Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị trấn phùng, huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 30)

2.3.1. Vai trò của công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý đất đai

Xác định ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong lĩnh vực QLĐĐ và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai có vai trò quan trọng, tạo bước đột phá trong công tác quản lý, cải cách thủ tục hành chính. Những năm qua, ngành tài nguyên và môi trường đã tăng cường ứng dụng nhiều phần mềm hỗ trợ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu QLĐĐ trong tình hình hiện nay.

Với việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác QLĐĐ đã góp phần nâng cao hiệu quả công việc, nhất là thống kê, kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng SDĐ, đo đạc, lập bản đồ địa chính. Sản phẩm đo đạc bản đồ được thành lập dạng số giúp cho việc lưu trữ, khai thác sử dụng tiện lợi. Bên cạnh đó, với kho dữ liệu đa dạng, người sử dụng có thể truy cập và tra cứu thêm nhiều thông tin như: Chủ sử dụng, nguồn gốc cũng như loại đất, diện tích, công trình, tài sản trên đất… Đồng thời, cán bộ quản lý đất đai có thể dễ dàng cập nhật thông tin, điều chỉnh những biến động về đất đai khi kê khai đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai không chỉ giúp giảm những hạn chế, tiêu cực phát sinh, từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý mà còn giúp xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp với đội ngũ cán bộ năng động có trình độ CNTT, góp phần hiện đại hoá ngành tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực CNTT còn mỏng, người có trình độ chuyên môn về lĩnh vực CNTT thì lại yếu nghiệp vụ về lĩnh vực TN&MT và ngược lại, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Các buổi tập huấn chuyên sâu ứng dụng CNTT vào hoạt động nghiệp vụ còn ít (Bùi Quang Hậu, 2016).

2.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai của một số nước trên thế giới thế giới

Việc ứng dụng công nghệ vào xây dựng CSDL địa chính ở nhiều nước trên thế giới đã được quan tâm từ sớm và thực hiện với nhiều kết quả tốt. Đặc biệt là ở các nước phát triển như Thụy Điển, Hà Lan, Úc, Italy,… CSDL địa chính được hoàn thiện thành các hệ thống thông tin đất đai phục vụ rất hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

2.3.2.1. Thụy Điển

Tại Thụy Điển, toàn bộ quá trình từ quyết định ban đầu đến khi hoàn thiện mất khoảng 25 năm. Hệ thống thông tin đất đai tích hợp các thông tin đăng ký đất đai và địa chính vào một hệ thống bao gồm những phần sau: Đăng ký tài sản, xác định các đối tượng trong hệ thống (thửa đất, các đơn vị tài sản); Đăng ký đất đai, xác định các quyền đối với các đối tượng; Thiết lập và địa chỉ; Thuế và giá trị; Lưu trữ dạng số.

Mô hình hệ thống dựa trên một thiết kế kiến trúc mà môi trường quản lý/cập nhật quản lý đất đai được tối ưu hóa cho các quy trình làm việc kết hợp

với các thủ tục pháp lý và hệ thống phân phối được tối ưu hóa cho việc cung cấp, trao đổi và trình diễn dữ liệu. Mô hình này bao gồm 4 phần về nền tảng tương kết và giao tiếp bằng các định dạng tệp cụ thể dựa trên XML/GML (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).

Thụy Điển xây dựng được ngân hàng dữ liệu đất đai vào năm 1995, trong ngân hàng này mỗi đơn vị tài sản có các thông tin sau:

- Khu vực hành chính nơi có bất động sản, địa chỉ, vị trí trên trích lục bản đồ địa chính, toạ độ của bất động sản và các công trình xây dựng;

- Diện tích của bất động sản; - Giá trị tính thuế;

- Tên, địa chỉ và sổ đăng ký công dân của chủ sở hữu, thông tin về việc có bất động sản đó khi nào và như thế nào;

- Sơ đồ công trình xây dựng và quy định được áp dụng cho trường hợp cụ thể đó;

- Số lượng thế chấp;

- Thông tin về quyền thông hành địa dịch;

- Các biện pháp kỹ thuật và chính thức được thực hiện, số tra cứu đến các bản đồ và các tài liệu lưu trữ khác.

Đồng thời, ngân hàng dữ liệu đất đai được kết nối tới các CSDL địa lý của Thụy Điển thông qua hệ thống tọa độ. Các CSDL địa lý có chứa các thông tin về địa hình, sử dụng đất, thủy văn, thực vật,... Thông tin cơ bản trong ngân hàng dữ liệu đất đai được cập nhật hàng ngày bởi cơ quan đăng ký đất và cơ quan địa chính.

2.3.2.2. Úc

Tại Úc, tổ chức cơ quan quản lý đất đai nói chung của từng bang có sự khác nhau. Vì vậy, công tác quản lý nhà nước bao gồm công tác đăng ký quyền sở hữu đất đai và các dịch vụ liên quan đến đất đai (trong đó có hệ thông thông tin đất đai) của các Bang giữ nhiệm vụ chủ trì. Hệ thống thông tin đất đai Tây Úc (WALIS) được thiết lập từ năm 1981, là hệ thống LIS sớm nhất tại Úc sử dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý trong việc xây dựng LIS. Tại bang New South Wales (NSW), hệ thống đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu Torrens có nguồn gốc từ đây. Tại bang này, hệ thống đăng ký đã

được quản lý toàn bộ qua mạng, là một phần cơ bản của LIS của bang NSW (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012). LIS tại NSW có đặc điểm và chức năng, nhiệm vụ như sau:

- Quản lý và cập nhật dữ liệu không gian và phi không gian;

- Chuẩn bị và chia sẻ các sản phẩm và dịch vụ dữ liệu không gian chất lượng cao từ các ứng dụng dữ liệu không gian;

- Đảm bảo dữ liệu không gian và phi không gian tương thích và có thể tích hợp với các hệ thống khác;

- Quản lý, xây dựng và phát triển các ứng dụng dữ liệu không gian;

- Cung cấp tư vấn kỹ thuật, hướng dẫn, hỗ trợ người dùng các hệ thống dữ liệu không gian khác nhau;

- Thiết kế, thực thi và hỗ trợ các giải pháp trên thiết bị di động và các ứng dụng Web.

- Xây dựng và duy trì các tiêu chuẩn, chính sách và quy trình của tổ chức liên quan tới việc vận hành hệ thống dữ liệu không gian và phi không gian.

2.3.2.3. Hà Lan

Hệ thống Kadaster-online của Hà Lan được đánh giá là một trong những hệ thống thông tin đất đai thành công nhất trên thế giới. Kadaster-on-line được thiết lập bởi Kadaster - cơ quan đăng ký đất đai và quản lý hồ sơ địa chính của Hà Lan, cung cấp 2 loại hình dịch vụ chính là:

- Kadaster-on-line cho người sử dụng chuyên nghiệp (các nhà chuyên môn) trong lĩnh vực quản lý đất đai và bất động sản, các dịch vụ này có thu phí.

- Kadaster-on-line product cho tất cả những người dân bình thường, các dịch vụ này được miễn phí.

Với những dịch vụ cung cấp khá hoàn hảo, Kadaster-on-line đã có tác động rất lớn đến thị trường bất động sản và công tác quản lý đất đai ở Hà Lan. Ngoài ra, nó trở thành một mô hình kiểu mẫu về hệ thống thông tin đất đai cho nhiều nước khác học tập (Trần Quốc Bình, 2010).

2.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ở Việt Nam

Xác định vai trò quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong lĩnh vực quản lý đất đai, những năm qua, ngành Tài nguyên và

Môi trường tỉnh đã ứng dụng nhiều phần mềm hỗ trợ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai trong tình hình hiện nay.

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang sử dụng 4 hệ thống phần mềm chính để quản lý hệ thống thông tin đất đai gồm: TMV (Tổng công ty Tài nguyên & Môi trường), ELIS (Cục Công nghệ thông tin - Bộ TN & MT), ViLIS (Tổng Công ty Tài nguyên và Môi trường miền Nam) và SouthLIS (Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển công nghệ).

Với việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đất đai đã góp phần nâng cao hiệu quả công việc, nhất là thống kê, kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, đo đạc, lập bản đồ địa chính. Khi có số liệu đo đạc ngoài thực địa, cán bộ đo đạc sử dụng các phần mềm ứng dụng để xây dựng bản đồ theo hệ tọa độ chuẩn.

Xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai gắn liền với công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) và các ứng dụng CAD để số hóa dữ liệu địa chính. Thông qua các nghiên cứu của nhiều đơn vị, các dự án đã và đang thực hiện từ năm 1992 trở lại đây, nhiều công nghệ đã được ứng dụng trong các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai từ cấp Trung ương tới cấp địa phương, các doanh nghiệp đo đạc bản đồ và lập hồ sơ địa chính. Các công nghệ được ứng dụng cơ bản là các công nghệ tiên tiến ở Việt Nam và trên thế giới.

2.4. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH Ở VIỆT NAM 2.4.1. Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong cả nước 2.4.1. Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong cả nước

- Thời kỳ đo đạc lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính trong thời kỳ trước năm 1954 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam: bản đồ và hồ sơ địa chính chủ yếu ở dạng giấy với nội dung tương đối đơn giản mục đích là để xác định được diện tích đất đai, chủ sử dụng (sở hữu) làm công cụ để thu thuế là cơ bản.

- Thời kỳ đo đạc lập bản đồ, hồ sơ địa chính theo chỉ thị 299. Phần lớn bản đồ được lưu trữ ở dạng giấy, các bản đồ này chủ yếu hiện đang lưu trữ tại kho lưu trữ thuộc Trung tâm Thông tin Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh. Một khối lượng nhỏ được sao lưu để sử dụng tại cấp xã, huyện.

- Thời kỳ sau chỉ thị 299 đến trước năm 1999: Các địa phương đã bắt đầu ứng dụng công nghệ số để thành lập bản đồ địa chính. Khuôn dạng của bản đồ và

hồ sơ địa chính rất đa dạng, bản đồ chủ yếu được lập trên nền đồ họa của phần mềm Autocad và MicroStation, hồ sơ địa chính chủ yếu được quản lý ở dạng cơ sở dữ liệu dbf trong phần mềm Foxpro.

- Sau năm 1999, khi Tổng cục Địa chính ban hành áp dụng phần mềm tích hợp cho đo vẽ bản đồ địa chính FAMIS cho công tác thành lập bản đồ địa chính, bản đồ địa chính đã cơ bản thống nhất một khuôn dạng của phần mềm MicroStation và hồ sơ địa chính đã cơ bản theo phần mềm CadDB. Tuy nhiên, trong thời gian này do phần mềm hồ sơ địa chính chưa hoàn thiện và không đáp ứng các yêu cầu có tính đặc thù của địa phương nên vẫn còn có nhiều địa phương tiếp tục sử dụng các phần mềm tự phát triển để xây dựng hồ sơ địa chính sau đó chuyển đổi sang khuôn dạng của CadDB.

Trong nhiều năm qua, các địa phương đã quan tâm, tổ chức triển khai xây dựng CSDL địa chính ở nhiều địa bàn gắn với đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất. Một số tỉnh (điển hình như Đồng Nai, An Giang, Vĩnh Long) và một số quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh khác (Hải Phòng, Nam Định, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Hồ Chí Minh) đã cơ bản xây dựng CSDL địa chính và đã tổ chức quản lý, vận hành phục vụ yêu cầu khai thác sử dụng rất hiệu quả và được cập nhật biến động thường xuyên ở các cấp tỉnh, huyện.

Tuy nhiên, nhiều địa phương còn lại việc xây dựng CSDL địa chính mới chỉ dừng lại ở việc lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính dạng số cho riêng từng xã ở một số địa bàn mà chưa được kết nối, xây dựng thành CSDL địa chính hoàn chỉnh nên chưa được khai thác sử dụng hiệu quả và không cập nhật biến động thường xuyên. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do nhận thức về CSDL địa chính hiện nay chưa đầy đủ, việc đầu tư xây dựng CSDL địa chính ở các địa phương chưa đồng bộ và các bước thực hiện chưa phù hợp.

- Giai đoạn 2009 - 2011, Tổng cục quản lý đất đai đã phối hợp với Trung tâm Lưu trữ và Thông tin đất đai xây dựng:”Dự án xây dựng CSDL tổng hợp đất đai ở Trung ương”. Dự án sẽ xây dựng CSDL tổng hợp về đất đai cấp Trung ương là một phần của CSDL quốc gia về đất đai. Dự án nhằm đảm bảo độ tin cậy về thông tin dữ liệu đất đai cấp Trung ương, cung cấp những thông tin dữ liệu cơ bản để các Bộ, ngành xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển của Bộ, ngành mình đồng thời là tiêu chí quan trọng để quản lý và bảo vệ tài nguyên và môi trường nói chung và tổng hợp về đất đai cấp Trung ương nói riêng. Mục tiêu

chính của dự án này là xây dựng và đưa vào vận hành một CSDL tổng hợp về đất đai cấp Trung ương nhằm giúp các cơ quan lý đất đai cấp Trung ương có được một công cụ quản lý tốt, hiệu quả phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Thực hiện việc kiểm soát chất lượng, nâng cao giá trị dữ liệu và trình độ kỹ thuật quản lý dữ liệu, hỗ trợ kỹ thuật cho việc quản lý dữ liệu ở các cơ sở bằng các hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật; Thiết lập cơ chế hoạt động đảm bảo cho sự hoạt động có hiệu quả và lâu dài của CSDL, chấm dứt sự phân tán thông tin dữ liệu đất đai cấp Trung ương (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011).

- Giai đoạn 2008 - 2013, “Dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam (VLAP)”. Dự án triển khai tại 9 tỉnh được lựa chọn với kinh phí 100 triệu đô la Mỹ. Tăng cường sự tiếp cận của mọi đối tượng đối với dịch vụ thông tin đất đai thông qua việc phát triển một hệ thống quản lý đất đai hoàn thiện ở các tỉnh được lựa chọn của Việt Nam trên cơ sở xây dựng hệ thống công khai, chính xác, đầy đủ, kịp thời về đăng ký đất đai, thông tin đất đai (bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính), Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất và đáp ứng mọi nhu cầu thông tin của công đồng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013).

Trong công tác quản lý đất đai ở Việt Nam bản đồ địa chính là tài liệu quan trọng và được dùng nhiều nhất để quản lý và tra cứu về dữ liệu thửa đất. Do đó, công tác thành lập bản đồ được quan tâm và có quy định chặt chẽ về kỹ thuật bao gồm cơ sở toán học, độ chính xác, chia mảnh, nội dung, ký hiệu, kiểm tra nghiệm thu, quản lý và sử dụng… được Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định rất chi tiết trong các thông tư, quy phạm thành lập bản đồ địa chính (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008). Việc xây dựng bản đồ địa chính dạng số được quy định về phân lớp, hệ thống thư viện ký hiệu… biên tập bản đồ từ số liệu đo đạc được quy định theo khuôn dạng của phần mềm MicraStation.

Sau khi đo đạc và biên tập xong bản đồ địa chính các địa phương tiến hành kê khai đăng ký cấp GCNQSĐ do thông tin ban đầu của bản đồ địa chính còn thiếu, một số thông tin không chính xác, bị thay đổi nên cần bổ sung thêm thông tin về chủ sử dụng (tên vợ, chồng, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị trấn phùng, huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)