Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài trong và ngoài nước
TÀI TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
2.4.1. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở ngoài nước
Kết quả của Burgess (2008) cho rằng Phytophthora thuộc lớp nấm trứng, không phải nấm thực và sinh sản ra du động bào tử. Do vậy việc phòng trừ nấm này khác với việc phòng trừ do nấm khác gây ra và các thuốc dùng trong phòng trừ cũng khác. Theo tác giả các bệnh do nấm này gây ra có hại trong lâu năm gây thiệt hại đáng kể ở các vùng Đông Nam Á.
Ivana Plisi et al., (2017) đã công bố kết quả tìm ra hai loài nấm phytophthora mới liên quan đến bệnh thối nâu của trái bưởi ở tỉnh Vĩnh
Long, khu vực đồng bằng sông Cửu Long, miền nam Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các loài nấm Phytophthora xuất hiện phổ biến trong khu vực trồng cây có múi này.
Sau những cơng bố về nguyên nhân gây ra bệnh trên cây có múi do nấm
Phytophthora sp. gây ra thì các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu nhằm
tìm ra các phương pháp để phịng loại bệnh gây hại này.
Stephan Olson et al., (2010) trường đại học Florida của Mỹ đã ứng dụng
một số chủng VSV đối kháng để hạn chế bệnh trên cây cà chua như các chủng PGPR Bacillus pumilus SE 34, EQTY, và Pseudomonas putida 89B61 được thông báo hạn chế các nguồn bệnh: nấm, vi khuẩn, virus thực vật trên cà chua và dưa chuột để giảm tỉ lệ gây bệnh héo xanh vi khuẩn từ 10-25% so với đối chứng. Kết quả khi sử dụng dịch chiết của cây bạc hà, bạch lý hương, cây kinh giới, cây sả và chế phẩm B.subtilis có hiệu quả phịng trừ nấm Phytophthora Infestans gây bệnh mốc sương trên cây khoai tây và cà chua ở Châu Âu.
Năm 2012, Dhanasekaran D. và cộng sự đã tìm ra các chủng vi khuẩn
Actinobacteria được phân lập từ nước biển có khả năng kháng nấm mạnh và
nghiên cứu ra được 30 hợp chất thứ cấp diệt nấm được sản xuất bởi chúng (Dhanasekaran D. et al., 2012). Cũng trong năm 2012, Mee Kyung Sang và cộng sự đã nghiên cứu và đưa ra một quy trình sàng lọc sửa đổi để lựa chọn các chủng vi khuẩn kiểm soát sinh học hiệu quả chống lại Phytophthora capsici hồn thiện và có hiệu quả cao hơn quy trình trước đó.
Năm 2016, Charu Singh đã phân lập được tổng cộng có 80 chủng actinomycetes được phân lập từ đất của các môi trường sống khác nhau của vùng Chambal, Madhya Pradesh. Toàn bộ các chủng phân lập đã được sàng lọc đối với nấm mốc kháng nấm của chúng bằng phương pháp tốt chống nấm phytopathogenic. Sau khi sàng lọc, trong số này, chỉ có một chủng là Actinomycetae ACITM-1 cho thấy kháng sinh chống nấm chống lại M. phaseolina, F. oxysporum, R. solani, và C.
truncatum (Singh et al., 2016).
Năm 2018, Sharifah Farhana Syed-Ab-Rahman và cộng sự đã phân lập được 48 chủng vi khuẩn từ đất. Ba trong số 48 chủng đã phân lập biểu hiện sự ức chế hơn 65% đối với tất cả các loài Phytophthora được thử nghiệm và được chọn để nghiên cứu thêm. Khơng chỉ có tác dụng ức chế nấm gây bệnh chúng cịn có khả năng thúc đẩy sự sinh trưởng của cây trồng. Cơng trình này cho thấy tiềm năng của các chủng vi khuẩn để kiểm soát nhiễm Phytophthora và thúc đẩy sự phát
triển của thực vật. Do đó, chúng có thể được coi là phân bón sinh học và thuốc trừ sâu sinh học.
2.4.2. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong nước
Trước những thiệt hại do nấm Phytophthora gây ra, tại Việt Nam đã có
những biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh do nấm này gây ra, trong đó có những cơng trình nghiên cứu tìm ra lồi nấm gây bệnh này. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đối tượng nấm Phytophthora trên từng loại cây khác nhau như ca cao, hồ tiêu,.. chưa có nhiều nghiên cứu về nấm Phytophthora gây ra trên cây có múi một trong những loại cây trồng chiếm diện tích và sản d lập được nấm gây bệnh, nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh học của nấm, tìm được một số vi sinh vật đối kháng sử dụng trong phịng trừ bệnh.
Tơ Thị Nhã Trầm (2007) khảo sát ảnh hưởng của dịch nấm Phytophthora
Capcasi và tác nhân hóa lý ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và khả năng tạo đợt
biến trên cây tiêu (Piper nigrum L.) nuôi cấy mô. Kết quả thu được ảnh hưởng của dịch nấm Phytophthora capsici đến sinh trưởng phát triển và khả năng tạo
đột biến của mô sẹo ở nồng độ dịch nấm 30% và 40% thì mơ sẹo bị chết hồn toàn. Nồng độ 20% tạo nhiều tế bào bất thường, mơ vẫn cịn khả năng sống sót và ở nồng độ này cho kết quả đột biến tế bào mô nhiều hơn. Ảnh huởng của chất kích thích sinh truởng đến sinh truởng phát triển và khả năng tạo đột biến của mô sẹo nồng độ 10mg/l BA kết hợp với 1mg/l IBA và 20mg/l BA với 1mg/l IBA cho kết quả tạo chồi cao trong đó tối iu nhất vẫn là BA sử dụng ở nồng độ 10mg/l kết hợp với 1mg/l IBA. Mặt khác, nồng độ 20mg/l IBA kết hợp với 1mg/l BA và 1mg/l IBA kết hợp với 2mg/l TDZ lại cho kết quả đột biến cao. Ảnh hưởng của tia phóng xạ gamma đến sinh trưởng phát triển và khả năng tạo đột biến của mô tiêu ở liều xạ 20Gy thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của mơ sẹo hơn nhưng để tạo đột biến thì ở liều xạ 40Gy cho tỉ lệ biến dị cao hơn. Trên chồi thì liều xạ 20Gy kích thích tạo sẹo nhiều và cả mô xốp nhưng ở liều xạ 40 và 60Gy cho nhiều thể đột biến hơn vì tạo được nhiều mơ bất thường và cấu trúc tế bào thay đổi nhiều.
Bên cạnh nghiên cứu tác nhân gây bệnh, việc áp dụng nghiên cứu vi sinh vật trong việc giải quyết lại các bệnh trên cây trồng đang là mục tiêu hàng đầu. Sự có mặt của chúng làm giảm rõ rệt các tỷ lệ mắc bệnh trên cây trồng, xạ khuẩn có thể kháng lại một hay nhiều chủng nấm hay vi khuẩn. Hiện nay có rất nhiều đề tài đang được nghiên cứu về vấn đề này.
Năm 2008, Bùi Thị Hà đã phân lập được 80 chủng xạ khuẩn thuộc chi
Streptomyces, trong đó sàng lọc và đánh giá được 30 chủng có hoạt tính kháng
nấm gây bệnh trên chè. Trong đó đã tuyển chọn được 2 chủng xạ khuẩn có hoạt tính mạnh nhất là chủng Đ1 và R2, kháng được cả 2 chủng nấm gây bệnh trên chè là chủng CT -2E và CT-5X. Dựa trên kết quả định danh có thể nhận định chủng R2 có thể là lồi Streptomyces misawaensis, chủng Đ1 có thể là lồi
Actinomyces brunneofungus.
Năm 2015, Nguyễn Thị Phong Lan và cộng sự đã phân lập từ 510 mẫu đất từ 10 tỉnh trồng lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thu được 1050 chủng vi sinh vật. Qua đánh giá khả năng ức chế với nấm P. grisea đã có 395 chủng xạ khuẩn và 336 chủng vi khuẩn có khả năng đối kháng. Tiếp tục tiến hành đánh giá các đặc điểm sinh học, đường kính đối kháng đã chọn ra 1 số chủng có hoạt tính mạnh nhất và đã được định danh để tiến hành phát triển thành các dạng chế phẩm sinh học phục vụ cho sản xuất như: Streptomyces cavourensis S27, Streptomyces
xiamenensis S257, Streptomyces viriabilis S28, Streptomyces iakyrus S233, Streptomyces scopuliridis S136, Streptomyces fulvissimus S30.
Còn rất nhiều đề tài liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu vi sinh vật trong việc đối kháng nấm bệnh trên cây trồng. Tuy nhiên việc áp dụng thành tựu nghiên cứu thu được vào thực tế còn gặp rất nhiều khó khăn. Hiệu quả đạt được cịn thấp và chưa được người dân biết đến cũng như do thói quen canh tác và trồng trọt trong một thời gian dài.