Nội dung xét duyệt
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Đáp ứng (Ý kiến) Tỷ lệ (%) Không đáp ứng (Ý kiến) Tỷ lệ (%) Đáp ứng (Ý kiến) Tỷ lệ (%) Không đáp ứng (Ý kiến) (%) Đáp ứng (Ý kiến) Tỷ lệ (%) Không đáp ứng (Ý kiến) Tỷ lệ (%) 1. Chế độ báo cáo 3 75 1 25 4 100 0 - 3 75 1 25 2. Hạch toán kế toán 4 100 0 - 3 75 1 25 3 75 1 25
3. Số liệu quyết toán 2 50 2 50 3 75 1 25 3 75 1 25
4. Sổ sách kế toán 4 100 0 - 2 50 2 50 3 75 1 25
5. Chấp hành chế độ kế toán 4 100 0 - 3 75 1 25 3 75 1 25
Nguồn: Sở Y tế tỉnh Phú Thọ (2018)
Bảng 4.13 cho thấy tình hình xét duyệt quyết toán của các trung tâm y tế cộng đồng không ổn định qua các năm. Với 4 trung tâm y tế cộng đồng về chế độ báo cáo năm 2016 có 3 trung tâm đáp ứng được yêu cầu chiếm 75% năm 2017 100% đáp ứng được yêu cầu, tuy nhiên đến năm 2018 số đáp ứng được yêu cầu lại còn 25%. Về hạch toán kế toán năm 2016 đáp ứng 100% yêu cầu tuy nhiên 2 năm 2017 và 2018 lại giảm xuống còn 75%. Số liệu quyết toán số đáp ứng được yêu cầu có 50% tuy nhiên sang năm 2017 và 2018 lên 75% về sổ sách và chấp hành chế độ kế toán:
Kiểm tra việc mua sắm, quản lý và xử lý tài sản. Việc tổ chức đấu thầu, thẩm định giá đối với những khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn, bảo đảm việc mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản theo đúng các quy định của pháp luật.
Kiểm tra việc hạch toán, kế toán các khoản thu, chi, bảo đảm theo đúng chế độ kế toán, năm ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách nhà nước.
Kiểm tra tính khớp đúng của số liệu trên các chứng từ thu, chi, sổ kế toán và báo cáo quyết toán.
Kiểm tra số dư kinh phí được chuyển sang năm sau sử dụng và thanh toán gồm: Số dư kinh phí đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản theo quy định tại Thông tư số 101/2005/TT-BTC ngày 17/11/2005 của Bộ tài chính và số dư kinh phí đương nhiên được sử dụng và thanh toán theo chế độ quy định. Đối với số dư kinh phí không được chuyển sang năm sau sử dụng và thanh toán thì phải thu hồi nộp ngân sách nhà nước.
Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua công tác kiểm toán, thanh tra, xét duyệt hoặc thẩm định quyết toán.
Công tác xét duyệt, thẩm định quyết toán có vai trò khá quan trọng trong việc quản lý sử dụng ngân sách nhà nước, thông qua công tác này đã kịp thời chấn chỉnh những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý tiền, vốn và tài sản nhà nước và hướng dẫn thực hiện tốt công tác quản lý tài chính của đơn vị cơ sở để đưa công tác quản lý, hạch toán kế toán của đơn vị vào nề nếp thực hiện đúng quy định của nhà nước.
Quá trình xét duyệt quyết toán tại các đơn vị cho thấy những đơn vị lập và nộp báo cáo không đúng thời gian quy định là những đơn vị cập nhật chứng từ thu chi không kịp thời, số liệu trên báo cáo quyết toán thường không khớp đúng. Với những tồn tại trên, phòng Kế hoạch tài chính thuộc Sở y tế thường phải dựa
trên chứng từ thực tế và xác nhận của kho bạc nhà nước để xác định lại số liệu quyết toán đảm bảo khớp đúng về tổng mức. Đối với những khoản chi do hạch toán sai mục lục ngân sách hoặc sai nguồn kinh phí, Sở y tế kiến nghị thu hồi nộp ngân sách hoặc kiến nghị điều chỉnh mục chi.
Kinh phí quyết toán chi NSNN còn được tổng hợp, phân tích theo từng nguồn kinh phí, như: Kinh phí thực hiện tự chủ, trong đó chi tiết phần ngân sách cấp theo định mức, phần kinh phí từ nguồn thu và phần kinh phí thực hiện cải cách tiền lương do ngân sách cấp. Kinh phí không tự chủ, gồm: Chi theo nội dung công việc (Chi tiết từng đầu việc, kinh phí thực hiện mua sắm, sửa chữa).
Bảng 4.14. Tổng hợp ý kiến đánh giá của các cán bộ quản lý và người dân về công tác lập, chấp hành và quyết toán chi thường xuyên NSNN cho hoạt
động y tế cộng đồng Đơn vị Tổng số ý kiến Mức độ Chưa đáp ứng Đáp ứng một phần Đã đáp ứng toàn bộ Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Các cán bộ quản lý 10 1 10 7 70 2 20 Cán bộ cấp phường 10 2 20 6 60 2 20
Công chức, viên chức hoạt
động lĩnh vực y tế cộng đồng 46 8 17,39 27 58,7 11 23,91
Người dân (người hưởng lợi) 100 9 9 74 74 17 17
Tổng 166 20 12,05 121 0,7289 25 15,06
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, (2019)
Tóm lại, quá trình quyết toán chi ngân sách nhà nước đã thực hiện theo đúng trình tự quyết toán của luật NSNN. Quyết toán được lập từ cơ sở, tổng hợp từ dưới lên nên đảm bảo đầy đủ khách quan, nhanh gọn.
Tuy nhiên, do trình độ đối ngũ cán bộ làm công tác kế toán tại đơn vị còn yếu, chưa theo kịp với sự đổi mới công tác quản lý tài chính ngân sách nhà nước trong giai đoạn hiện nay, ý thức chấp hành chế độ chính sách còn hạn chế, chưa nghiêm túc, chưa coi trọng việc việc quản lý chi thường xuyên NSNN theo cơ chế tự chủ như hiện nay. Do đó, để góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng cần có giải pháp đúng đắn
nhằm tăng cường công tác quyết toán của các đơn vị.
4.1.5. Thanh tra, giám sát chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng động y tế cộng đồng
Với đặc điểm cơ bản của các khoản chi là diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị. Mặc dù hệ thống văn bản chế độ hướng dẫn tương đối đầy đủ và chi tiết, tuy nhiên nhiều khoản chi còn mang tính cá biệt, đặc thù theo từng vùng miền, địa phương văn bản chế độ chưa quy định hoặc qui định chưa rõ ràng. Chính vì vậy việc kiểm tra, giám sát quá trình chi là rất quan trọng và cần thiết.
- Đối với những khoản chi mang tính chất tự chủ như: Chi lương, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp; chi các dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc, công tác phí, được giao khoán cho đơn vị theo định mức qui định (Định mức theo đầu biên chế giao hoặc theo giường bệnh giao), thủ trưởng đơn vị chủ động xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ, (Theo qui định tại Thông tư số 71/2006/TT- BTC) để tiến hành chi theo các chế độ qui định hiện hành.
Hàng tháng, khi có các nghiệp vụ chi phát sinh, kế toán đơn vị tập các hợp chứng từ liên quan trình lãnh đạo đơn vị duyệt chi và gửi Kho bạc nhà nước để làm thủ tục thanh toán. Cơ quan Kho bạc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi, đối chiếu với dự toán được giao, đối chiếu với qui chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và các tiêu chuẩn, chế độ, chính sách thực hiện thanh toán cho đơn vị theo trình tự, thủ tục qui định.
- Những khoản chi thuộc kinh phí không tự chủ như: Mua sắm, sửa chữa, chi theo nội dung công việc. Khi đơn vị thực hiện chi, KBNN nơi giao dịch sẽ yêu cầu đơn vị cung cấp văn bản thông báo các khoản chi không tự chủ do Sở Tài chính thông báo chi tiết cho đơn vị để tiến hành kiểm soát quá trình thực hiện thanh toán tại KBNN, đảm bảo đúng các nội dung dự toán được giao.
- Để đánh giá, kiểm tra và kịp thời điều chỉnh cho phù hợp các khoản chi trong quá trình thực hiện, chậm nhất 15 ngày sau khi kết thúc quí và 20 ngày sau khi kết thúc năm các đơn vị sử dụng ngân sách phải gửi báo cáo tài chính lên Sở y tế để kiểm tra đối chiếu. Mỗi quý, Sở tài chính sẽ tiến hành chạy báo cáo trên hệ thống Tabmis lấy số liệu chi của các đơn vị theo mục lục lục ngân sách, rà soát toàn bộ các mục chi, phát hiện các mục chi bất hợp lý, chi sai, tìm hiểu nguyên nhân (Có thể do Kho bạc hạch toán nhầm) để kịp thời điều chỉnh cho phù
hợp. Khoảng tháng từ tháng 9 hàng năm, Sở tài chính yêu cầu các đơn vị rà soát và báo cáo tình hình thực hiện các khoản chi không tự chủ, xem xét các nội dung có khả năng không thực hiện được dự toán hoặc thực hiện nhưng còn thiếu, kịp thời đề xuất phương án xử lý.
Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện chi của các đơn vị,đã kịp thời phát hiện những sai phạm để uốn nắn, chỉnh sửa và xử lý theo đúng các quy định hiện hành. Kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát đạt được trong thời gian qua như sau:
Bảng 4.15. Công tác kiểm tra, kiểm soát thực hiện chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng giai đoạn 2016 - 2018
Nội dung 2016 2017 2018
1. Tổng số cuộc kiểm tra
- Kiểm tra theo kế hoa ̣ch 50 53 52
- Kiểm tra đô ̣t xuất 8 10 15
2. Kiến nghi ̣ xử lý
- Thu nô ̣p NSNN (trđ) 78 145 521
- Số KP giảm quyết toán chi (trđ) 89 347
-Thu hồi về quỹ cơ quan (trđ) 187 34 72
Nguồn: Sở Y tỉnh Phú Thọ, (2016, 2017, 2018)
Công tác kiểm tra, kiểm soát trong quá trình thực hiện là một trong những biện pháp ngăn ngừa việc chi tiêu bất hợp pháp, sử dụng sai mục đích các khoản chi, để có thể quản lý chi tiêu theo một trật tự nhất định. Qua công tác kiểm tra phát hiện ra một số những sai phạm thường xảy ra trong việc chấp hành chế độ, chính sách, pháp luật như rút tiền mặt từ kho bạc không nhập quỹ, chi không đúng đối tượng, chi không đúng nội dung dự toán, giao lập hồ sơ, chứng từ chi không đúng nội dung chi. Một số trường hợp, nội dung hóa đơn chứng từ thanh toán không khớp với bảng kê thanh toán qua KBNN, sử dụng tiền tạm ứng không đúng chế độ quy định, lập hồ sơ thanh toán khống khối lượng; không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đấu thầu; thu các khoản phí không nộp vào kho bạc kịp thời. Nguyên nhân là do Công tác phối hợp giữa các phòng, đơn vị thuộc
KBNN đôi lúc chưa được chặt chẽ ảnh hưởng đến chất lượng khảo sát nắm tình hình. Chẳng hạn như khảo sát chưa kỹ, chưa đầy đủ thông tin, số liệu cần thiết, chưa xác định rõ quy mô giao dịch của đơn vị lựa chọn thanh tra, dẫn đến việc xác định thời gian thanh tra chưa phù hợp với khối lượng công việc và lực lượng thanh tra hiện có tại đơn vị, ảnh hưởng đến chất lượng thanh tra, kiểm tra. Bên cạnh đó còn do các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực kiểm soát chi của KBNN nằm rải rác tại rất nhiều các văn bản khác nhau. Văn bản được nhiều cấp, nhiều ngành ban hành, qua nhiều thời kỳ và thường xuyên có thay đổi, dẫn đến khó khăn cho công chức kiểm soát chi trong việc tra cứu áp dụng khi thực thi công vụ. Hơn nữa việc xây dựng văn bản hướng dẫn cơ chế, quy trình chưa kịp thời và đồng bộ dẫn đến còn có nhiều quy định khác nhau đối với cùng một nghiệp vụ phát sinh, tiềm ẩn rủi ro cho công chức kiểm soát chi khi thực hiện nhiệm vụ.
Tuy nhiên, công tác kiểm tra, kiểm soát với việc sử dụng kinh phí ở các đơn vị còn thiếu chặt chẽ, chưa được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục mà chủ yếu tập chung vào lúc quyết toán nên chưa đánh giá được hiệu quả tình hình quản lí và sử dụng kinh phí ở đơn vị nhất là các khoản chi từ các nguồn thu hạch toán “ghi thu, ghi chi” qua ngân sách nhà nước (Kết quả trình bày ở bảng 4.16).
Bảng 4.16. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và người dân về công tác thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị có hoạt động y tế cộng đồng
Đơn vị Tổng số ý kiến Mức độ đánh giá Chưa hiệu quả Hiệu quả
trung bình Rất hiệu quả Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Cán bộ cấp thành phố 10 2 20 7 70 1 10 Cán bộ cấp xã phường 10 1 10 6 60 3 30 Công chức, viên chức hoạt động y tế cộng đồng 46 8 17,39 31 67,39 7 15,22 Người dân 100 11 11 75 75 14 14 Tổng 166 22 13,25 119 71,69 25 15,06
Qua bảng 4.16, cho thấy ý kiến đánh giá của cán bộ, các cộng tác viên và người thụ hưởng, người dân của hoạt động y tế cộng đồng ở mức trung bình. Họ đều cho rằng những hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát về hoạt động chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng chưa được hiệu quả hay hiệu quả ở mức trung bình nghĩa là người dân vẫn chưa thấy được những biện pháp xử lý sai phạm thích đáng cho những sự cố xảy tra trong quá trình thực hiện chi. Có đến 119 người được hỏi trả lời rằng họ thấy công tác thanh tra, kiểm tra chỉ ở mức hiệu quả trung bình. Trong cuộc khảo sát, có 22 người được hỏi trả lời là công tác thanh tra, giám sát chưa hiệu quả. Nhưng cũng có đến 25 ý kiên đánh giá hiệu quả trong công tác kiểm tra, thanh tra này. Một mặt nào đó, bộ phận thanh tra, giám sát cũng đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Phản ánh đúng thực trạng lãng phí, chi tiêu chưa tiết kiệm đang diễn ra trên địa bàn thành phố.
4.1.6. Kết quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cộng đồng y tế cộng đồng
Trong giai đoạn 2016 - 2018, các cấp chính quyền địa phương thành phố Việt Trì đã có những định hướng, mục tiêu cụ thể đối với chiến lược phát triển y tế, đặc biệt là hoạt động y tế cộng đồng trên địa bàn thành phố. Thành phố Việt Trì đã chú trọng hơn trong việc đầu tư, dành nguồn kinh phí từ NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng ngày càng tăng. Điều đó thể hiện sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương đối với đời sống sức khỏe người dân tại thành phố. Đây chính là tiền đề, tạo động lực cho sự phát triển không những của riêng ngành kinh tế mà còn của các ngành kinh tế khác trên địa bàn thành phố Việt Trì.
Công tác quản lý chi NSNN cho hoạt động y tế cộng đồng ngày càng tốt hơn, chặt chẽ hơn, mỗi cán bộ quản lý đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành kỷ cương, pháp luật góp phần chung tay vào phát triển y tế cộng đồng. Chi tiêu ngân sách cho hoạt động y tế cộng đồng cơ bản đảm bảo tiêu chuẩn, định mức và tiết kiệm ngân sách, ưu tiên kinh phí cho những hoạt động, nội dung thực sự cần thiết, tránh lãng phí, thất thoát ngân sách.
Cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp y tế theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 và Nghị đinh 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ được 100% các đơn vị sự nghiệp y tế thực hiện. Hàng năm, các đơn vị đã tiết kiệm được kinh phí chi tiêu nghiệp vụ nhằm tăng thu nhập cho cán bộ viên chức, đã động viên được tinh thần hăng say công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đánh giá chung trong các năm qua, ngành y tế đã đạt những thành tựu đáng kể, cơ bản đáp ứng yêu cầu, mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn thành phố Việt Trì, một số thành tựu chủ yếu đã đạt được như:
Các cơ sở khám chữa bệnh, tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng dịch vụ đã từng bước được củng cố, nâng cấp, mở rộng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu khám