Kết quả phân lập và xác định chủng nấm Phytophthora sp gây bệnh trên cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sàng lọc và định danh một số chủng vi sinh vật có khả năng đối kháng nấm phytophthora SP gây bệnh trên cây có múi (Trang 65 - 66)

nhân không phải là do bệnh mới. Trong những năm gần đây từ năm 2015, thế giới sản xuất 1.938 triệu tấn nước cam (chuyển đổi sang FCOJ), tỉ lệ này ngày càng giảm do chủ yếu từ dịch bệnh. Theo nghiên cứu dịch bệnh chủ yếu do nấm

Phytophthora sp gây ra là một trong những yếu tố quan trọng và nguy hiểm bậc

nhất làm giảm sút sản lượng của họ cam chanh. Với dấu hiệu trên cổ rễ, trên thân, trên lá và quả bệnh thường xuất hiện và tấn công trên các vườn cây trồng họ này, trồng trên nền đất thấp, kém thoát nước, triệu chứng lúc đầu là vỏ của thân cây bị sũng nước ở xung quanh gốc hay ở chản hai, chản ba của cây, sau đó vỏ cây bị thối có màu nâu hợp thành những vùng bất dạng, kèm theo là ứ nhựa ra màu nâu đen và có mùi hôi.

Nhiều biện pháp đã được đưa ra để hạn chế bệnh dịch như thối rễ, tàn lụi lá, thân xì mủ, thối quả trên cây có múi nhưng hầu như không đạt kết quả như mong đợi. Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc hóa học để phòng hay trừ bệnh thường không đạt hiệu quả cao, không những vậy còn gây ra ảnh hưởng với sức khỏe con người, môi trường và các sinh vật sống khác.

Do đó chúng ta cần phân lập các chủng nấm Phytophthora gây bệnh trên cây có múi, đồng thời sàng lọc và định danh một số chủng vi sinh vật có khả năng đối kháng với nấm Phytophthora gây bệnh trên cây có múi làm cơ sở để đưa ra giải pháp phòng chống bệnh.

4.4.1. Kết quả phân lập và xác định chủng nấm Phytophthora sp gây bệnh trên cây trên cây

Quá trình thu mẫu đã thu được 18 mẫu bao gồm: đất, rễ, thân, lá và quả ở cây bưởi, chanh. Mẫu bệnh với những dấu hiệu như thối rễ, tàn lụi lá, thân xì mủ, thối quả, ngoài ra khi đào thử đất xung quanh lên thấy có mùi thối đó chính là các cây đang trong thời gian ủ bệnh. Tiến hành phân lập trên mẫu đất, thân, rễ, lá hoặc đặt cánh hoa hồng trên PGA. Sau đó đặt vào tủ nuôi 30°C và quan sát liên tục sau 24h nuôi cấy. Kết quả sau 3 ngày nuôi cấy trong tủ nuôi và làm thuần đã thu được 5 chủng nấm DB1, DB5, HQC, HDB, RB. Trong đó hai chủng nấm DB1 và HDB có khả năng gây bệnh khi tái lây nhiễm trên quả chanh.

phóng ra khỏi cuống sinh bào tử rất mạnh. Đặc điểm: hệ sợi phân nhánh, không có vách ngăn; chuỗi bào tử hình chùm; bào tử hình tròn. Ở chủng nấm DB5, sau khoảng 18 giờ nuôi cấy bắt đầu quan sát được cuống sinh bào tử và sau khoảng 24 giờ nuôi cấy quan sát thấy bào tử giải phóng ra khỏi cuống sinh bào tử rất mạnh. Đặc điểm: hệ sợi phân nhánh, không có vách ngăn; chuỗi bào tử hình chùm; bào tử hình quả chanh.

Chất dinh dưỡng hiện nay là một trong những yếu tố quan trọng và hàng đầu của quá trình sinh trưởng và hình thành bào tử của chủng nấm. Để đánh giá khả năng sinh trưởng của 2 chủng này đã tiến hành nghiên cứu chúng trên 3 loại môi trường PDA, WA, V8-juice argar đặt trong tủ nuôi 30°C sau 2 ngày thì thấy được cả 2 chủng đều phát triển mạnh trên môi trường V8-juice Agar và PDA. Phát triển yếu trên môi trường WA. Hai chủng nấm thích hợp phát triển ở môi trường giàu dinh dưỡng.

Kết hợp các đặc điểm sinh học và phương pháp sinh học phân tử, chủng DB5 có quan hệ họ hàng gần gũi với loài Phytophthora colocasiae và chúng tôi đặt tên cho chủng này là Phytophthora colocasiae DB5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sàng lọc và định danh một số chủng vi sinh vật có khả năng đối kháng nấm phytophthora SP gây bệnh trên cây có múi (Trang 65 - 66)