Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước chohoạt động
4.1.6. Kết quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước chohoạt động y
đều cho rằng những hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát về hoạt động chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng chưa được hiệu quả hay hiệu quả ở mức trung bình nghĩa là người dân vẫn chưa thấy được những biện pháp xử lý sai phạm thích đáng cho những sự cố xảy tra trong quá trình thực hiện chi. Có đến 119 người được hỏi trả lời rằng họ thấy công tác thanh tra, kiểm tra chỉ ở mức hiệu quả trung bình. Trong cuộc khảo sát, có 22 người được hỏi trả lời là công tác thanh tra, giám sát chưa hiệu quả. Nhưng cũng có đến 25 ý kiên đánh giá hiệu quả trong công tác kiểm tra, thanh tra này. Một mặt nào đó, bộ phận thanh tra, giám sát cũng đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Phản ánh đúng thực trạng lãng phí, chi tiêu chưa tiết kiệm đang diễn ra trên địa bàn thành phố.
4.1.6. Kết quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng y tế cộng đồng
Trong giai đoạn 2016 - 2018, các cấp chính quyền địa phương thành phố Việt Trì đã có những định hướng, mục tiêu cụ thể đối với chiến lược phát triển y tế, đặc biệt là hoạt động y tế cộng đồng trên địa bàn thành phố. Thành phố Việt Trì đã chú trọng hơn trong việc đầu tư, dành nguồn kinh phí từ NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng ngày càng tăng. Điều đó thể hiện sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương đối với đời sống sức khỏe người dân tại thành phố. Đây chính là tiền đề, tạo động lực cho sự phát triển không những của riêng ngành kinh tế mà còn của các ngành kinh tế khác trên địa bàn thành phố Việt Trì.
Công tác quản lý chi NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng ngày càng tốt hơn, chặt chẽ hơn, mỗi cán bộ quản lý đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành kỷ cương, pháp luật góp phần chung tay vào phát triển y tế cộng đồng. Chi tiêu ngân sách cho hoạt động y tế cộng đồng cơ bản đảm bảo tiêu chuẩn, định mức và tiết kiệm ngân sách, ưu tiên kinh phí cho những hoạt động, nội dung thực sự cần thiết, tránh lãng phí, thất thoát ngân sách.
Cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp y tế theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 và Nghị đinh 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ được 100% các đơn vị sự nghiệp y tế thực hiện. Hàng năm, các đơn vị đã tiết kiệm được kinh phí chi tiêu nghiệp vụ nhằm tăng thu nhập cho cán bộ viên chức, đã động viên được tinh thần hăng say công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đánh giá chung trong các năm qua, ngành y tế đã đạt những thành tựu đáng kể, cơ bản đáp ứng yêu cầu, mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn thành phố Việt Trì, một số thành tựu chủ yếu đã đạt được như:
Các cơ sở khám chữa bệnh, tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng dịch vụ đã từng bước được củng cố, nâng cấp, mở rộng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh và tiêm phòng của người dân trên địa bàn thành phố.
Công tác xây dựng xã, phường đạt chuẩn Quốc gia về y tế đã và đang được quan tâm thực hiện có hiệu quả.
Trang thiết bị y tế được đầu tư mua sắm, nâng cấp, đưa vào sử dụng có hiệu quả, tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dịch vụ y tế có chất lượng.
Chất lượng dịch vụ được nâng lên, mạng lưới khám, chữa bệnh ngày càng được mở rộng, phát triển, nhiều kỹ thuật chuyên môn cao được triển khai ở các tuyến. Hoạt động khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các chính sách xã hội được thực hiện 100% các cơ sở y tế các tuyến, điều trị có hiệu quả các bệnh mãn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, phổi tắc nghẽn, hen phế quản.
Công tác y tế cộng đồng huy động được nhiều nguồn lực đầu tư cho công tác y tế như: Nguồn NSNN, các dự án đầu tư, viện trợ quốc tế và huy động đóng góp của nhân dân; thực hiện liên doanh, liên kết với các đơn vị y tế có trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật khám chữa cao, góp phần phát triển kỹ thuật và tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, phòng bệnh của nhân dân.
Kết quả điều tra cho thấy từ 56,7% - 71,21% ý kiến đồng ý tác động tích cực từ việc thực hiện chi NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng, đáp ứng được nhu cầu sức khỏe nhân dân.
Với mức chi thường xuyên của ngân sách như hiện nay, mặc dù có tăng qua hàng năm, nhưng vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của ngành y tế.
Nguồn kinh phí thường xuyên do ngân sách cấp cho các đơn vị sự nghiệp y tế hàng năm có tỷ trọng giảm dần, chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của các đơn vị, trong khi các đơn vị luôn phải đối mặt với tình trạng bệnh nhân quá tải. Nguồn NSNN cấp chủ yếu là chi cho con người và các hoạt động phí, còn chi cho bệnh nhân chủ yếu lấy từ nguồn thu viện phí và nguồn BHYT thu được.
Bảng 4.17. Đánh giá của cán bộ quản lý, công chức, viên chức y tế về kết quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng
Diễn giải Đánh giá về tác động tích cực (n = 66) Đồng ý Không đồng ý Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%)
Cơ sở vật chất từng bước được
củng cố, nâng cấp, mở rộng 42 63,64 24 36,36
TTB y tế được đầu tư mua sắm, nâng cấp, đưa vào sử dụng có hiệu quả
45 68,18 21 31,82
Công tác đào tạo, tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào công tác KCB, phòng bệnh được chú trọng, nâng cao.
43 65,15 23 34,85
Chất lượng dịch vụ được nâng lên; mạng lưới khám, chữa bệnh ngày càng được mở rộng, phát triển.
41 62,12 25 37,88
Hệ thống CNTT được nâng
cấp, đầu tư, trang bị. 42 63,64 24 36,36
Công tác xã hội hóa y tế ngày càng phát triển: Huy động được nhiều nguồn lực đầu tư cho công tác y tế
47 71,21 19 28,79
Các hoạt động công tác y tế khác cũng được quan tâm thực hiện, cơ bản đạt kết quả tốt
42 56,7 24 43,3
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, (2018)
Như chúng ta đã biết, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn của các cán bộ y tế, nhà cửa, buồng bệnh, trang thiết bị. Nhưng với khoản chi thường xuyên mà ngân sách cấp như hiện nay thì có rất nhiều hạn chế, tỷ lệ phân chia giữa các mục chi chưa đồng đều, chủ yếu là tập trung vào nhóm mục chi cho con người.
tế, thì nhóm mục chi cho con người là chiếm khoảng trên 80%, mặc dù, khoản mục chi cho con người hàng năm có tăng lên, nhưng so với mức lạm phát hiện nay, chi phí giá cả tăng cao thì khoản chi cho con người do ngân sách nhà nước cấp như hiện nay, vẫn chưa đảm bảo được mức sống của cán bộ, công nhân viên chức ngành y tế. Trong khi, các đơn vị sự nghiệp y tế còn khó khăn trong việc làm thế nào để tăng thêm nguồn thu, để bù đắp nguồn chi phí.
Chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ với cán bộ viên chức (Cụ thể là các y, bác sĩ) y tế với mức như hiện nay, còn chưa phù hợp, chưa tương xứng với công sức mà họ đã bỏ ra. Như chúng ta đã biết, đặc thù của ngành y tế, là đòi hỏi phải có thời gian học tập dài, khoảng trên 6 năm, còn những ngành đặc biệt như phẫu thuật, chỉnh hình thậm chỉ có thể là 10 năm, do đó kéo theo chi phí khá lớn. Với mức lương như hiện nay, thì so với những gì mà họ đã bỏ ra là không phù hợp.
Chính vì vậy mà hiện nay có nhiều tình trạng, “Chảy máu chất xám” nhiều các bác sĩ giỏi, muốn ra làm ở các cơ sở tư nhân với mức lương hấp dẫn, nếu không thì cũng muốn làm ở các cơ sở tuyến cao hơn, dẫn đến tình trạng các sơ sở y tế ở tuyến dưới như là (Xã, phường) luôn vắng bóng bệnh nhân, mà thay vào đó là tình trạng quá tải ở các bệnh viện TW.
Qua những phân tích ở trên, phần lớn chi thường xuyên của ngân sách nhà nước dành cho con người, nhưng vẫn chưa tương xứng với những gì họ đã bỏ ra, chưa đảm bảo cho họ cuộc sống ổn, thì hỏi những nhóm mục khác, như nghiệp vụ chuyên môn, mua sắm sữa chữa, đó là những khoản mà nguồn ngân sách nhà nước dành một khoản nhỏ hơn rất nhiều so với chi cho con người, vậy điều này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân. Vậy cần phải có những giải pháp phù hợp để đảm bảo được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
4.2. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG Y TẾ CỘNG ĐỒNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG Y TẾ CỘNG ĐỒNG