiến độ thực hiện các cuộc thanh tra- kiểm tra. Ngoài ra, các ứng dụng khác hỗ trợ như: Ứng dụng quản lý thuế; quản lý tình trạng thuế; Thông tin về quản lý thuế đối với NNT cũng hỗ trợ cho việc thu thập, phân tích rủi ro hồ sơ chính xác hơn trong công tác kiểm tra thuế (Nguyễn Văn Tuấn, 2017).

Thường xuyên cử cán bộ, chuyên viên làm công tác kiểm tra tham gia các lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, bám sát văn bản hướng dẫn của Nhà nước về công tác kiểm tra thuế. Bên cạnh đó, bổ sung thêm lực lượng

cán bộ viên chức công chức nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ làm công tác kiểm tra thuế. Tính đến năm 2017, số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra thuế là 12 cán bộ, chiếm 24% tổng số CBCC toàn chi cục thuế huyện Thanh Chương; trong đó: trình độ trên đại học chiếm 12%; đại học chiếm 68%; cao đẳng trung cấp chiếm 20% lực lượng CBCC làm công tác kiểm tra. Công tác kiểm tra thuế góp phần tích cực chống thất thu NSNN và nâng cao tuân thủ pháp luật thuế. Nhờ đẩy mạnh công tác kiểm tra và xử lý các vi phạm về thuế đã góp phần răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế. Qua công tác kiểm tra đã phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của NNT, đã tiến hành xử lý truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế... góp phần tích cực trong việc chống thất thu NSNN, nâng cao việc tuân thủ pháp luật về thuế của NNT (Nguyễn Văn Tuấn, 2017).

Trong 03 năm qua, tổng số xử lý truy thu thuế và phạt vi phạm hành chính qua công tác kiểm tra phải nộp NSNN 2.568 triệu đồng. Thông qua công tác kiểm tra đã hướng dẫn DN thực hiện việc kê khai, nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật về thuế; từng bước hạn chế thất thu thuế theo từng loại hình DN, theo từng ngành nghề, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế; tạo điều kiện để DN nâng cao nhận thức về pháp luật thuế, tự giác trong kê khai, quyết toán các khoản thu, nộp vào NSNN. Góp phần tạo lập công bằng về nghĩa vụ thuế, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các DN thuộc các thành phần kinh tế. Hoạt động kiểm tra DN nhằm mục đích đảm bảo sự an toàn và tính ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động đúng pháp luật, đảm bảo chất lượng, có hiệu quả, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, quyền và lợi ích hợp pháp của các DN. Mặt khác giúp người làm công tác quản lý, người đứng đầu các DN thấy rõ những ưu, khuyết điểm của mình trong quản lý, sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Đồng thời người làm công tác quản lý cần phải xác định kiểm tra là một chu trình tất yếu của quá trình quản lý. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hội nhập đòi hỏi Nhà nước phải tăng cường quản lý đối với Doanh nghiệp (Nguyễn Văn Tuấn, 2017).

Do cơ chế tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm nên công tác kiểm tra thuế đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý thu thuế TNDN. Những bài học kinh nghiệp rút ra cho Hương Sơn là việc tập trung đánh gia các doanh nghiệp cóp dấu hiệu rủi ro cao về thuế, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra thuế.

2.2.3 Kính nghiệm rút ra cho huyện Hương Sơn

Từ thực tế kinh nghiệm quản lý thuế của các huyện qua đó rút ra được một số bài học cho huyện Hương Sơn như sau:

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế theo Quy trình Quản lý nợ. Xây dựng chương trình, kế hoạch thu nợ thuế đến từng cán bộ quản lý. Tập trung rà soát hoàn thiện hồ sơ đề nghị xóa nợ đối với các trường hợp đến hạn xóa nợ theo quy định.

- Nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu thuế TNDN.

- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong thời ký mới.

- Hiện đại hóa ngành thuế bằng công nghệ thông tin, khai thuế điện tử, cải tiến hơn nữa các phần mềm tiện ích phục vụ cho công tác kiểm tra thuế cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan để cùng nhau xây dựng các giải pháp quản lý thuế.

- Tập trung vào xử lý kịp thời nghiêm minh các trường hợp vi phạm, thu hồi đến mức cao nhất các khoản tiền thuế bị gian lận, nhất là gian lận về thuế TNDN. Trong đó chú trọng công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Áp dụng phân tích bộ tiêu chí rủi ro trong công tác kiểm tra thuế để giảm thời gian kiểm tra và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Cần phải phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong cơ quan Thuế, nhất là 3 bộ phận: Quản lý, kiểm tra và Ấn chỉ nhằm liên kết được các thông tin có liên quan về đối tượng nộp thuế lại với nhau để tránh được nhiều thiếu sót không cần thiết, giảm thiểu được công việc mà hiệu quả lại cao. Các bộ phận này cần phân công trách nhiệm và công việc rõ ràng, sau đó nối kết các thông tin cần thiết lại với nhau, như thế sẽ đảm bảo công việc quản lý và giám sát được chặt chẽ hạn chế được nhiều trường hợp gian lận. Có thể nói đối với hầu hết các quốc gia thuế TNDN giữ vai trò chủ đạo của các loại thuế. Không chỉ bởi nguồn thu khổng lồ của nó trong tổng ngân sách để phục vụ cho việc vận hành bộ máy hành chính nhà nước, đảm bảo an ninh quốc gia, chính sách xã hội mà sự ra đời của sắc thuế TNDN còn góp phần quan trọng trong việc điều tiết phân phối lại thu nhập trong xã hội.

Cho đến nay, hầu hết tất cả các nước trên khắp Thế giới đều đã áp dụng thuế TNDN. Thời gian đầu khi mới ban hành Luật thuế TNDN, Chính phủ ở một

số nước áp dụng luật thuế TNDN thường chọn đánh thuế vào những đối tượng dễ đo lường được, dễ thực hiện. Tuy nhiên cho đến nay sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, thay thế những chế định quan trọng trong Luật thuế TNDN đã có nhiều biến đổi. Có thể nói khác với các loại thuế khác, thuế TNDN có diện điều chỉnh rộng với tất cả các tổ chức có thu nhập từ hoạt động sản xuất - kinh doanh. Thuế TNDN điều chỉnh không chỉ các tổ chức trong nước mà cả các tổ chức nước ngoài đến sản xuất – kinh doanh có thu nhập tại nước sở tại. Các khoản thu nhập chịu thuế cũng có diện rộng bao gồm tất cả các khoản thu nhập của tổ chức. Tuy nhiên, thực hiện chính sách xã hội và mục tiêu công bằng của thuế TNDN, Luật thuế cũng quy định cụ thể một số khoản thu nhập không chịu thuế, miễn thuế. Trong những thập kỷ gần đây, bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều thay đổi sâu sắc: hình thành các khu vực thương mại tự do, toàn cầu hóa, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều nước đã có những cải cách mạnh mẽ hệ thống chính sách thuế của mình, trong đó có chính sách thuế TNDN. Xu hướng chung trong cải cách chính sách thuế TNDN trên thế giới hiện nay là: Từng bước giảm thuế suất; Mở rộng cơ sở tính thuế; Giảm các khoản chi phí được trừ; Thu hẹp phạm vi chính sách ưu đãi thuế; Tăng cường công tác quản lý thuế nhằm chống chuyển giá và hạn chế các trường hợp lợi dụng để tránh thuế.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Về vị trí địa lý

Hương Sơn là huyện trung du miền núi nằm về phía Tây bắc của tỉnh Hà Tĩnh, cách Thủ đô Hà Nội 365 km, cách thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) 55 km theo quốc lộ 8 về hướng Đông Bắc ra quốc lộ 1; cách thị xã Hồng Lĩnh 35 km và cách thành phố Hà Tĩnh 70 km. Hương Sơn có diện tích tự nhiên là 110.104,8

km2 (Chi cục Thống kê huyện Hương Sơn, 2017).

- Phía Tây giáp tỉnh Bolykhămxay của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (đường biên giới dài khoảng 56km);

- Phía Đông Bắc giáp huyện Thanh Chương và huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An;

- Phía Nam giáp huyện Vũ Quang; - Phía Đông Nam giáp huyện Đức Thọ;

Toàn huyện có 32 đơn vị hành chính cấp xã với tổng diện tích tự nhiên 109.679,49 ha, chiếm 18.31% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Huyện có hai thị trấn là: thị trấn Phố Châu và Tây Sơn (Chi cục Thống kê huyện Hương Sơn, 2017).

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

- Về Lao động: Dân số trung bình của huyện Hương Sơn năm 2015 có khoảng 116,8 nghìn người. Trong đó, dân số nam chiếm khoảng 49,8%, dân số nữ chiếm khoảng 50,2%. Tỷ năm tăng dân số tự nhiên những năm gần đây có

nhìn chung tương đối ổn định. Mật độ dân số của huyện là 105 người/km2, bằng

50% mức bình quân chung toàn tỉnh (208 người/km2) (Chi cục Thống kê huyện

Hương Sơn, 2017).

- Về kết quả sản xuất kinh doanh: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Hương Sơn được thể hiện qua số liệu tại bảng 3.1 và biểu đồ 1 liên tục tăng qua ba năm trong khi đó dân số không tăng, điều đó chứng tỏ sức sản xuất kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 37)