Phần 1 Mở đầu
2.1. Lý luận về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước chohoạt động
2.1.4. Nội dung nghiên cứu quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho
2.1.4. Nội dung nghiên cứu quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng cho hoạt động y tế cộng đồng
2.1.4.1. Phân cấp trong quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng
cộng đồng Chính phủ đã tiến hành phân cấp ngân sách, trao quyền chủ động cho các cấp quản lý.
Theo luật ngân sách nhà nước, nội dung chi ngân sách nhà nước được phân loại theo tổ chức kinh tế, từ ngân sách trung ương đến ngân sách các cấp địa phương đều có các khoản chi cơ bản giống nhau.
Số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới gồm số bổ sung ổn định trong suốt thời kỳ nhất định và số bổ sung tăng thêm hàng năm theo tỷ lệ trượt giá và một phần theo tốc độ tăng tưởng kinh tế.
Số bổ sung theo mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, để khắc phục tồn tại và đảm bảo tính chủ động của ngân sách địa phương. Luật NSNN năm 2015 bổ sung cụ thể 4 nhóm nhiệm vụ được ngân sách cấp trên bổ sung mục tiêu: Thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành chưa được bố trí trong dự toán ngân sách của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách. Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác của cấp trên, phần giao cho cấp dưới thực hiện. Hỗ trợ chi khắc phục thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp dưới. Hỗ trợ thực hiện một số chương trình, dự án lớn, đặc biệt quan trọng có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mức hỗ trợ được xác định cụ thể cho từng chương trình dự án (Bùi Thị Quỳnh, 2014).
Phân cấp nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh.
Đối với cấp trung ương: Toàn bộ bộ máy quản lý nhà nước của Trung ương về các cơ sở y tế chữa bệnh trung ương.
Đối với cấp địa phương: Toàn bộ bộ máy nhà nước của địa phương về các cơ sở cấp địa phương.
Các khoản chi thường xuyên. Chi thường xuyên là những khoản chi có tính định kỳ và thường xuyên trong toàn bộ hoạt động sự nghiệp. Trong nhóm chi thường xuyên lại bao gồm một số khoản cụ thể sau:
+ Chi cho con người: Đây là các khoản chi chủ yếu phục vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên hoạt động trong lĩnh vực y tế cũng như quản lý về y tế như: Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng, phụ cấp, các khoản đóng góp, phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác cho cán bộ công nhân viên.
+ Chi cho các nghiệp vụ chuyên môn: Là các khoản chi đặc thù cho lĩnh vực y tế như: Mua sắm thuốc chữa bệnh, bơm kim tiêm, bông, băng, gạc, cồn, phim chụp X quang, vật tư, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng không phải là tài sản cố định và các khoản chi khác.
+ Chi cho quản lý hành chính: Bao gồm các khoản chi phục vụ cho việc quản lý mọi hoạt động sự nghiệp y tế như: Chi mua vật tư văn phòng, điện, nước, thuê bao điện thoại, chi hội nghị, tiếp khách, chi thuê mướn và các khoản chi khác có liên quan.
Các khoản chi ngân sách nhà nước hiện nay được cấp phát theo một số hình thức như sau:
+ Phương thức cấp phát theo hạn mức kinh phí: Định kỳ cơ quan tài chính cấp phát hạn mức cho các đơn vị sự nghiệp, căn cứ vào hạn mức mà các đơn vị rút tiền từ Kho bạc để chi tiêu, hết hạn thời hạn của hạn mức mà hạn mức chi không hết sẽ bị xoá bỏ. Phương thức này chủ yếu được sử dụng trong cấp phát kinh phí chi thường xuyên.
+ Phương thức cấp phát theo lệnh chi: Kinh phí sau khi cấp phát theo lệnh chi qua Kho bạc nhà nước quận, huyện tài khoản tiền gửi của các đơn vị sẽ được tăng thêm đúng bằng số ghi trong lệnh chi, sau khi hết niên độ kế toán mà đơn vị không chi hết số kinh phí đó thì số còn lại nằm trong số dư của tài khoản tiền gửi sẽ được chuyển sang năm sau. Phương thức này dùng cho các cơ quan, đơn vị không có quan hệ thường xuyên với ngân sách nhà nước hay các khoản chi đầu tư, mua sắm tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp.
+ Phương thức cấp phát ủy quyền: Phương thức này chủ yếu áp dụng cho quan hệ giữa ngân sách nhà nước trung ương và ngân sách nhà nước địa phương, áp dụng phương thức này khi các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ chi tiêu trên địa bàn do ngân sách nhà nước trung ương đảm nhận, khi quyết toán thuộc về ngân sách nhà nước trung ương.
+ Phương thức ghi thu - ghi chi: Cho phép các đơn vị sự nghiệp sử dụng các khoản thu sự nghiệp để chi tiêu trực tiếp.
+ Phương thức cấp phát theo số lượng công trình hoàn thành: Phương thức này được áp dụng trong cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, thường thì cơ quan tài chính tạm ứng theo công trình, sau khi công trình hoàn thành thì quyết toán số còn lại (Bùi Thị Quỳnh, 2014).
2.1.4.2. Lập và phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng
Dự toán ngân sách hay còn gọi là kế hoạch thu chi ngân sách, là việc xác lập các chỉ tiêu thu, chi, dự trữ ngân sách một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn, đồng thời đưa ra các biện pháp chủ yếu để thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra. Dự toán ngân sách là khâu đầu tiên trong chu trình ngân sách và được xây dựng trên các căn cứ cụ thể (Quốc hội, 2015).
- Thứ nhất: Phải xác định được các căn cứ lập dự toán, tạo cơ sở cho việc xây dựng dự toán chi NSNN toàn diện, bao quát được toàn bộ nguồn thu và nhiệm vụ chi NSNN cho lĩnh vực y tế.
Một số căn cứ chủ yếu khi xây dựng dự toán chi NSNN cho lĩnh vực y tế phải xem xét tới là: Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển y tế trong từng giai đoạn. Chỉ tiêu về số lượng giường bệnh, số lượng biên chế. Khả năng bố trí chi NSNN cho YTCĐ trên cơ sở cân đối tổng thể chi NSNN năm kế hoạch.Tình hình quản lý, sử dụng kinh phí chi ngân sách nhà nước cho YTCĐ các năm trước.
- Thứ hai: Phải xác định được vai trò, nhiệm vụ của từng cơ quan tham gia vào quá trình xây dựng dự toán. Đây là cơ sở cho việc phân định trách nhiệm của từng chủ thể quản lý, tránh việc chồng chéo nhiệm vụ trong quản lý chi thường xuyên NSNN cho YTCĐ.
Sơ đồ 2.2. Quy trình lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng
Nguồn: Quốc hội, (2015)
Sở TC thông báo số kiểm tra, gửi
hướng dẫn lập toán cho Sở Y tế Sở Y tế chỉ đô các vị lập dự toán Các đợn vị gửi Sở Y tế Sở Y tế tổng hợp dự toán gửi Sở Tài chính Sở Tài chính
thảo chinh toán với Sở Y tế Sở tái chính Thu thập thông tin tổng hợp dự toán chi NS đời sống UBND tỉnh ra quyết định giao dự toán cho Sở Y tế Nhận kế hoạch lập dự toán từ trung ương
2.1.4.3. Thực hiện dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng
Trong quản lý chi NSNN, khâu chấp hành kế hoạch chi là nội dung quan trọng bởi đây là giai đoạn đồng vốn NSNN được cấp phát, chi trả trực tiếp ra khỏi quỹ NSNN. Chấp hành NS là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế - tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu chi đã được duyệt trong dự toán ngân sách trở thành hiện thực. Để có thể quản lý tốt quá trình thực hiện dự toán chi NSNN cho YTCĐ phải thực hiện được các nội dung sau:
- Đối với các đơn vị YTCĐ: Phải cụ thể hóa dự toán chi cả năm thành nhu cầu chi hàng quý để cơ quan tài chính làm căn cứ quản lý, cấp phát, thanh toán.
- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
+ Phải quy định cụ thể trình tự cấp phát, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan (Sở tài chính, Sở y tế, Kho bạc nhà nước). Trong quá trình điều hành chi thường xuyên NSNN cho YTCĐ. Nghiêm túc điều hành theo dự toán đã được lập, xoá bỏ cơ chế xin cho, thực hiện nghiêm túc các chỉ tiêu, định mức đã đề ra. Sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu chi trong kế hoạch NSNN trở thành hiện thực.
+ Cơ quan tài chính phải chủ động đảm bảo kinh phí thường xuyên từ NS cho YTCĐ. Trong trường hợp nguồn thu không đảm bảo nhu cầu chi phải phối hợp với cơ quan y tế điều chỉnh kịp thời dự toán chi trong phạm vi cho phép.
+ Cơ quan tài chính và KBNN phối hợp kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng kinh phí NSNN ở các đơn vị, cơ sở y tế nhằm nâng cao hiệu quả của đồng vốn ngân sách (Bùi Thị Quỳnh, 2014).
2.1.4.4. Quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng
Quyết toán NSNN là việc tổng kết, đánh giá lại quá trình lập và chấp hành NSNN. Theo nguyên tắc hiện nay là quyết toán NSNN phải làm từ cơ sở, tổng hợp từ dưới lên, cấp trên không được làm thay cấp dưới. Quản lý quá trình quyết toán chi NSNN phải thực hiện được một số nội dung sau:
+ Phải đảm bảo tính chính xác của số liệu quyết toán:
Thực hiện xong công tác khoá sổ cuối năm, số liệu trên sổ sách kế toán của đơn vị YTCĐ phải được đảm bảo cân đối và khớp đúng với số liệu của cơ
quan tài chính và KBNN cả về tổng số và chi tiết. Khi đó đơn vị mới được tiến hành lập báo cáo quyết toán năm.
Ngoài ra, để đảm bảo được yêu cầu quản lý chi NSNN, các đơn vị YTCĐ phải lập đầy đủ các biểu mẫu quyết toán theo quy định của nhà nước gửi cơ quan tài chính đồng cấp theo đúng thời gian quy định.
+ Phải xác định được thẩm quyền xét duyệt quyết toán.
Sở y tế có trách nhiệm xét duyệt và tổng hợp báo cáo quyết toán năm của các đơn vị dự toán trực thuộc gửi cho Sở tài chính. Sở tài chính thẩm tra báo cáo quyết toán năm của các đơn vị YTCĐ. Sau đó cùng với các lı̃nh vực chi khác của ngân sách địa phương tổng hợp thành báo cáo chi ngân sách địa phương, báo cáo UBND tỉnh, gửi Bô ̣ Tài chı́nh đồng thời trı̀nh HĐND tỉnh phê chuẩn.
Việc quyết toán chi NSNN cho YTCĐ được thực hiện cùng với quyết toán chi NSNN hàng năm của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo quy định của luật ngân sách nhà nước hiện hành (Bùi Thị Quỳnh, 2014)
2.1.4.5. Thanh tra, giám sát chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng
Việc thực hiện kế hoạch không phải bao giờ cũng đúng như dự kiến. Do vậy, đòi hỏi phải có sự thanh tra, kiểm tra thường xuyên để phát hiện sai sót, uốn nắn và đưa công tác quản lý tài chính đi vào nền nếp. Việc kiểm tra giúp cho đơn vị nắm được tình hình quản lý tài chính nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Cùng với việc thanh tra, kiểm tra, công tác đánh giá rất được coi trọng trong quá trình quản lý tài chính. Đánh giá để xem việc gì đạt hiệu quả, những việc gì không đạt hiệu quả gây lãng phí để có biện pháp động viên kịp thời cũng như rút kinh nghiệm quản lý. Tuy nhiên các tiêu chí đánh giá hiện nay chưa thống nhất và vẫn còn nhiều tranh luận và càng khó khăn do tính đặc thù của mình, hoạt động kinh tế của đơn vị sự nghiệp y tế gắn bó hữu cơ với mục tiêu “ Công bằng trong cung cấp dịch vụ y tế cho nhân dân”. Hiện nay người ta thường dùng ba nội dung để đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của đơn vị đó là:
Chất lượng chuyên môn: Liên quan đến cơ cấu tổ chức, phương pháp tiến hành hoạt động và tình trạng bệnh nhân khi xuất viện.
Hạch toán chi phí bệnh viện: Liên quan đến chi phí kế toán và chi phí kinh tế. Mức độ tiếp cận các dịch vụ y tế của nhân dân trên địa bàn.
2.1.4.6. Kết quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng
Qua các nội dung phân tích về lập dự toán, chấp hành dự toán, tổ chức thanh tra, kiểm tra về quản lý chi ngân sách thường xuyên mục tổng quát nhất là thực hiện chi cho lĩnh vực giám sát, năng lực chẩn đoán và lập kế hoạch cho tình trạng hoạt động y tế công cộng khẩn cấp. Những tiến bộ quan trọng cũng được ghi nhận trong các lĩnh vực khác như đáp ứng nhanh với các tình trạng y tế công cộng khẩn cấp. Kết quả của quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng trong toàn dân là thực hiện công tác lập dự toán cho đến khâu thực hiện và quyết toán nguồn ngân sách nhà nước chi cho các hoạt động y tế cộng đồng. Đảm bảo thắt chặt chi tiêu, đảm bảo chi đúng chi đủ, không gây lãng phí, thất thoát các khoản chi (Bùi Thị Quỳnh, 2014).
2.1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng