So sánh quy trình giải quyết hồ sơ về cấp Giấy chứng nhận của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị trấn phùng, huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 86 - 88)

Phượng đang thực hiện và quy trình của đề tài thiết lập

Hiện nay, việc giải quyết hồ sơ về cấp Giấy chứng nhận còn chưa hiệu quả, khó kiểm soát, quá trình giải quyết còn mang lại nhiều phiền hà, gây bức xức đến người dân. Việc thiết lập và vận hành các quy trình giải quyết hồ sơ về cấp Giấy chứng nhận trên phần mềm ViLIS là giải pháp hiệu quả có tính khả thi cao. Bảng 4.8 dưới đây là kết quả so sánh ưu, nhược điểm của các quy trình hiện nay huyện Đan Phượng đang thực hiện và các quy trình do đề tài thiết lập.

Bảng 4.8. So sánh quy trình giải quyết hồ sơ về cấp Giấy chứng nhận của huyện Đan Phượng đang thực hiện và quy trình của đề tài thiết lập Nội

dung

Quy trình của huyện Đan Phượng đang

thực hiện Quy trình của đề tài đã thiết lập Ưu

điểm

- Đơn giản, dễ thực hiện, phương thức giải quyết hồ sơ quen theo kiểu truyền thống từ trước đến nay.

- Chỉ theo dõi được hạn trả kết quả, nên trong quá trình giải quyết hồ sơ, cán bộ thụ lý có thể chủ động linh hoạt để rút ngắn thời gian giải quyết hoặc đẩy nhanh tiến độ để hồ sơ không bị quá hạn trả kết quả.

- Quy trình dễ hiểu, rõ ràng, khai thác tốt các chức năng mà phần mềm ViLIS mang lại.

- Toàn bộ các bước từ khi nhập đầu vào cho đến khi trả kết quả cho người sử dụng đất đều được lập trình theo thời gian, cán bộ thụ lý nên dễ dàng kiểm soát, theo dõi quá trình xử lý hồ sơ.

- Luân chuyển hồ sơ cả dạng số và dạng giấy.

- Tổng hợp danh sách hồ sơ theo các yêu cầu đặt ra.

- Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cán bộ công nhân viên chức thông qua việc giải quyết hồ sơ như: số lượng hồ sơ đã giải quyết đúng hạn, số lượng hồ sơ trễ hạn. - Đảm bảo giải quyết hồ sơ đúng quy trình và phục vụ tốt cho yều cầu của người dân.

- Hỗ trợ rất tốt công tác tra cứu, quản lý sử dụng đất, in GCN quyền sử dụng đất, thống kê đất đai.

- Cung cấp thông tin đất đai cho hộ gia đình, cá nhân (phiếu cung cấp thông tin hoặc dịch vụ đọc mã vạch công cộng).

- Liên thông tự động với bộ phận một cửa để thông báo tình trạng xử lý hồ sơ cho người sử dụng đất.

Nội dung

Quy trình của huyện Đan Phượng đang

thực hiện Quy trình của đề tài đã thiết lập - Thống kê tổng hợp, báo cáo kết quả cấp giấy chứng nhận.

Nhược điểm

- Khó tổng hợp, báo cáo kết quả giải quyết hồ sơ.

- Khó kiểm soát được hồ sơ, quá trình giải quyết, tình trạng hồ sơ, gây thất thoát hồ sơ.

- Dữ liệu từ khi tiếp nhận, quá trình xử lý, trả hồ sơ không liên kết lưu trữ đồng nhất. Các văn bản để giải quyết hồ sơ của cán bộ nào thụ lý thì cán bộ đó tự lưu trữ, cập nhật.

- Việc tra cứu thông tin khó khăn, mất khá nhiều thời gian, khó thông báo được cụ thể về tình trạng của hồ sơ cho người dân được biết khi có yêu cầu. - Luân chuyển hồ sơ bằng đường lưu điện đôi khi bị mất, thất lạc hồ sơ. - Không kiểm soát được thời gian của từng bước giải quyết nên dẫn đến đọng hồ sơ quá lâu tại một bước thực hiện nào đó.

Để các quy trình giải quyết hồ sơ được vận hành đòi hỏi các yêu cầu sau:

- Phải có hệ thống đảm bảo an ninh truy cập và an toàn dữ liệu khi vận hành và khai thác.

- Đội ngũ cán bộ phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, được đào tạo cơ bản và sẵn sàng ứng dụng CNTT vào công việc.

- Trang bị đồng bộ hệ thống phòng làm việc, thiết bị phần cứng, đường truyền kết nối dữ liệu giữa các phòng ban, cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết hồ sơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị trấn phùng, huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 86 - 88)