Biện pháp phòng trừ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sàng lọc và định danh một số chủng vi sinh vật có khả năng đối kháng nấm phytophthora SP gây bệnh trên cây có múi (Trang 26 - 27)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Giới thiệu nấm Phytophthora gây bệnh trên cây có múi

2.3.3. Biện pháp phòng trừ

Trước tình hình dịch bệnh ngày càng tăng đã có một số biện pháp phịng trừ như sau:

Biện pháp canh tác:

Vệ sinh đồng ruộng: Sau thu hoạch hoặc trước khi canh tác cần thu dọn, tiêu

hủy tàn dư thực vật và làm sạch cỏ dại vì đây là nguồn lưu tồn và lây lan quan trọng nhất. Thu nhổ và tiêu hủy các cây rau đã biểu hiện triệu chứng nhiễm bệnh.

Làm đất: Đất trồng phải tiêu thoát nước tốt, đất tơi và xốp. Khi đất quá ẩm

hãy đào rãnh quanh để nước thoát xuống mương. Biện pháp này sẽ giúp làm chậm quá trình lây bệnh sang các cây khác trong vườn.

Trong mùa mưa nếu lứa cây trước đó đã nhiễm bệnh trước khi trồng từ 15-20 ngày nên đặt những tấm nhựa lên đất sau đó bón vơi vào đất và cuốc lật phơi đất thêm vài ngày để ánh sáng sẽ làm nóng đất và nhiệt độ cao sẽ giết chết nhiều vi sinh vật trong đó có cả những tác nhân gây bệnh ở tầng đất bề mặt.

Về giống: Luân canh cây trồng khác họ. Sử dụng giống kháng. Không

dùng hạt giống có mầm bệnh (lấy ở ruộng có cây bị bệnh). Xử lý hạt giống bằng nước nóng 500C trong 25 phút.

Mật độ trồng: Vừa phải không quá dày để tránh bớt ẩm độ khi lá giao tán. Phân bón: Nên bón lót phân hữu cơ vi sinh hoặc phân chuồng đã ủ cho

cây. Sử dụng cân đối N-P-K, khơng bón nhiều phân đạm cho cây. Ngưng bón phân đạm khi bệnh đang phát triển. Bón vơi trước khi trồng và xử lý đất trước khi xuống giống bằng các loại thuốc gốc đồng. Dùng phân hữu cơ mục, có nhiều vi sinh vật đối kháng làm hạn chế nguồn bệnh. Bón phân cân đối hợp lý, tránh bón đạm quá nhiều.

Biện pháp cơ giới vật lý: Nhổ bỏ cây bị bệnh kịp thời, phải hạn chế tưới

nước, tránh bệnh lây lan trên ruộng. Tránh gây tổn thương rễ trong q trình trồng trọt, chăm sóc.

Biện pháp sinh học: Sử dụng các chế phẩm từ nấm Trichoderma bón vào

đất trước khi trồng.

Biện pháp hóa học: Biện pháp hóa học thường có hiệu quả thấp do tác

nhân gây bệnh tồn tại chủ yếu trong đất, xâm nhiễm gây hại ở bộ phận rễ, cổ rễ thân sát mặt đất. Tuy nhiên, trong những trường hợp bệnh hại nặng có thể dùng một số loại thuốc phun để tăng cường sức đề kháng cho cây và hạn chế bệnh lây lan như: Aliette, Ridomil, Phosacide... đối với bệnh do nấm Phytophthora gây ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sàng lọc và định danh một số chủng vi sinh vật có khả năng đối kháng nấm phytophthora SP gây bệnh trên cây có múi (Trang 26 - 27)