Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước chohoạt động
4.1.1. Phân cấp trong quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước chohoạt
NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG Y TẾ CỘNG ĐỒNG
4.1.1. Phân cấp trong quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng hoạt động y tế cộng đồng
Trong thời gian qua cơ chế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng trên địa bàn thành phố Việt Trì đã từng bước được đổi mới. Từ năm 2010 một số đơn vị y tế công, phần lớn là các bệnh viện đã thực hiện điểm cơ chế tự chủ tài chính theo nghị định số 10/2002/NĐ - CP của Chính phủ và đạt được nhiều kết quả.
Bảng 4.1. Tình hình phân cấp quản lý chi thường xuyên trong hoạt động y tế cộng đồng trên địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn 2016 - 2018
ĐVT: cơ sở STT Mức độ phân cấp quản lý Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 17/16 18/17 BQ 1
Tự đảm bảo toàn bộ hoạt
động chi thường xuyên 2 3 3 150,00 100,00 122,47
2
Đảm bảo một phần hoạt
động chi thường xuyên 12 13 14 108,33 107,69 108,01
3
Đơn vị do NSNN đảm
bảo chi thường xuyên 9 7 6 77,78 85,71 81,65
Nguồn: Sở y tế thành phố Việt Trì, (2018)
Qua bảng 4.1 cho thấy hiện nay các cơ sở có thực hiện chi cho phát triển y tế cộng đồng trên địa bàn thành phố gồm có các đơn vị đảm bảo hoàn toàn hoạt động chi thường xuyên, đơn vị đảm bảo một phần hoạt động chi thường xuyên, đơn vị do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên. Trong các năm gần đây do thực hiện quản lý tài chính theo hướng tự chủ nên các đơn vị do NSNN đảm bảo chi thường xuyên giảm dần từ 9 cơ sở năm 2016 xuống còn 6 cơ sở năm 2018. Tương tự như vậy, số lượng các đơn vị sự nghiệp đảm bảo một phần tăng từ 12 đơn vị năm 2016 lên đến 14 đơn vị năm 2018.
Đối với các khoản mục chi thường xuyên tự đảm bảo tại một số đơn vị là tất cả các khoản chi lương, chi cho sự nghiệp y tế. Đối với đơn vị do NSNN đảm bảo chi thường xuyên là một phần của chi lương, chi cho phát triển sự nghiệp, chi cho lĩnh vực mua sắm các trang thiết bị y tế.