Quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước chohoạt động y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng trên địa bàn thành phố việt trì (Trang 72 - 79)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước chohoạt động

4.1.4. Quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước chohoạt động y tế

vi ̣/năm. Thanh tra tài chính xây dựng kế hoạch thanh tra đối với các đơn vị SNYT chủ yếu ở mức đảm bảo cơ cấu thanh tra một số ngành, lĩnh vực. Thanh tra Sở y tế chủ yếu thanh tra công tác hành nghề y dược, công tác đấu thầu thuốc, thực cung cấp dịch vụ y tế, công tác khám, chữa bệnh.

Kết quả thanh tra cho thấy, 100% đơn vị thực hiện thanh tra, ít hay nhiều đều có những vi phạm nhất định. Tuy nhiên, với khối lượng công viê ̣c nhiều, thời gian ha ̣n chế; trình độ, kỹ năng của cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, số lượng ít nên viê ̣c thanh tra, kiểm tra chưa hiê ̣u quả, chưa phát hiê ̣n đươ ̣c nhiều sai pha ̣m nghiêm trọng.

4.1.4. Quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng tế cộng đồng

Quyết toán các khoản chi NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng là quá trình kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại các số liệu được phản ảnh sau một kỳ hạch toán và chấp hành dự toán nhằm phân tích đánh giá kết quả chấp hành dự toán một kỳ đã qua để rút kinh nghiệm cho kỳ tới. Kết quả công việc quyết toán là báo cáo quyết toán. Báo cáo quyết toán là căn cứ để Sở y tế và Sở tài chính kiểm tra việc lập dự toán và phân tích tình hình chấp hành dự toán của đơn vị và của toàn ngành.

Trong những năm qua, công tác quyết toán tại các đơn vị trực thuộc ngành y tế có hoạt động y tế cộng đồng trên địa bàn thành phố Việt Trì đã tiến hành như sau: Sau khi thực hiện xong công tác khóa sổ đến hết ngày 31/12, các số liệu đã đảm bảo cân đối và khớp đúng, đơn vị sử dụng ngân sách (Đơn vị dự toán cấp III) tiến hành lập báo cáo quyết toán gửi Sở y tế (Đơn vị dự toán cấp I) tổng hợp và tiến hành xét duyệt quyết toán cho từng đơn vị trực thuộc. Thời hạn nộp báo cáo quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách sẽ do

Sở y tế quy định. Sau đó Sở y tế tổng hơp báo cáo quyết toán toàn ngành gửi Sở tài chính chậm nhất ngày 25/3 năm sau để xem xét thẩm định.

Khoảng trung tuần tháng 01 hàng năm, Sở tài chính ra thông báo lịch xét duyệt và thẩm định quyết toán cho các đơn vị dự toán trên địa bàn thành phố (Trong đó có ngành y tế). Đối với đơn vị dự toán cấp I, Sở tài chính sẽ tiến hành thẩm định quyết toán, thời gian tiến hành sau ngày 25/3. Đối với ngành y tế đặc biệt là đơn vị công tác hoạt động y tế cộng đồng tại thành phố Việt Trì, để công tác thẩm định quyết toán đạt kết quả cao, Sở tài chính (Phòng Tài chính HCSN) thường xuyên phối hợp với Sở y tế (Phòng Tài chính - kế hoạch) ngay từ khi ngành thực hiện xét duyệt quyết toán cho các đơn vị để kịp thời xử lý, điều chỉnh trong thời hạn quy định.

Thời gian thẩm định quyết toán thường là 25 ngày. Sau khi thực hiện xong công tác khóa sổ đến hết ngày 31/12, các số liệu đã đảm bảo cân đối và khớp đúng, các TTYT tiến hành lập báo cáo quyết toán gửi Sở y tế tổng hợp và tiến hành xét duyệt quyết toán cho từng đơn vị trực thuộc. Sau đó tổng hơp báo cáo quyết toán toàn ngành gửi Sở tài chính xem xét thẩm định.

Sơ đồ 4.3. Quy trình công tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng thành phố Việt Trì, 2016 - 2018

Nguồn: Sở Y tế thành phố Việt Trì, (2018) Đơn vị sử dụng kinh phí Sở Y tế Sở Tài chính Đối chiếu số liệu/Lập QT gửi Sở y tế Tổng hợp quyết toán ngành

Kiểm tra, đối chiếu số liệu. Xét duyệt, thông báo xét duyệt

Kiểm tra đối chieu số liệu. Thẩm định, ra thông

Công tác khóa sổ kế toán được thực hiện theo Thông tư số 108/2008/TT- BTC và các văn bản hướng dẫn công tác khóa sổ cuối năm của Sở tài chính.

Đến ngày 31/12 hàng năm các đơn vị phải thực hiện khóa sổ kế toán và tiến hành lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm. Kinh phí hoạt động thường xuyên các đơn vị được chuyển sang ngân sách năm sau chi tiếp theo chế độ. Các đơn vị thực hiện đối chiếu số dư dự toán với Kho bạc nhà nước nơi giao dịch. Căn cứ kết quả đối chiếu số dư dự toán, kho bạc nhà nước có trách nhiệm thực hiện chuyển số dư dự toán ngân sách năm trước sang dự toán ngân sách năm sau.

Sau khi thực hiện công tác khóa sổ, kế toán đơn vị có trách nhiệm lập, báo cáo quyết toán gửi Sở y tế và Sở tài chính. Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm phải được nộp đúng thời gian và đầy đủ biểu mẫu biểu theo quy định của luật ngân sách, Bộ tài chính và của ngành y tế.

Bảng 4.12. Quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng năm 2018 Chỉ tiêu Ngân sách được cấp (tr.đ) Tự thu (tr.đ) Tổng thu (tr.đ) Tổng chi (tr.đ) Cân đối thu chi Tiêm chủng mở rộng 15.626 157.994 173.620 173.620 0 HIV 2.491 18.266 20.757 20.757 0

Kế hoạch hóa gia đình 4.924 44.319 49.243 49.243 0

Chi khác 894 3.576 4.470 4.470 0

Tổng 23.935 224.155 248.090 248.090 0

Nguồn: Sở Y tế tỉnh Phú Thọ (2018)

Để có thể tiến hành quyết toán, các đơn vị phải phản ánh đầy đủ, trung thực các khoản thu, chi phát sinh trên hệ thống sổ kế toán vào các báo cáo tài chính. Hàng năm, Sở y tế cử cán bộ xuống đơn vị duyệt quyết toán năm theo hướng dẫn tại Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 của Bộ Tài chính.

Căn cứ báo cáo quyết toán tài chính của các đơn vị Sở y tế thực hiện kiểm tra danh mục báo cáo tài chính: Kiểm tra từng chứng từ thu phí, lệ phí và các

khoản thu khác được giao quản lý, thu nộp ngân sách nhà nước, tính chính xác và pháp lý của dự toán chi ngân sách được giao, bảo đảm khớp đúng với dự toán được cấp có thẩm quyền giao về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi. (Kể cả dự toán bổ sung, điều chỉnh trong năm).

- Kiểm tra tính hợp pháp của từng khoản chi, bảo đảm khoản chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nước được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc mức chi theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và đã được thủ trưởng đơn vị hoặc người được uỷ quyền quyết định chi.

- Kiểm tra việc mua sắm, quản lý và xử lý tài sản, việc tổ chức đấu thầu, thẩm định giá đối với những khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn, bảo đảm việc mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản theo đúng các quy định của pháp luật.

- Kiểm tra việc hạch toán, kế toán các khoản thu, chi, bảo đảm theo đúng chế độ kế toán, năm ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách nhà nước.

- Kiểm tra tính khớp đúng của số liệu trên các chứng từ thu, chi, sổ kế toán và báo cáo quyết toán.

- Kiểm tra số dư kinh phí được chuyển sang năm sau sử dụng và thanh toán gồm: Số dư kinh phí đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản theo quy định tại Thông tư số 101/2005/TT-BTC ngày 17/11/2005 của Bộ tài chính và số dư kinh phí đương nhiên được sử dụng và thanh toán theo chế độ quy định. Đối với số dư kinh phí không được chuyển sang năm sau sử dụng và thanh toán thì phải thu hồi nộp ngân sách nhà nước;

- Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua công tác kiểm toán, thanh tra, xét duyệt hoặc thẩm định quyết toán.

Bảng 4.13. Tình hình xét duyệt quyết toán giai đoạn 2016 – 2018

Nội dung xét duyệt

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Đáp ứng (Ý kiến) Tỷ lệ (%) Không đáp ứng (Ý kiến) Tỷ lệ (%) Đáp ứng (Ý kiến) Tỷ lệ (%) Không đáp ứng (Ý kiến) (%) Đáp ứng (Ý kiến) Tỷ lệ (%) Không đáp ứng (Ý kiến) Tỷ lệ (%) 1. Chế độ báo cáo 3 75 1 25 4 100 0 - 3 75 1 25 2. Hạch toán kế toán 4 100 0 - 3 75 1 25 3 75 1 25

3. Số liệu quyết toán 2 50 2 50 3 75 1 25 3 75 1 25

4. Sổ sách kế toán 4 100 0 - 2 50 2 50 3 75 1 25

5. Chấp hành chế độ kế toán 4 100 0 - 3 75 1 25 3 75 1 25

Nguồn: Sở Y tế tỉnh Phú Thọ (2018)

Bảng 4.13 cho thấy tình hình xét duyệt quyết toán của các trung tâm y tế cộng đồng không ổn định qua các năm. Với 4 trung tâm y tế cộng đồng về chế độ báo cáo năm 2016 có 3 trung tâm đáp ứng được yêu cầu chiếm 75% năm 2017 100% đáp ứng được yêu cầu, tuy nhiên đến năm 2018 số đáp ứng được yêu cầu lại còn 25%. Về hạch toán kế toán năm 2016 đáp ứng 100% yêu cầu tuy nhiên 2 năm 2017 và 2018 lại giảm xuống còn 75%. Số liệu quyết toán số đáp ứng được yêu cầu có 50% tuy nhiên sang năm 2017 và 2018 lên 75% về sổ sách và chấp hành chế độ kế toán:

Kiểm tra việc mua sắm, quản lý và xử lý tài sản. Việc tổ chức đấu thầu, thẩm định giá đối với những khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn, bảo đảm việc mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản theo đúng các quy định của pháp luật.

Kiểm tra việc hạch toán, kế toán các khoản thu, chi, bảo đảm theo đúng chế độ kế toán, năm ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách nhà nước.

Kiểm tra tính khớp đúng của số liệu trên các chứng từ thu, chi, sổ kế toán và báo cáo quyết toán.

Kiểm tra số dư kinh phí được chuyển sang năm sau sử dụng và thanh toán gồm: Số dư kinh phí đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản theo quy định tại Thông tư số 101/2005/TT-BTC ngày 17/11/2005 của Bộ tài chính và số dư kinh phí đương nhiên được sử dụng và thanh toán theo chế độ quy định. Đối với số dư kinh phí không được chuyển sang năm sau sử dụng và thanh toán thì phải thu hồi nộp ngân sách nhà nước.

Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua công tác kiểm toán, thanh tra, xét duyệt hoặc thẩm định quyết toán.

Công tác xét duyệt, thẩm định quyết toán có vai trò khá quan trọng trong việc quản lý sử dụng ngân sách nhà nước, thông qua công tác này đã kịp thời chấn chỉnh những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý tiền, vốn và tài sản nhà nước và hướng dẫn thực hiện tốt công tác quản lý tài chính của đơn vị cơ sở để đưa công tác quản lý, hạch toán kế toán của đơn vị vào nề nếp thực hiện đúng quy định của nhà nước.

Quá trình xét duyệt quyết toán tại các đơn vị cho thấy những đơn vị lập và nộp báo cáo không đúng thời gian quy định là những đơn vị cập nhật chứng từ thu chi không kịp thời, số liệu trên báo cáo quyết toán thường không khớp đúng. Với những tồn tại trên, phòng Kế hoạch tài chính thuộc Sở y tế thường phải dựa

trên chứng từ thực tế và xác nhận của kho bạc nhà nước để xác định lại số liệu quyết toán đảm bảo khớp đúng về tổng mức. Đối với những khoản chi do hạch toán sai mục lục ngân sách hoặc sai nguồn kinh phí, Sở y tế kiến nghị thu hồi nộp ngân sách hoặc kiến nghị điều chỉnh mục chi.

Kinh phí quyết toán chi NSNN còn được tổng hợp, phân tích theo từng nguồn kinh phí, như: Kinh phí thực hiện tự chủ, trong đó chi tiết phần ngân sách cấp theo định mức, phần kinh phí từ nguồn thu và phần kinh phí thực hiện cải cách tiền lương do ngân sách cấp. Kinh phí không tự chủ, gồm: Chi theo nội dung công việc (Chi tiết từng đầu việc, kinh phí thực hiện mua sắm, sửa chữa).

Bảng 4.14. Tổng hợp ý kiến đánh giá của các cán bộ quản lý và người dân về công tác lập, chấp hành và quyết toán chi thường xuyên NSNN cho hoạt

động y tế cộng đồng Đơn vị Tổng số ý kiến Mức độ Chưa đáp ứng Đáp ứng một phần Đã đáp ứng toàn bộ Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Các cán bộ quản lý 10 1 10 7 70 2 20 Cán bộ cấp phường 10 2 20 6 60 2 20

Công chức, viên chức hoạt

động lĩnh vực y tế cộng đồng 46 8 17,39 27 58,7 11 23,91

Người dân (người hưởng lợi) 100 9 9 74 74 17 17

Tổng 166 20 12,05 121 0,7289 25 15,06

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, (2019)

Tóm lại, quá trình quyết toán chi ngân sách nhà nước đã thực hiện theo đúng trình tự quyết toán của luật NSNN. Quyết toán được lập từ cơ sở, tổng hợp từ dưới lên nên đảm bảo đầy đủ khách quan, nhanh gọn.

Tuy nhiên, do trình độ đối ngũ cán bộ làm công tác kế toán tại đơn vị còn yếu, chưa theo kịp với sự đổi mới công tác quản lý tài chính ngân sách nhà nước trong giai đoạn hiện nay, ý thức chấp hành chế độ chính sách còn hạn chế, chưa nghiêm túc, chưa coi trọng việc việc quản lý chi thường xuyên NSNN theo cơ chế tự chủ như hiện nay. Do đó, để góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng cần có giải pháp đúng đắn

nhằm tăng cường công tác quyết toán của các đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng trên địa bàn thành phố việt trì (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)