Một số giải pháp để sử dụng hiệu quả phần mềm ViLIS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị trấn phùng, huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 93)

- Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của công nghệ thông tin đối với tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, doanh nghiệp điện tử, cải cách hành chính công.

- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về tính năng, hiệu quả khi sử dụng phần mềm VILIS đem lại trong công tác quản lý đất đai.

- Tập huấn kỹ năng, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện, cán bộ địa chính xã, thị trấn về phần mềm VILIS phục vụ cho công tác quản lý đất đai thống nhất các cấp tại địa phương.

- Hoàn thiện hệ thống phần mềm ViLIS đáp ứng yêu cầu công việc quản lý dữ liệu đất đai.

- Đầu tư hệ thống phòng làm việc, thiết bị phần cứng, đường truyền kết nối, liên thông dữ liệu.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1. Thị trấn Phùng là một thị trấn thuộc khu vực vùng đồng bằng của huyện Đan Phượng, giao thông đi lại thuận lợi, địa hình tương đối bằng phẳng, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội. Là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội của huyện Đan Phượng. Về giá trị sản xuất của các ngành kinh tế trong năm 2015, công nghiệp và xây dựng đứng đầu chiếm 47,33 %; thương mại và dịch vụ chiếm 43,59% và ngành nông nghiệp chiếm 9,08 % tổng giá trị sản xuất. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, người dân cần cù lao động, sáng tạo.

2. Công tác quản lý đất đai được thị trấn tổ chức thực hiện tốt như công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác giao đất, công tác cấp GCN, thống kê kiểm kê ... Công tác đăng ký quyền sử dụng đất đã được triển khai đến tất cả các đối tượng đang sử dụng. Công tác quản lý tài chính về đất đai được tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định của Nhà nước, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất để đảm bảo việc sử dụng đất đúng pháp luật, hợp lý và có hiệu quả cao. Về diện tích đất tự nhiên của thị trấn Phùng là 293,30 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 132,19 ha (chiếm 45,07%), diện tích đất phi nông nghiệp là 161,11 ha (chiếm 54,93%).

3. Hiện trạng cơ sở dữ liệu địa chính của thị trấn Phùng: Đối với dữ liệu không gian (bản đồ địa chính) có 48 tờ bản đồ địa chính dạng số ở định dạng .dgn (17 tờ bản đồ tỷ lệ 1/1000; 31 tờ bản đồ tỷ lệ 1/500), đối với dữ liệu thuộc tính hiện thị trấn đang lưu trữ ở dạng giấy gồm 08 quyền sổ địa chính, 1 quyển sổ cấp giấy chứng nhận, 03 quyển sổ mục kê, 01 quyển sổ đăng ký biến động và các bản lưu GCN đã cấp. Việc sử dụng phần mềm phục vụ cho các tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính còn chưa hiệu quả, chưa khai thác được hết chức năng mà phần mềm mang lại. Đội ngũ nhân sự cơ bản có chuyên môn nghiệp vụ và biết sử dụng, khai tác cơ sở dữ liệu hiện có. Cơ sở dữ liệu địa chính của thị trấn Phùng còn chưa hoàn thiện, chắp vá, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính. Công tác cập nhật biến động trên bản đồ địa chính chưa được thực hiện, chưa đầy đủ thông tin để phục vụ cho công tác quản lý về đất đai. Vì vậy, cần hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính theo quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4. Đề tài đã xây dựng một cơ sở dữ liệu địa chính tại 02 mảnh bản đồ 21 và 22 tỷ lệ 1/500 với 294 thửa đất của thị trấn Phùng trong đó có 81 thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận và 213 thửa đất mới thực hiện kê khai đăng ký đất đai, xem xét cấp Giấy chứng nhận. Bản đồ địa chính được hoàn thiện bằng cách chuẩn hóa dữ liệu địa chính theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và cập nhật các nội dung biến động vào bản đồ hiện có bằng phần mềm MicroStation, Famis. Cơ sở dữ liệu thuộc tính được cập nhật bổ sung từ các loại hồ sơ, tài liệu và sử dụng phần mềm ViLIS để cập nhật thông tin thuộc tính. Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính: ở dạng số, cơ sở dữ liệu thuộc tính được lưu dưới dạng “_LIS.bak”, cơ sở dữ liệu không gian được lưu dưới dạng “_SDE.bak”; dạng giấy tạo ra sổ địa chính, sổ biến động và bản đồ địa chính. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính là cơ sở để thực hiện công tác quản lý đất đai như: thống kê, kiểm kê đất đai, cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ địa chính, giải quyết tranh chấp đất đai…, liên thông dữ liệu từ cấp tỉnh đến cấp xã. Hệ thống cơ sở dữ liệu còn được chia sẻ, cung cấp cho những người sử dụng đất các thông tin theo yêu cầu. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu địa chính đã xây dựng của đề tài còn một số nhược điểm: việc sử dụng phần mềm còn khó khăn đối với người sử dụng, đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn và trình độ tin học.

5. Đề tài đã thiết lập và vận hành 04 quy trình giải quyết hồ sơ về cấp Giấy chứng nhận trên phần mềm ViLIS bao gồm: quy trình cấp Giấy chứng nhận lần đầu, quy trình cấp đổi GCN do chuyển quyền sử dụng đất, quy trình cấp lại GCN do bị mất và quy trình cấp đổi do bị ố, rách, nát, nhòe, GCN cấp theo mẫu cũ trước đây. Để thiết lập và vận hành, mỗi quy trình phải thiết lập được các trạng thái tương ứng với các bước thực hiện, gán người thực hiện cho mỗi trạng thái, chức năng của trạng thái và quá trình luân chuyển trạng thái đi và chuyển lại. Quá trình giải quyết hồ sơ được xử lý từ khâu tiếp nhận hồ sơ đầu vào, giao việc, quá trình thụ lý hồ sơ cho đến khi trả kết quả cho người sử dụng đất.

6. Việc xây dựng một cơ sở dữ liệu địa chính hoàn chỉnh sẽ đem lại hiệu quá trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, trong đó có công tác cấp Giấy chứng nhận. Việc áp dụng các quy trình xử lý hồ sơ giúp thuận tiện trong việc theo dõi hồ sơ; phân quyền chặt chẽ cho người sử dụng; hỗ trợ tốt trong việc báo cáo cũng như tổng hợp hồ sơ, hiệu quả trong việc giải quyết hồ sơ (giảm thời gian giải quyết từ 30 – 45 ngày, còn 12 – 15 ngày), số lượng hồ sơ được giải quyết đạt 95% – 100%), kiểm soát được hồ sơ, dữ liệu được quản lý thống nhất

ở cả 03 cấp tỉnh, huyện, xã, toàn bộ thông tin của thửa đất được quản lý, mỗi một thửa đất có duy nhất một mã vạch để quản lý và phục vụ tra cứu thông tin. Tuy nhiên, để vận hành được quy trình này đòi hỏi phải có một hệ thống bảo đảm an ninh truy cấp, vận hành và khai thác, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tin học phải được đào tạo bài bản và phải có một hệ thống phòng làm việc, thiết bị phần cứng, đường truyền kết nối, liên thông dữ liệu. 5.2. KIẾN NGHỊ

Để cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, việc thiết lập và vận hành các quy trình giải quyết thủ tục hành chính cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở khai thác dữ liệu địa chính là một giải pháp hiệu quả. Mong muốn các quy trình giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận do đề tài thiết lập được cơ quan chuyên môn về đất đai quan tâm, xem xét để có thể áp dụng vào thực tế.

Đề tài mới chỉ đánh giá hiệu quả xử lý công việc khi áp dụng các quy trình giải quyết thủ tục hành chính cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong thời gian tới nên có những nghiên cứu chuyên sâu hơn đánh giá được hiệu quả kinh tế, xã hội khi áp dụng các quy trình này.

ArcGIS là một phần mềm có tính tương tích, linh hoạt và ứng dụng cao, chấp nhận đối với mọi nguồn dữ liệu, nên sử dụng ArcGIS để xây dựng các loại bản đồ như bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa chính, xây dựng bản đồ đơn vị đất đai…., xác định biến động đất đai qua các giai đoạn. ArcGIS có thể thực hiện các chức năng về GIS trên máy trạm, server, dịch vụ web hay thiết bị di động, đáp ứng được nhu cầu hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008). Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000 và 1/10000. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 10/11/2008.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010). Thông tư 17/2010/TT-BTNMT quy định về chuẩn dữ liệu địa chính. Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011). Dự án xây dựng CSDL tổng hợp đất đai ở Trung Ương, Truy cập ngày 12/04/2014 tại http://210.86.224.138/index.php/ vi/du-an/Ten-du-an/Du-an-xay-dung-CSDL-tong-hop-dat-dai-o-Trung-Uonghtml. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và

pháp luật đất đai. Hà Nội.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013). Dự án Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam (VLAP). Truy cấp ngày 12/4/2014 tại http ://210.86.224.138/index.php/vi/du-an/Ten-du-an/Du-an-Hoan-thien-va-HDH-he- thong-Quan-ly-dat-dai-Viet-Nam-VLAP-2.html.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013). Thông tư 04/2013/TT-BTNMT ngày 24/04/2013 quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 quy định về hồ sơ địa chính.

9. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 quy định về bản đồ địa chính.

10. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Thông tư 75/2015/TT-BTNMT ngày 18/12/2015 quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai.

11. Bùi Quang Hậu (2016). Ứng dụng công nghệ thông tin và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai. Tạp chí lý luận, khoa học và nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hà Nội.

12. Cục thống kê thành phố Hà Nội (2015). Niên giám thống kê năm 2014 thành phố Hà Nội.

13. Chính phủ (2014). Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai.

14. Dương Thị Yến (2015). Nghiên cứu đánh giá hiệu quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Hà Nội.

15. Đỗ Đức Đôi (2010). CSDL đất đai đa mục tiêu, thực trạng và giải pháp. Hà Nội. 16. Đỗ Thị Tài Thu (2011). Nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa

chính huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Hà Nội.

17. Báo Kinh tế và đô thị (2015). Bàn giao sản phẩm dự án VLAP huyện Ứng Hòa, Truy cập ngày 20/12/2016 từ http://kinhtedothi.vn/ban-giao-san-pham-du-an- vlap-huyen-ung-hoa-32400.html.

18. Lưu Đức Minh (2015). Công nghệ số và GIS trong quy hoạch và quản lý đô thị, Truy cập ngày 10/11/2016 tại http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/quy- hoach-kien-truc/cong-nghe-so-va-gis-trong-quy-hoach-va-quan-ly-do-thi.html 19. Minh Nghĩa (2014). Hà Nội: Cấp giấy chứng nhận nhà ở dự án đã quy về một

đầu mối, Truy cập ngày 06/09/2016 tại http://hanoi.vietnamplus.vn/Home/Ha-Noi- Cap-giay-chung-nhan-nha-o-du-an-da-quy-ve-mot-dau-moi/20148/12173.vnplus. 20. Nguyễn Danh Biên (2016). Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ

thống hồ sơ địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội. 21. Nguyễn Hoàng (2013). Hà Nội là một trong 9 tỉnh, thành phố được tiếp nhận Dự

án VLAP “Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam”, Truy cập ngày 16/10/2016 tại http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Bat-dong-san/569263/ha- noi-vlap-vao-thuc-tien

22. Nguyễn Thị Ngọc Hải (2014). Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu địa chinh xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

23. Phòng thống kê huyện Đan Phượng (2015). Niêm giám thống kê năm 2015 của huyện Đan Phượng.

24. Quốc hội (2003). Luật Đất đai năm 2003. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 25. Quốc hội (2013). Luật Đất đai năm 2013. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 26. Thông tấn xã Việt Nam (2016). Hà Nội sẽ hoàn thành cấp giấy chứng nhận QSD

đất vào tháng 6/2017, Truy cập ngày 15/11/2016 tại http://bnews.vn/ha-noi-se- hoan-thanh-cap-giay-chung-nhan-qsd-dat-vao-thang-6-2017/18488.html

27. Trần Quốc Bình (2010). Nghiên cứu xây dựng phần mềm hệ thống thông tin đất đai cấp cơ sở ở khu vực đô thị (thử nghiệm tại phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, Báo cáo đề tài NCKH cấp ĐHQGHN.

28. Trần Thị Thu Hiền, Trần Thị Phương và Đặng Văn Đa (2014). Ứng dụng phần mềm ViLIS xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ. 118 (04). tr 163-168.

29. Trọng Phú (2016). Hà Nội còn 144.000 thửa đất chưa được cấp sổ, Truy cập ngày 02/07/2016 tại http://www.phapluatplus.vn/ha-noi-con-144000-thua-dat- chua-duoc-cap-so-d16889.html.

30. UBND thị trấn Phùng (2015). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội – ANQP năm 2015. Phương hướng nhiệm vụ năm 2016.

31. UBND thị trấn Phùng (2015). Các biểu mẫu 01, 02, 03 của kết quả thống kê kiểm kê diện tích đất đai của thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Tờ bản đồ địa chính số 21, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.

Phụ lục 2: Tờ bản đồ địa chính số 22, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.

Phụ lục 3: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Phụ lục 4: Sổ địa chính.

Phụ lục 5: Sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Phụ lục 6: Phiếu tiếp nhận và trả kết quả. Phụ lục 7: Tổng hợp danh sách hồ sơ. Phụ lục 8: Danh sách theo dõi hồ sơ.

Phụ lục 3: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Phụ lục 4: Sổ địa chính Ban hành kèm

theo Thông tư số TT09 /2009/TT- BTNMT ngày của Bộ Tài

nguyên và Môi trường

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Mẫu số: 01/ĐK SỔ ĐỊA CHÍNH TỈNH: THÀNH PHỐ HÀ NỘI Mã: 0 1

HUYỆN: HUYỆN ĐAN PHƯỢNG Mã: 2 7 3

XÃ: THỊ TRẤN PHÙNG Mã: 0 9 7 8 4

Quyển số: B 0 0 1

..., ngày... tháng... năm... GIÁM ĐỐC

VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị trấn phùng, huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)