Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin
3.2.1.1. Thu thập số liệu và tài liệu thứ cấp
Các dữ liệu, thông tin thứ cấp là những thơng tin đã có sẵn và đã được tổng hợp, nghiên cứu trước đó.
- Báo cáo hoạt động, kết quả thu ngân sách nhà nước của Chi cục thuế
- Các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ và nhiều cơng trình nghiên cứu khác liên quan đến đề tài quản lý thuế, quản lý thuế TNDN
- Các bài báo trên các tạp chí thuế liên quan đến quản lý thuế TNDN. - Các thông tin, dữ liệu trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế, Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh và cổng thông tin điện tử của huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.
3.2.1.2. Thu thập số liệu và dữ liệu sơ cấp
- Chọn đối tượng điều tra: Đối tượng điều tra là kế toán, giám đốc các DN trên địa bàn huyện Hương Sơn. Trong đó có đầy đủ các loại hình DN: Cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và DN tư nhân, hợp tác xã. Số lượng điều tra là 60 doanh nghiệp các loại hình trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Cụ thể: Công ty TNHH 25 doanh nghiệp, Công ty cổ phẩn 21 doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân 7, Hợp tác xã 7.
Tiêu chí để lựa chọn đối tượng điều tra là các doanh nghiệp có số nộp ngân sách lớn nhân, trung bình và nhỏ nhất trong tổng số các doanh nghiệp quản lý, số lượng doanh nghiệp được điều tra phân bổ chủ yếu vào các địa bàn có số doanh nghiệp đóng trụ sở nhiều như: Thị trấn Phố Châu, thị trấn Tây Sơn, xã Sơn Tây… cụ thể:
+ Đối với Cơng ty TNHH chọn 10 Cơng ty có doanh thu nằm trong 20% số Cơng ty có doanh thu thấp nhất, 11 Cơng ty có doanh thu nằm trong 60% số Cơng ty có doanh thu trung bình và 4 Cơng ty có doanh thu nằm trong 20% số Cơng ty có doanh thu thấp nhất.
+ Đối với Công ty Cổ phần chọn 7 Cơng ty có doanh thu nằm trong 20% số Cơng ty có doanh thu thấp nhất, 11 Cơng ty có doanh thu nằm trong 60% số Cơng ty có doanh thu trung bình và 3 Cơng ty có doanh thu nằm trong 20% số Cơng ty có doanh thu thấp nhất.
+ Đối với DNTN chọn 2 doanh nghiệp có doanh thu nằm trong 20% số doanh nghiệp có doanh thu thấp nhất, 3 doanh nghiệp có doanh thu nằm trong 60% số doanh nghiệp có doanh thu trung bình và 2 doanh nghiệp có doanh thu nằm trong 20% số doanh nghiệp có doanh thu thấp nhất.
+ Đối với DNTN chọn 2 HTX có doanh thu nằm trong 20% số HTX có doanh thu thấp nhất, 3 HTX có doanh thu nằm trong 60% số HTX có doanh thu trung bình và 2 HTX có doanh thu nằm trong 20% số HTX có doanh thu thấp nhất.
Số doanh nghiệp được lựa chọn ngẫu nhiên có tính đến yếu tố về số thuế phát sinh phải nộp, số đã nộp ngân sách, số cịn nợ đọng và tình hình chấp hành các quy định khác về pháp luật thuế và nằm trên địa bàn trọng điểm về kinh tế, xã hội của huyện, một số ít doanh nghiệp mang tính đại diện tại các địa bàn có điều kiện khó khăn nhất và địa bàn có tình hình phát triển kinh tế xã hội trung bình trong tồn huyện.
- Điều tra, khảo sát cán bộ công nhân viên làm việc tại Chi cục thuế huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh, trong đó gồm 03 người nằm trong Ban lãnh đạo, 09 người nằm trong đội kiểm tra, quản lý và cưỡng chế nợ thuế và 18 người nằm trong các đội nghiệp vụ khác như, Đội Nghiệp vụ - Kê khai - Tin học (04), Đội Nghiệp vụ khác (14).
Bảng 3.3. Số lượng mẫu điều tra
TT Doanh nghiệp Loại hình ĐVT điều tra Số mẫu Thuế Hương Sơn Cán bộ Chi cục ĐVT điều tra Số mẫu
1 Công ty TNHH
Doanh
nghiệp 25 Lãnh đạo Người 3
2 Công ty Cổ phần
Doanh
nghiệp 21 Đội Kiểm tra Người 9
3 Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp 7 Đội NV - KK - Tin học Người 4 4 Hợp tác xã Doanh
nghiệp 7 Đội nghiệp vụ khác Người 14 Nguồn : Tổng hợp của tác giả (2019) - Phương pháp điêu tra:
+ Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia + Phương pháp điều tra, khảo sát trắc nghiệm.
- Nội dung điều tra: Phỏng vấn các DN về các thông tin liên quan tình hình thực hiện các nghĩa vụ về thuế TNDN, tình hình hoạt động và cung cấp thơng tin khách quan nhằm tìm hiểu các nhân tố tác động đến việc quản lý thuế TNDN đối với khối DN này (xem phụ lục), cụ thể như:
+ Các thơng tin chung của DN + Tình hình kinh doanh của DN
+ Nhận xét của doanh nghiệp về việc quản lý thu thuế TNDN của chi cục thuế Hương Sơn.
Kết quả các phương án chọn lựa được thể hiện : (1): Rất khơng hiệu quả/rất khơng hài lịng (2): Khơng hiệu quả/khơng hài lịng (3): Bình thường
(4): Hiệu quả/hài lòng (5): Rất hiệu quả/rất hài lịng
3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin
Sau khi các dữ liệu được thu thập, tác giả sẽ dùng phần mềm tính tốn Excel để hỗ trợ tính tốn, sau đó dùng phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp dữ liệu để cho ra các dữ liệu cuối
- Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp này dùng để mô tả hiện trạng của hoạt động của DN được thống kê từ nhiều nguồn khác nhau. Đề tài sử dụng phương pháp này để phản ánh tình hình cơ bản, các thơng tin về tình hình hoạt động SXKD của các DN và tình hình nộp thuế TNDN của các DN trên địa bàn huyện Hương Sơn thông qua hệ thống chỉ tiêu các số tương đối, số tuyệt đối và số bình quân thể hiện ở các biểu, số liệu và sơ đồ.
- Phương pháp phân tích thống kê Trong các DN đều đang tiến hành phân loại DN theo ngành nghề, lĩnh vực SXKD để thấy việc quản lý thuế TNDN đối với DN trên địa bàn huyện Hương Sơn đến từng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của DN.
- Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp phổ biến trong phân tích kinh tế để so sánh kết quả nghiên cứu ở những thời điểm và không gian khác nhau, so sánh số thực hiện kỳ này với kỳ trước để thấy rõ được sự biến động hay khác biệt của từng chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này dùng để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thống kê. sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu theo thời gian và theo khơng gian từ đó nhằm chỉ ra sự khác biệt và đi tìm nguyên nhân của hiện tượng kinh tế - xã hội lấy thống kê so sánh là phương pháp tính tốn các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem so sánh với nhau, so sánh có nhiều loại: So sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian, không gian, so sánh các điểm nghiên cứu khác nhau trong cùng một vấn đề…
3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp bao gồm:
Thứ nhất, ta dùng chỉ tiêu đánh giá cấp độ chiến lược quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu cụ thể như sau:
- Chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ thu Ngân sách Nhà nước bao gồm tổng thu thuế TNDN mà cơ quan quản lý đã thực hiện đối với các doanh nghiệpsố thuế TNDN đã nộp và cơ cấu tỷ trọng trong tổng thu NSNN đã thu từ cơ quan thuế đối với đối tượng nộp thuế là các doanh nghiệp.
- Chỉ tiêu sử dụng chi phí quản lý thuế bao gồm tổng chi phí thường xuyên của cơ quan thuế sử dụng cho công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp.
- Chỉ tiêu tuân thủ của các doanh nghiệp bao gồm số tờ khai thuế nộp TNDN đúng hạn trên số tờ khai thuế đã nộp, số tờ khai thuế đã nộp trên số tờ khai thuế phải nộp, số tờ khai thuế khơng có lỗi số học trên số tờ khai thuế đã nộp của đối tượng nộp thuế là các doanh nghiệp.
- Phản ánh và đánh giá của các doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm nộp thuế tại cơ quan thuế. Điều tra, khảo sát ý kiến đánh giá của các đối tượng nộp thuế là các doanh nghiệp sẽ giúp cơ quan thuế đánh giá được chỉ tiêu này.
Thứ hai, để đánh công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp ta dùng nhóm chỉ tiêu đánh giá cấp độ hoạt động quản lý thuế, khác với chỉ tiêu thứ nhất là nhóm chỉ tiêu đánh giá cấp độ chiến lược.
Cụ thể, các chỉ tiêu được sử dụng bao gồm:
- Chỉ tiêu hoạt động chung: Số doanh nghiệp bình quân được quản lý trên một cán bộ thuế, tổng thu thuế TNDN từ doanh nghiệp do cơ quan thuế quản lý trên tổng số cán bộ của cơ quan thuế và cuối cùng là sự hài lòng của đối tượng nộp thuế là các doanh nghiệpkê khai thuế tại cơ quan thuế.
- Chỉ tiêu thanh tra, kiểm tra: Tỷ lệ các doanh nghiệp đã thanh tra, tỷ lệ doanh nghiệp đã kiểm tra, tỷ lệ doanh nghiệp đã thanh tra phát hiện có sai phạm, tỷ lệ doanh nghiệp kiểm tra phát hiện có sai phạm, số thuế TNDN truy thu bình quân một cuộc thanh tra, số thuế TNDN truy thu bình quân một cuộc kiểm tra, số doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra trên số cán bộ của bộ phận thanh tra, kiểm tra, tỷ lệ số thuế TNDN truy thu sau thanh tra, kiểm tra trên tổng thu thuế TNDN do cơ quan thuế quản lý, phản ánh và đánh giá của các doanh nghiệpđối với hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế.
- Chỉ tiêu quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế TNDN: Tỷ lệ tiền nợ thuế TNDN của các doanh nghiệpvới số thực hiện thu của cơ quan thuế, tỷ lệ số tiền nợ thuế TNDN của năm trước thu được trong năm nay so với số nợ thuế TNDN có khả năng thu tại thời điểm 31/12 năm trước, tỷ lệ tiền thuế TNDN của các doanh nghiệp đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh, tỷ lệ hồ sơ gia hạn nộp thuế được giải quyết đúng hạn của các đối tượng nộp thuế là các doanh nghiệp.
- Chỉ tiêu khai thuế: Tỷ lệ các doanh nghiệp khai thuế qua mạng trên số doanh nghiệp đang hoạt động, số tờ khai thuế bình quân trên một cán bộ bộ phận kê khai và kế toán thuế, số tờ khai thuế nộp đúng hạn trên số tờ khai thuế đã nộp, số tờ khai thuế đã nộp trên số tờ khai thuế phải nộp, số tờ khai thuế khơng có lỗi số học trên số tờ khai thuế đã nộp, sự hài lịng của doanh nghiệp đối với cơng tác quản lý thuế của cơ quan thuế đối với các doanh nghiệp.
- Chỉ tiêu về hoàn thuế, miễn giảm thuế: Số lượng doanh nghiệp được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế, số thuế được miễn giảm hàng năm. Số lượng hồ sơ hoàn thuế thực hiện qua ba năm, tỷ lệ số thuế được hồn, số thuế khơng được hồn. Đánh giá sự hài lịng của doanh nghiệp đối với cơng tác hồn thuế, miễn giảm thuế.
- Chỉ tiêu về xóa nợ tiền thuế, tiền phạt: Tỷ lệ số doanh nghiệp được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, số tiền thuế, tiền phạt được xóa qua các năm từ đó đánh giá, nhận xét hiệu quả quản lý cơng tác về xóa nợ tiền thuế, tiền phạt trong quản lý thu thuế TNDN.
- Chỉ tiêu về xử lý vi phạm hành chính: Tỷ lệ só doanh nghiệp và số thuế qua xử phạt vi phạm hành chính. Nhận xét đánh giá xu hướng cũng như hiệu quả công tác quản lý về xử phạt vi phạm hành chính có găn với điều tra phỏng vấn mức độ hài lòng của doanh nghiệp và cán bộ thuế.
- Chỉ tiêu về công tác giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế: Số đơn tố cáo hàng năm, ba năm, số vụ việc được giải quyết trong đó số vụ việc có sai phạm, số vụ việc khơng có sai phạm, số vụ việc được chuyển lên cấp trên. Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp và cán bộ thuế về hiệu quả công tác quản lý.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. KẾT QUẢ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN HƯƠNG SƠN
Đặc điểm các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kinh doanh chủ yếu là các ngành nghề về thương mại xuất nhập khẩu, xây dựng, chế biến lâm sản, số lượng về các doanh nghiệp dịch vụ tương đối ít hơn so với các huyện khác trong tỉnh. Tuy nhiên trong những năm gần đây số lượng các doanh nghiệp không ngừng tăng cao qua các năm, không chỉ về chất lượng mà cả về số lượng. Cá biệt có một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu gỗ, nước tăng lực… hàng năm có doanh thu trên 100 tỷ đồng, đóng góp nhiều vào ngân sách nhà nước. Một số doanh nghiệp xây dựng ngày càng chứng tỏ được năng lực nên ngày càng nhận thầu nhiều cơng trình quan trọng như các cơng trình phục vụ an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai bão lũ. Số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chiếm tỷ trọng ít so với tổng số doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp nhỏ, hoạt động về bản chất giống hình thức hộ kinh doanh nên đóng góp vào ngân sách chưa cao.
4.1.1. Các khoản thu ngân sách nhà nước của huyện Hương Sơn
Với vị trí địa lý có Cửa khẩu Quốc tế Cầu treo và Khu kinh tế Cầu Treo và quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền huyện Hương Sơn nói chung và Chi cục Thuế Hương Sơn nói riêng, hàng năm tổng thu ngân sách trên địa bàn đều đạt kết quả tốt, hoàn thành kế hoạch pháp lênh do Bộ tài chính giao. Các khoản thu ngân sách trên địa bàn toàn huyện là: Thuế TNDN, thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TTĐB, thuế Tài nguyên, Phí bảo vệ môi trường, thuế xuất nhập khẩu, Tiền sử dụng đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền thuê đất, thuê mặt nước, phí, lệ phí, các khoản thu khác theo quy định. Trong đó các khoản thu đóng góp lớn vào ngân sách của huyện là tiền sử dụng đất, thuế xuất nhập khẩu, thuế GTGT, phí lệ phí và thuế TNDN.
4.1.2. Kết quả thu ngân sách
Tình hình biến động kết quả thu ngân sách Nhà nước tại Chi cục thuế huyện Hương Sơn trong giai đoạn 2015 – 2017 theo xu hướng số thu ngân sách ngày càng tăng. Điều này cho thấy, kết quả hoạt động thu ngân sách hàng năm của Chi cục đều tăng, góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội huyện Hương Sơn. Tuy nhiên, các khoản thu tăng khơng đồng đều, đặc biệt cịn có một số khoản thu giảm. Thu khác tại xã có tốc độ phát triển đạt 75,26% qua ba năm là do hàng năm số dân sinh sống trên địa bàn có xu hướng giảm do phần lớn thanh niên đi lập
ngiệp tại địa phương khác, bên cạnh đó cịn có một số chính quyền địa phương có hiện tượng bng lỏng quản lý.
Bảng 4.1. Kết quả thu ngân sách giai đoạn 2015 – 2017 của Chi cục thuế huyện Hương Sơn
ĐVT: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
So sánh 2016/2015 2017/2016 Bình quân 3 năm +/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%) % 1 Doanh nghiệp NN 1.993 2.630 1.879 637 131,96 -751 71,44 97,10 2 Thuế GTGT 12.654 17.066 18.666 4.412 134,87 1.600 109,38 121,45 3 Thuế TNDN 1.273 1.085 1.769 -188 85,23 684 163,04 117,88 4 Hộ kinh doanh 803 835 897 32 103,99 62 107,43 105,69 5 Thuế TNCN 2.546 2.730 2.751 184 107,23 21 100,77 103,95 6 Thuế SD đất PNN 79 82 93 3 103,80 11 113,41 108,50 7 Tiền thuê đất 1.036 1.199 1.622 163 115,73 423 135,28 125,13 8 Lệ phí trước bạ 12.174 10.009 10.701 2.165 - 82,22 692 106,91 93,76 9 Phí, lệ phí 4.305 4.769 2.740 464 110,78 -2.029 57,45 79,78