Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước chohoạt động
4.1.5. Thanh tra, giám sát chi thường xuyên ngân sách nhà nước chohoạt
động y tế cộng đồng
Với đặc điểm cơ bản của các khoản chi là diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị. Mặc dù hệ thống văn bản chế độ hướng dẫn tương đối đầy đủ và chi tiết, tuy nhiên nhiều khoản chi còn mang tính cá biệt, đặc thù theo từng vùng miền, địa phương văn bản chế độ chưa quy định hoặc qui định chưa rõ ràng. Chính vì vậy việc kiểm tra, giám sát quá trình chi là rất quan trọng và cần thiết.
- Đối với những khoản chi mang tính chất tự chủ như: Chi lương, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp; chi các dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc, công tác phí, được giao khoán cho đơn vị theo định mức qui định (Định mức theo đầu biên chế giao hoặc theo giường bệnh giao), thủ trưởng đơn vị chủ động xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ, (Theo qui định tại Thông tư số 71/2006/TT- BTC) để tiến hành chi theo các chế độ qui định hiện hành.
Hàng tháng, khi có các nghiệp vụ chi phát sinh, kế toán đơn vị tập các hợp chứng từ liên quan trình lãnh đạo đơn vị duyệt chi và gửi Kho bạc nhà nước để làm thủ tục thanh toán. Cơ quan Kho bạc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi, đối chiếu với dự toán được giao, đối chiếu với qui chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và các tiêu chuẩn, chế độ, chính sách thực hiện thanh toán cho đơn vị theo trình tự, thủ tục qui định.
- Những khoản chi thuộc kinh phí không tự chủ như: Mua sắm, sửa chữa, chi theo nội dung công việc. Khi đơn vị thực hiện chi, KBNN nơi giao dịch sẽ yêu cầu đơn vị cung cấp văn bản thông báo các khoản chi không tự chủ do Sở Tài chính thông báo chi tiết cho đơn vị để tiến hành kiểm soát quá trình thực hiện thanh toán tại KBNN, đảm bảo đúng các nội dung dự toán được giao.
- Để đánh giá, kiểm tra và kịp thời điều chỉnh cho phù hợp các khoản chi trong quá trình thực hiện, chậm nhất 15 ngày sau khi kết thúc quí và 20 ngày sau khi kết thúc năm các đơn vị sử dụng ngân sách phải gửi báo cáo tài chính lên Sở y tế để kiểm tra đối chiếu. Mỗi quý, Sở tài chính sẽ tiến hành chạy báo cáo trên hệ thống Tabmis lấy số liệu chi của các đơn vị theo mục lục lục ngân sách, rà soát toàn bộ các mục chi, phát hiện các mục chi bất hợp lý, chi sai, tìm hiểu nguyên nhân (Có thể do Kho bạc hạch toán nhầm) để kịp thời điều chỉnh cho phù
hợp. Khoảng tháng từ tháng 9 hàng năm, Sở tài chính yêu cầu các đơn vị rà soát và báo cáo tình hình thực hiện các khoản chi không tự chủ, xem xét các nội dung có khả năng không thực hiện được dự toán hoặc thực hiện nhưng còn thiếu, kịp thời đề xuất phương án xử lý.
Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện chi của các đơn vị,đã kịp thời phát hiện những sai phạm để uốn nắn, chỉnh sửa và xử lý theo đúng các quy định hiện hành. Kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát đạt được trong thời gian qua như sau:
Bảng 4.15. Công tác kiểm tra, kiểm soát thực hiện chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng giai đoạn 2016 - 2018
Nội dung 2016 2017 2018
1. Tổng số cuộc kiểm tra
- Kiểm tra theo kế hoa ̣ch 50 53 52
- Kiểm tra đô ̣t xuất 8 10 15
2. Kiến nghi ̣ xử lý
- Thu nô ̣p NSNN (trđ) 78 145 521
- Số KP giảm quyết toán chi (trđ) 89 347
-Thu hồi về quỹ cơ quan (trđ) 187 34 72
Nguồn: Sở Y tỉnh Phú Thọ, (2016, 2017, 2018)
Công tác kiểm tra, kiểm soát trong quá trình thực hiện là một trong những biện pháp ngăn ngừa việc chi tiêu bất hợp pháp, sử dụng sai mục đích các khoản chi, để có thể quản lý chi tiêu theo một trật tự nhất định. Qua công tác kiểm tra phát hiện ra một số những sai phạm thường xảy ra trong việc chấp hành chế độ, chính sách, pháp luật như rút tiền mặt từ kho bạc không nhập quỹ, chi không đúng đối tượng, chi không đúng nội dung dự toán, giao lập hồ sơ, chứng từ chi không đúng nội dung chi. Một số trường hợp, nội dung hóa đơn chứng từ thanh toán không khớp với bảng kê thanh toán qua KBNN, sử dụng tiền tạm ứng không đúng chế độ quy định, lập hồ sơ thanh toán khống khối lượng; không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đấu thầu; thu các khoản phí không nộp vào kho bạc kịp thời. Nguyên nhân là do Công tác phối hợp giữa các phòng, đơn vị thuộc
KBNN đôi lúc chưa được chặt chẽ ảnh hưởng đến chất lượng khảo sát nắm tình hình. Chẳng hạn như khảo sát chưa kỹ, chưa đầy đủ thông tin, số liệu cần thiết, chưa xác định rõ quy mô giao dịch của đơn vị lựa chọn thanh tra, dẫn đến việc xác định thời gian thanh tra chưa phù hợp với khối lượng công việc và lực lượng thanh tra hiện có tại đơn vị, ảnh hưởng đến chất lượng thanh tra, kiểm tra. Bên cạnh đó còn do các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực kiểm soát chi của KBNN nằm rải rác tại rất nhiều các văn bản khác nhau. Văn bản được nhiều cấp, nhiều ngành ban hành, qua nhiều thời kỳ và thường xuyên có thay đổi, dẫn đến khó khăn cho công chức kiểm soát chi trong việc tra cứu áp dụng khi thực thi công vụ. Hơn nữa việc xây dựng văn bản hướng dẫn cơ chế, quy trình chưa kịp thời và đồng bộ dẫn đến còn có nhiều quy định khác nhau đối với cùng một nghiệp vụ phát sinh, tiềm ẩn rủi ro cho công chức kiểm soát chi khi thực hiện nhiệm vụ.
Tuy nhiên, công tác kiểm tra, kiểm soát với việc sử dụng kinh phí ở các đơn vị còn thiếu chặt chẽ, chưa được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục mà chủ yếu tập chung vào lúc quyết toán nên chưa đánh giá được hiệu quả tình hình quản lí và sử dụng kinh phí ở đơn vị nhất là các khoản chi từ các nguồn thu hạch toán “ghi thu, ghi chi” qua ngân sách nhà nước (Kết quả trình bày ở bảng 4.16).
Bảng 4.16. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và người dân về công tác thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị có hoạt động y tế cộng đồng
Đơn vị Tổng số ý kiến Mức độ đánh giá Chưa hiệu quả Hiệu quả
trung bình Rất hiệu quả Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Cán bộ cấp thành phố 10 2 20 7 70 1 10 Cán bộ cấp xã phường 10 1 10 6 60 3 30 Công chức, viên chức hoạt động y tế cộng đồng 46 8 17,39 31 67,39 7 15,22 Người dân 100 11 11 75 75 14 14 Tổng 166 22 13,25 119 71,69 25 15,06
Qua bảng 4.16, cho thấy ý kiến đánh giá của cán bộ, các cộng tác viên và