Một số đặc điểm sinh học và phân loại chủng xạ khuẩn 38

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sàng lọc và định danh một số chủng vi sinh vật có khả năng đối kháng nấm phytophthora SP gây bệnh trên cây có múi (Trang 54 - 57)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2.2.Một số đặc điểm sinh học và phân loại chủng xạ khuẩn 38

4.2. Sàng lọc và nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của một số chủng

4.2.2.Một số đặc điểm sinh học và phân loại chủng xạ khuẩn 38

Đặc điểm hình thái

Chủng xạ khuẩn 38 được nuôi cấy trên môi trường Gause I ở 37oC sau 5 ngày để quan sát đặc điểm khuẩn lạc, màu sắc. Kết quả như ở hình 4.9 sau:

Hình 4.9. Hình thái chủng xạ khuẩn 38

Chủng xạ khuẩn 38 có khuẩn lạc hình trịn, tâm lồi. Màu trắng xám. Sau 7 ngày nuôi cấy, màu sắc khuẩn lạc chuyển sang màu xám. Sau 24h đã xuất hiện hệ sợi, sợi phân nhánh, xuất hiện cuống sinh bào tử dạng xoắn. Sau 36h, cuống sinh bào tử dần duỗi thẳng, xuất hiện bào tử. Dựa theo hệ thống phân loại màu của Tresner và Backus (Tresner, 1963) thì chủng xạ khuẩn 38 được xếp vào nhóm White (W).

Khả năng chịu muối

Để khảo sát ảnh hưởng của nồng độ muối, tiến hành cấy chủng xạ khuẩn 38 trên môi trường Gause I với các nồng độ muối từ 0-7%. Quan sát kết quả nuôi cấy sau 5 ngày. Kết quả như hình 4.11.

Từ kết quả trên cho thấy chủng xạ khuẩn 38 sau 4 ngày nuôi cấy phát triển mạnh ở nồng độ muối từ 0-5%, phát triển yếu ở nồng độ muối 7%. Dựa vào các nghiên cứu đã công bố của Larsen (1986), Bùi Thị Việt Hà (2006) và Lê Thị Hiền và cs. (2014), chủng 38 được xếp vào nhóm sinh vật chịu muối

0% 0,5%

3% 1%

5% 7%

Hình 4.10. Ảnh hưởng của nồng độ muối đến sự sinh trưởng, phát triển của chủng xạ khuẩn 38 sau 4 ngày nuôi cấy

Khả năng tổng hợp sắc tố Melanin

Màu sắc khuẩn lạc của một số chủng xạ khuẩn khi nuôi cấy trên các môi trường từ ISP1 đến ISP7 thường khác nhau, đây là yếu tố đầu tiên để phân loại xạ khuẩn theo khóa định tên loài xạ khuẩn ISP (1974) và khóa phân loại Bergey (Stanley et al.,1989). Cùng với màu sắc của khuẩn lạc thì khả năng sinh sắc tố tan và sự hình thành melanin cũng là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt các loài xạ khuẩn.

Trong nghiên cứu của tôi, xạ khuẩn được nuôi cấy trên môi trường ISP6, ủ ở 37oC quan sát sau 5 ngày ni cấy. Hình 4.11.

Hình 4.11. Khả năng sinh sắc tố Melanin của chủng xạ khuẩn 38 trên môi trường ISP6 ở 37oC sau 5 ngày ni cấy

Qua đánh giá có thể thấy chủng xạ khuẩn 38 khơng có khả năng tổng hợp melanin, chúng không làm thay đổi màu sắc mơi trường nên khơng có khả năng sinh sắc tố tan.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh trường, phát triển

Xạ khuẩn là nhóm vi sinh vật phân bố rộng rãi trong đất, chúng tham gia vào các quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ trong đất như cellulose, tinh bột v.v.... góp phần khép kín vịng tuần hồn vật chất trong tự nhiên. Nhiều xạ khuẩn có khả năng sinh chất kháng sinh.

Phần lớn xạ khuẩn thuộc nhóm ơn hịa, là nhóm VSV hiếu khí, ưa ẩm, nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng là 25-30oC. Một số ít ưa nhiệt, có nhiệt độ phát triển tối ưu ở 45oC. Tuy nhiên, nhiệt độ tối ưu cho sự sinh tổng hợp chất kháng sinh thường từ 18-28oC.

Chính vì vậy, tơi tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng 38 đối kháng nấm gây bệnh trên cây trồng thuộc họ cây có múi.

Chủng xạ khuẩn 38 được ni cấy trên đĩa peptri trong môi trường Gause- I, ủ ở các mức nhiệt độ 20oC, 30oC, 37oC, 40oC, 50oC. Sau 5 ngày nuôi cấy tiến hành quan sát và đánh giá. Kết quả được thể hiện như hình 4.12.

20oC 30oC 37oC

40oC 50oC

Hình 4.12. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh trưởng của chủng xạ khuẩn 38 trên môi trường Gause-I sau 5 ngày nuôi cấy

Qua quan sát và đánh giá, ta có thể thấy chủng 38 sinh trưởng tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 30-40oC, sinh trưởng kém ở 20oC, gần như không sinh trưởng ở nhiệt độ >50oC. Mặt khác, ta có thể thấy ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự thay đổi màu sắc khuẩn lạc, ở khoảng nhiệt độ ≤ 37oC khuẩn lạc có màu trắng chuyển dần sang màu xám khi nuôi cấy đến ngày thứ 7, tại nhiệt độ 40oC có thể thấy chủng 38 có khuẩn lạc màu vàng đậm.

Qua đó có thể kết luận điều kiện tối ưu cho xạ khuẩn sinh trưởng phát triền từ 30-40oC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sàng lọc và định danh một số chủng vi sinh vật có khả năng đối kháng nấm phytophthora SP gây bệnh trên cây có múi (Trang 54 - 57)