Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sàng lọc và định danh một số chủng vi sinh vật có khả năng đối kháng nấm phytophthora SP gây bệnh trên cây có múi (Trang 29 - 31)

Kết quả của Burgess (2008) cho rằng Phytophthora thuộc lớp nấm trứng, không phải nấm thực và sinh sản ra du động bào tử. Do vậy việc phòng trừ nấm này khác với việc phòng trừ do nấm khác gây ra và các thuốc dùng trong phòng trừ cũng khác. Theo tác giả các bệnh do nấm này gây ra có hại trong lâu năm gây thiệt hại đáng kể ở các vùng Đông Nam Á.

Ivana Plisi et al., (2017) đã công bố kết quả tìm ra hai loài nấm

phytophthora mới liên quan đến bệnh thối nâu của trái bưởi ở tỉnh Vĩnh

Long, khu vực đồng bằng sông Cửu Long, miền nam Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các loài nấm Phytophthora xuất hiện phổ biến trong khu vực trồng cây có múi này.

Sau những công bố về nguyên nhân gây ra bệnh trên cây có múi do nấm

Phytophthora sp. gây ra thì các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu nhằm

tìm ra các phương pháp để phòng loại bệnh gây hại này.

Stephan Olson et al., (2010) trường đại học Florida của Mỹ đã ứng dụng một số chủng VSV đối kháng để hạn chế bệnh trên cây cà chua như các chủng PGPR Bacillus pumilus SE 34, EQTY, và Pseudomonas putida 89B61 được thông báo hạn chế các nguồn bệnh: nấm, vi khuẩn, virus thực vật trên cà chua và dưa chuột để giảm tỉ lệ gây bệnh héo xanh vi khuẩn từ 10-25% so với đối chứng. Kết quả khi sử dụng dịch chiết của cây bạc hà, bạch lý hương, cây kinh giới, cây sả và chế phẩm B.subtilis có hiệu quả phòng trừ nấm Phytophthora Infestans gây bệnh mốc sương trên cây khoai tây và cà chua ở Châu Âu.

Năm 2012, Dhanasekaran D. và cộng sự đã tìm ra các chủng vi khuẩn

Actinobacteria được phân lập từ nước biển có khả năng kháng nấm mạnh và

nghiên cứu ra được 30 hợp chất thứ cấp diệt nấm được sản xuất bởi chúng (Dhanasekaran D. et al., 2012). Cũng trong năm 2012, Mee Kyung Sang và cộng sự đã nghiên cứu và đưa ra một quy trình sàng lọc sửa đổi để lựa chọn các chủng vi khuẩn kiểm soát sinh học hiệu quả chống lại Phytophthora capsici hoàn thiện và có hiệu quả cao hơn quy trình trước đó.

Năm 2016, Charu Singh đã phân lập được tổng cộng có 80 chủng actinomycetes được phân lập từ đất của các môi trường sống khác nhau của vùng Chambal, Madhya Pradesh. Toàn bộ các chủng phân lập đã được sàng lọc đối với nấm mốc kháng nấm của chúng bằng phương pháp tốt chống nấm phytopathogenic. Sau khi sàng lọc, trong số này, chỉ có một chủng là Actinomycetae ACITM-1 cho thấy kháng sinh chống nấm chống lại M. phaseolina, F. oxysporum, R. solani, và C.

truncatum (Singh et al., 2016).

Năm 2018, Sharifah Farhana Syed-Ab-Rahman và cộng sự đã phân lập được 48 chủng vi khuẩn từ đất. Ba trong số 48 chủng đã phân lập biểu hiện sự ức chế hơn 65% đối với tất cả các loài Phytophthora được thử nghiệm và được chọn để nghiên cứu thêm. Không chỉ có tác dụng ức chế nấm gây bệnh chúng còn có khả năng thúc đẩy sự sinh trưởng của cây trồng. Công trình này cho thấy tiềm năng của các chủng vi khuẩn để kiểm soát nhiễm Phytophthora và thúc đẩy sự phát triển của thực vật. Do đó, chúng có thể được coi là phân bón sinh học và thuốc trừ sâu sinh học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sàng lọc và định danh một số chủng vi sinh vật có khả năng đối kháng nấm phytophthora SP gây bệnh trên cây có múi (Trang 29 - 31)