Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên NSNN chohoạt động y
4.3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà
Để khắc phục những mặt còn hạn chế, bất cập trong quản lý chi thường xuyên NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng trong thời gian qua và góp phần hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng trên địa bàn thành phố Việt Trì trong những năm tới, tác giả đưa ra một số giải pháp sau:
4.3.2.1.Giải pháp về phân cấp quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng
Đến nay, hầu hết các đơn vị y tế công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ đã được giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho tất cả các hoạt động y tế trong đó có y tế cộng đồng.theo Nghị định số 85/NĐ - CP, Nghị định số 15/NĐ - CP của Chính phủ, theo đó 100% các đơn vị y tế công lập và các hoạt động y tế cộng đồng trên địa bàn thành phố Việt Trì được giao tự chủ quản lý tài chính.
Thực hiện cơ chế tài chính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 43/2006/NĐ - CP các đơn vị căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao và cơ chế quản lý tài chính của đơn vị mình tiến hành lập dự toán chi theo từng nguồn kinh
phí bao gồm kinh phí thực hiện tự chủ và kinh phí thực hiện chế độ tiền lương kinh phí không tự chủ. Cơ bản theo 3 mức:
Thứ nhất: Đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên: được tự chủ về nhân sự trong đó tự đảm bảo chi các khoản cho vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, đồng thời tự chủ về các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên.
Thứ hai: Đơn vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên. NSNN sẽ hỗ trợ một phần đảm bảo các khoản chi thường xuyên trong các lĩnh vực như y tế,
Thứ ba: Đơn vị do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên.
Trên địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn từ năm 2016 đến 2018 số lượng đơn vị y tế công lập tự chủ chi thường xuyên tăng và số đơn vị do ngân sách đảm bảo chi thường xuyên giảm
4.3.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán
- Hoàn thiện công tác lập dự toán chi theo định mức đối với chi thường xuyên NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng.
Để đảm bảo nguồn kinh phí cho các hoạt động thường xuyên của ngành y tế vì mục tiêu phát triển sự nghiệp y tế, đảm bảo yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh, cần thiết phải điều chỉnh định mức chi cho phù hợp.
Các biện pháp thực hiện như sau:
Phân bố theo biên chế, giường bệnh: Đây là hình thức đang thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2018. Tuy nhiên, định mức chi theo biên chế, giường bệnh cũng cần phải điều chỉnh tỷ lệ chi nghiệp vụ chuyên môn, chi khác tăng theo tỷ lệ tăng chi cho con người khi nhà nước thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung theo quy định.
- Phân bổ theo số lượng dịch vụ đã cung cấp: Đây là hình thức chi trả mới từ ngân sách cần nghiên cứu. Nhưng về bản chất thì giống hình thức chi trả của BHYT đối với các bệnh viện hiện nay, có thể chia ra thành 2 loại chi trả như sau:
+ Chi trả theo từng dịch vụ bệnh viện đã cung cấp: Nhà nước chi trả cho các bệnh viện theo số lượng dịch vụ bệnh viện đã cung cấp và giá từng loại dịch vụ. Hình thức này có ưu điểm là đáp ứng được kinh phí hoạt động của bệnh viện vì các dịch vụ do bệnh viện cung cấp đã được Nhà nước thanh toán. Tuy nhiên, hình thức này cũng có một số nhược điểm sau: Do bệnh viện thực hiện dịch vụ
nào sẽ được thanh toán dịch vụ đó nên có thể sẽ tạo ra sự lạm dụng dịch vụ y tế, đặc biệt là lạm dụng các dịch vụ có lợi cho bệnh viện và lạm dụng thuốc, không khuyến khích tiết kiệm chi tiêu. Mặt khác lại phải hình thành một bộ máy cơ quan giám sát các dịch vụ đã cung cấp có đúng với tình trạng bệnh tật hay không và phải xây dựng giá cho rất nhiều các loại dịch vụ.
+ Chi trả theo gói dịch vụ chuẩn đoán bệnh: Xác định trên cơ sở số lượng người bệnh đã điều trị và mức giá của từng loại bệnh được cơ quan có thẩm quyền ban hành. Hình thức này có ưu điểm là đáp ứng được chi phí hoạt động của bệnh viện ngoài ra do được trả một khoản tổng số chi nên khuyến khích bệnh viện tiết kiệm chi, áp dụng những kỹ thuật tiên tiến, có chi phí thấp để nâng cao hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, có một điểm khó khăn là phải xây dựng giá của các gói dịch vụ để làm cơ sở thanh toán.
- Hoàn thiện công tác lập dự toán chi thường xuyên NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng
Một trong những yêu cầu cơ bản nhất đối với việc quản lý chi thường xuyên từ NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng là công tác lập dự toán. Việc quản lý chi thường xuyên NSNN theo dự toán nhằm để đảm bảo và xác định nhu cầu vốn NSNN để thực hiện nhiệm vụ được giao theo đúng chủ trương, đường lối chính sách của nhà nước. Để thực hiện yêu cầu này các đơn vị xác lập được ưu tiên các khoản chi bố trí cho phù hợp. Lập dự toán là khâu mở đầu của một chu trình NSNN, những khoản chi khi đã được ghi vào dự toán chi sẽ được cấp có thẩm quyền xét duyệt. Có thể nói đây là kế hoạch định hướng về mặt tài chính cho hoạt động của Nhà nước diễn ra theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ đã hoạch định. Dự toán được lập dựa trên căn cứ các nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, định mức phân bổ, chính sách, chế độ tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Định kỳ theo chế độ quyết toán kinh phí đã quy định của Luật NSNN, các đơn vị khi phân tích đánh giá kết quả thực hiện của kỳ báo cáo phải lấy dự toán làm căn cứ đối chiếu so sánh. Do vậy, dự toán chi đã được xác lập theo chỉ tiêu nào, theo khoản mục nào thì quyết toán chi cũng phải được lập như vậy.
Vì vậy quá trình lập dự toán cần đưa ra các mục tiêu, các kết quả mong muốn và các hoạt động để xác định các nguồn lực cần thiết trong bảng kế hoạch chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp y tế. Trong khi lập dự toán chi thường xuyên cần đưa ra nhiều phương án để lựa chọn cách tổ chức thực hiện phục vụ
nhiệm vụ được giao và đạt mục tiêu đề ra. Đồng thời cần xem xét tới những nguồn lực có sẵn, và tham khảo các kế hoạch ngân sách, chỉ tiêu của các năm trước đó. Do đó việc xây dựng dự toán chi thường xuyên NSNN một cách khoa học để bảo vệ trước các cơ quan chức năng của tỉnh là hết sức cần thiết.
Để việc xây dựng dự toán đáp ứng được các hoạt động của các đơn vị y tế đồng thời phù hợp với quy định của luật NSNN và định hướng công bằng và hiệu quả thì cần thiết phải có hệ thống định mức mới, hệ thống này phải phản ánh được cả quy mô dân số, nhu cầu của từng đơn vị và khả năng huy động các nguồn lực khác nhau. Trên cơ sở đó xác định các khoản chi thường xuyên do NSNN đảm bảo cho từng thời kỳ.
4.3.2.3. Giải pháp trong khâu chấp hành hệ thống văn bản pháp luật
Trong quá trình chấp hành NSNN cần cụ thể hóa, bám sát dự toán NSNN được duyệt, đảm bảo chi đúng nhiệm vụ, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước. Thực hiện nghiêm chế độ người đứng đầu đơn vị nếu xảy ra sai phạm, thất thoát, lãng phí trong việc sử dụng ngân sách và tài sản công. Triệt để thực hiện tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN. Giảm thiểu tối đa bổ sung kinh phí ngoài dự toán giao đầu năm nhằm tiết kiệm nguồn kinh phí cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương thúc đẩy kinh tế phát triển.
Hoàn thiện các chỉ tiêu, tiêu chí về định mức phân bổ ngân sách căn cứ điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương; hệ thống văn bản về hướng dẫn định mức tiêu chuẩn chính sách chế độ (Thu dịch vụ khám, chữa bệnh của các cơ sở y tế).
Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý trong công tác tổ chức bộ máy và tuyển dụng cán bộ viên chức quy định rõ việc phân cấp quản lý đối với các cấp chính quyền thuộc tỉnh trong công tác quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ viên chức theo hướng tăng thêm trách nhiệm quyền hạn cho thủ trưởng đơn vị.
- UBND thành phố cũng như các cơ quan cần thiết ban hành chế độ chính sách của địa phương nhằm thu hút nhân tài thông qua cơ chế tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ điều kiện sống, điều kiện công tác của cán bộ, viên chức tại các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, cũng như môi trường làm việc để phục vụ cho phát triển sự nghiệp y tế của tỉnh.
Công tác quản lý tài chính với một hệ thống văn bản pháp luật chặt chẽ từ trung ương tới địa phương sẽ là thước đo chính xác nhất cho hiệu quả quản lý tài
chính sự nghiệp y tế. Áp dụng triệt để các văn bản quy phạm pháp luật vào thực tế tại địa phương sẽ không tránh khỏi những bất cập, hạn chế. Tuy nhiên thanh phố Việt trì cần có những quyết định cụ thể đối với mỗi khoản chi tại địa phương để phù hợp với tình hình thực tế mà không sai luật.
4.3.2.4. Giải pháp hoàn thiện công tác quyết toán, thẩm tra quyết toán
Vấn đề đặt ra hiện nay là việc sử dụng kinh phí của NSNN thuộc quyền hạn, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí NSNN. Cơ quan quản lý cấp trên không có điều kiện theo dõi, kiểm tra tình hình chi tiêu cụ thể ở từng đơn vị theo từng nội dung nghiệp vụ và từng chứng từ chi. Do đó cải tiến công tác quyết toán chi NSNN cần xác định rõ thẩm quyền trách nhiệm xét xuyệt quyết toán, cụ thể là:
+ Thực hiện nguyên tắc người nào duyệt chi sai chế độ, sai dự toán được duyệt thì người đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
+ Việc đánh giá thực hiện ngân sách không chỉ là chấp hành đúng chế độ, đúng tiêu chuẩn mà còn phải đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn giao. Do vậy trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị cấp trên, đơn vị được quyền giao dự toán chi ngân sách và nhiệm vụ cho đơn vị sử dụng ngân sách là thực hiện kiểm tra, phê duyệt việc chi tiêu, sử dụng ngân sách gắn với kết quả thực hiện những nhiệm vụ được giao.
Để thực hiện tốt nội dung trên, trong quá trình quyết toán ngân sách cho các đơn vị nhất thiết phải có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý và cơ quan cấp phát.
Bên cạnh đó, quá trình quyết toán phải kiên quyết xuất toán các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu và thu hồi giảm chi NSNN đối với các khoản chi sai chế độ, khắc phục tình trạng cơ quan tài chính các cấp khi tiến hành quyết toán chi NSNN cho các đơn vị khi phát hiện sai phạm có nêu kiến nghị xử lý nhưng lại không có biện pháp xử lý dứt điểm, để kéo dài không có thông báo duyệt y quyết toán cho các đơn vị.
Đổi mới và hoàn thiện công tác quyết toán và thẩm tra quyết toán ngân sách, cần đi đối với việc xác định rõ ràng thẩm quyền, trách nhiệm xét duyệt quyết toán của cơ quan chủ quan cấp trên và trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị.
Đối với khâu quyết toán ngân sách:
năm phải đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, chính xác theo yêu cầu. Công tác lập và báo cáo quyết toán phải đảm bảo sự thống nhất từ các đơn vị thụ hưởng cho đến đơn vị cấp trên, tránh tình trạng “Trống đánh xuôi kèn thổi ngược” giữa các cơ quan tài chính với các đơn vị lập quyết toán. Nói cách khác phải có sự nhất quán ngay từ đầu trong việc ra các văn bản hướng dẫn việc lập báo cáo quyết toán. Đi kèm với báo cáo quyết toán phải cần có sự đánh giá việc thực hiện kế hoạch, hiệu quả sử dụng kinh phí. Điều này rất có ý nghĩa trong việc tìm hiểu nguyên nhân để dưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời cho năm ngân sách.
Quyết toán ngân sách cũng đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng, đặc biệt là Kho Bạc nhà nước. Các báo cáo quyết toán phải gửi cho cơ quan kiểm toán để kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí và có biện pháp xử lý kịp thời đối với những trường hợp sử dụng không đúng mục đích, đối tượng chi.
Nâng cao chất lượng báo cáo quyết toán tài chính, báo cáo quyết toán tài chính phải lập theo đúng mẫu quy định, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã quy định, lập đúng kỳ hạn, nộp đúng thời hạn và đầy đủ báo cáo tới từng nơi nhận báo cáo. Nếu báo cáo quyết toán khác so với dự toán thì phải giải trình trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Số liệu báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, khác quan. Ngoài những sổ sách theo quy định thì để phù hợp với thực tế đơn vị cũng phải lập báo cáo đặc thù giúp cho việc kiểm soát được rõ ràng, thuận lợi.
Công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, viên chức Nhà nước trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính, đảm bảo sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nội dung công khai tài chính phải được thực hiện theo đúng quyết định 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Công khai chi tiết số liệu dự toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền giao, quyết toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đẩy mạnh việc công khai tài chính cần thực hiện một số giải pháp sau: Xác định đúng nội dung, phạm vi số liệu cần công khai theo quy định. Lựa chọn hình thức công khai phù hợp với từng đơn vị để cán bộ viên chức có thể nắm rõ nội dung công khai và giám sát được các nội dung này.
sát việc công khai ngân sách ở đơn vị. Kịp thời đề xuất xử lý các vi phạm về chế độ công khai tài chính.
4.3.2.5. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện chi
Công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện chi tại các đơn vị y tế hiện nay chưa thật phù hợp, chủ yếu việc kiểm tra vẫn do cơ quan tài chính kiểm tra, chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm kiểm tra lại quá trình quản lý sử dụng kinh phí chi thường xuyên NSNN tại các đơn vị. Công tác kiểm tra giám sát việc quản lý sử dụng các nguồn tài chính cần phải đề cập đến công tác kiểm tra, giám sát thủ trưởng các đơn vị, cũng như cán bộ tài chính để nâng cao trách nhiệm cũng như hiệu quả các khoản chi. Việc kiểm soát quá trình cấp phát, thanh toán các khoản chi của Kho bạc nhà nước chủ yếu đối nguồn NSNN đã góp phần ngăn ngừa lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN. Còn hoạt động kiểm toán sau khi nghiệp vụ chi đã phát sinh và hoàn thành do cơ quan kiểm toán của Chính phủ