Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị trấn phùng, huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 37)

Giai đoạn trước 1954: thực dân Pháp đã tiến hành thành lập bản đồ địa chính với các tỷ lệ khác nhau cho toàn bộ làng, xã, khu phố trên địa bàn thành phố Hà Nội với tỷ lệ bản đồ 1/200 và 1/500 là 1.902 tờ bản đồ, tỷ lệ 1000 là 910 tờ, tỷ lệ 1/2000 là 942 tờ bản đồ.

Giai đoạn 1955 - 1975: trong giai đoạn này do chiến tranh vì thế công tác xây dựng bản đồ, lập hồ sơ địa chính ít được quan tâm, thành phố không xây dựng bản đồ địa chính. Cuối năm 1959 đầu năm 1960 thực hiện chỉnh lý bản đồ thời Pháp để phục vụ quản lý đất đai.

Giai đoạn 1975 - 1991: Trong giai đoạn này công tác đo đạc bản đồ xây dựng hồ sơ địa chính đã được tất cả các cấp chính quyền quan tâm. Thực hiện CT299/TTg năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ thì một số huyện, xã của Hà Nội thành lập bản đồ giải thửa nhưng hệ thống bản đồ mang tính rời rạc, chắp vá, độ chính xác thấp, nội dung của tờ bản đồ không thể hiện yêu cầu công tác quản lý.

Giai đoạn 1992 - 2001, ở giai đoạn này công tác đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính tiếp tục được quan tâm, được sự chỉ đạo hướng dẫn của Tổng Cục địa chính. Thành phố Hà Nội đã thực hiện đo đạc bản đồ cho toàn bộ các xã ngoại thành Hà Nội.

Trên địa bàn Hà Nội cũ bao gồm 14 quận, huyện với 232 phường, xã, thị trấn đã hoàn thành công tác đo vẽ bản đồ địa chính khu vực đất ở và một phần đất nông nghiệp, chủ yếu bằng công nghệ cũ, những tài liệu hiện tại đã quá cũ và chưa thống nhất; đã chuyển đổi toàn bộ hệ thống bản đồ địa chính số về hệ tọa độ VN- 2000, nhưng độ chính xác của bản đồ so với quy phạm mới ban hành chưa đảm bảo. Do quá trình phát triển kinh tế, việc dồn điền đổi thửa làm biến động rất lớn, cần phải đối soát chỉnh lý hoặc đo mới và chuẩn hóa các dữ liệu bản đồ địa chính theo chuẩn thống nhất; Chú trọng công tác tiếp biên bản đồ địa giới hành chính các đơn vị hành chính do chia tách, sáp nhập.

Một số đơn vị thực hiện việc số hóa bản đồ giấy và quản lý trên nền Microstation hoặc Autocad (không thống nhất phần mềm chung nên không cập nhật đồng bộ ở các cấp xã - huyện - thành phố), việc số hóa mang tính tự phát và không theo quy chuẩn về độ chính xác, về phân lớp đối tượng nên chất lượng không đồng đều, sai số lớn và cũng chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

Tất các các quận, huyện đều thực hiện quản lý đất đai thông qua hồ sơ giấy, các số liệu tổng hợp là các bảng excel được thực hiện khi phát sinh nhu cầu. Các số liệu tổng hợp khó chính xác vì cách quản lý thủ công và không được tự động cập nhật thường xuyên.

Một số đơn vị triển khai ứng dụng CNTT nhưng không gắn với quy trình hành chính, không gắn với nghiệp vụ xử lý hồ sơ trong khi quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và hệ thống hồ sơ địa chính phải được gắn liền với tin học hóa nghiệp vụ hành chính, mỗi vị trí xử lý hồ sơ là 1 nhân tố tích hợp dữ liệu cho hệ thống, việc xử lý hồ sơ được giám sát bởi quy trình hành chính, là yếu tố đảm bảo cho hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai được tự động cập nhật.

Giai đoạn từ năm 2003 đến nay: Tính đến cuối tháng 6/2016, Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 1.458.150 thửa đất, căn hộ, trong đó 100% các trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện và kê khai đăng ký đã được cấp Giấy chứng nhận, đạt 89,9% thửa đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong các khu dân cư; đạt 89% căn hộ tại các dự án phát triển nhà ở; đạt 57% thửa đất do các tổ chức sử dụng; 358 thửa đất do các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng sử dụng; cấp được 54.000 Giấy chứng nhận đất nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa (Trọng Phú, 2016).

hiện là rào cản trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở hiện nay. Đó là tình trạng hơn 144.000 thửa đất còn tồn đọng, vướng mắc, trong đó gần 16.000 trường hợp lấn, chiếm đất, hàng chục nghìn trường hợp cấp trái thẩm quyền, chuyển mục đích sử dụng đất sai quy định, vi phạm quy hoạch Trọng Phú, 2016).

Hiện còn 146.189 thửa đất của hộ gia đình, cá nhân, 8.345 thửa đất các tổ chức đang sử dụng đất chưa kê khai đăng ký cấp Giấy chứng nhận, 144.011 thửa đất, 56.970 căn hộ đang gặp khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là việc cấp Giấy chứng nhận đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa tiến độ rất chậm so với yêu cầu, đạt khoảng 7% (Thông tấn xã Việt Nam, 2016).

Hầu hết các trường hợp thửa đất tồn đọng là do cấp trái thẩm quyền, lấn chiếm đất, chuyển mục đích sử dụng đất sai quy định, vi phạm quy hoạch, giấy tờ không hợp lệ... Để xảy ra những sai phạm này cho thấy công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua còn nhiều tiêu cực, lỏng lẻo.

Đối với các dự án phát triển nhà ở, trên địa bàn thành phố hiện có 410 dự án, trong đó có 223 dự án đã được thành phố giao đất với 216.580 căn chung cư và 112.150 căn nhà ở thấp tầng đã xây dựng xong, bàn giao cho người mua nhà. Trong đó có hơn 112.000 căn đã xây xong và bàn giao cho khách hàng và đã cấp được 31.800 giấy chứng nhận, còn lại hơn 80.300 căn chưa được cấp. Nguyên nhân của tình trạng cấp sổ muộn là do nhiều chủ đầu tư vi phạm về quy hoạch, thiết kế xây dựng đã được phê duyệt hoặc chưa làm xong thủ tục pháp lý về đất đai đã xây dựng và bán nhà... (Minh Nghĩa, 2014).

* Khái quát về dự án VLAP:

Dự án VLAP là dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam" (tiếng Anh là Vietnam Land Administration Project - viết tắt VLAP). Mục tiêu hướng tới của VLAP là: Tăng cường sự tiếp cận của mọi đối tượng đối với dịch vụ thông tin đất đai qua việc phát triển một hệ thống quản lý đất đai hoàn thiện ở các địa phương. VLAP được xây dựng trên cơ sở công khai, minh bạch, chính xác, đầy đủ, kịp thời về đăng ký đất đai, thông tin đất đai (bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính), chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm đáp ứng mọi nhu cầu về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất, đồng thời đáp ứng mọi nhu cầu thông tin của cộng đồng.

Đối với Hà Nội, tổng khối lượng được thực hiện trong dự án VLAP là: Lập lưới địa chính 1112 điểm; tổng diện tích được đo vẽ bản đồ địa chính là 143.159 ha; tổng diện tích được số hóa, chuyển hệ tọa độ bản đồ địa chính là 20.706 ha; tổng số GCN được kê khai đăng ký cấp mới, cấp đổi và lập hồ sơ địa chính là 1.199.022 (trong đó cấp mới 222.315 GCN (sổ mới) và cấp đổi hơn 976.700 GCN.

Nguồn vốn thực hiện Dự án có tổng mức đầu tư là 12,134 triệu USD (205,451 tỷ VNĐ). Trong đó, Ngân hàng thế giới tài trợ 9,004 triệu USD (152,448 tỷ VNĐ); vốn đối ứng của thành phố là 3,130 triệu USD (53,003 tỷ VNĐ).

Ban quản lý Dự án VLAP đã ký hợp đồng 10 gói thầu thuộc 3 huyện với 8 nhà thầu tham gia; đã ký hợp đồng tư vấn giám sát với 2 đơn vị tại 5 gói thầu thuộc các huyện Quốc Oai, Đan Phượng và lập thủ tục ký hợp đồng tư vấn giám sát tại 5 gói thầu với 3 đơn vị thuộc huyện Ứng Hòa.

Tính đến hết tháng 11-2012, Dự án VLAP Hà Nội triển khai hiệu quả tại địa bàn ba huyện Đan Phượng, Quốc Oai, Ứng Hòa (gồm 66 xã thị trấn). Tiến độ thi công các gói thầu dịch vụ kỹ thuật nhìn chung đã được đẩy mạnh; công đoạn đo đạc bản đồ địa chính cơ bản hoàn thành với tổng diện tích đã đo đạc, lập bản đồ địa chính tại ba huyện là 38,386ha.

Về công tác đăng ký kê khai, xét cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân, tại hai huyện Quốc Oai và Đan Phượng có tổng số 127.950 thửa đã kê khai, lập hồ sơ (Đan Phượng trên 67.000 hồ sơ, Quốc Oai 60.387 hồ sơ); tổng số hồ sơ đã xét cấp GCN ở xã là 78.898 (Đan Phượng 43.661, Quốc Oai 35.237 hồ sơ); tổng số hồ sơ đã thẩm định ở huyện là 37.801 (Đan Phượng 24.031, Quốc Oai 13.770 hồ sơ); tổng số GCN đã ký là 23.195 GCN (Đan Phượng 16.972 GCN, Quốc Oai 6.223 GCN). Đã có 884 GCN trao cho người dân các địa phương.

Về công tác đào tạo, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng: Ban quản lý Dự án đã tổ chức được 5 khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho 66 cán bộ địa chính tại 3 huyện; tổ chức 3 hội nghị tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng tại UBND các huyện và ký hợp đồng với Hội phụ nữ huyện Ứng Hòa làm đơn vị hỗ trợ thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng tại địa bàn với nguồn vốn viện trợ NZAP của Dự án (Nguyễn Hoàng, 2013).

Trên địa bàn huyện Ứng Hòa đã đo đạc hoàn thiện 18.788ha/17.997ha, đạt 104,4%; đã kê khai lập hồ sơ 206.890 thửa đất giao xã, đạt 79,6%; huyện đã ký 165.901 sổ đỏ, đạt 74,5% so với hợp đồng. Huyện Ứng Hòa đã thực hiện xong 29/29 xã, thị trấn trên địa bàn và đang vận hành thử một số ứng dụng về thông tin thửa đất qua hệ thống mạng di động. Cơ sở dữ liệu hiện tại giúp người dân có thể nhắn tin vào tổng đài và nhận được thông tin về diện tích, tình trạng pháp lý của thửa đất cần thông tin. Ngoài ra, công tác kiểm tra nghiệm thu 5 gói thầu dịch vụ kỹ thuật cũng đã hoàn thành; đã thực hiện giải ngân với tổng số 43,1/50,6 tỷ đồng theo hợp đồng, đạt 85,2% (Báo Kinh tế và đô thị, 2015).

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Địa điểm nghiên cứu của đề tài: địa bàn thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Số liệu thu thập cập nhật đến hết năm 2015.

- Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu: Giai đoạn 2016 - 2017. 3.3. ĐỐI TƯỢNG/VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

3.3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Dữ liệu về người: Người quản lý, người sử dụng đất bao gồm các thông tin về: tên, năm sinh, giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú khi đối tượng là hộ gia đình, cá nhân; giấy tờ về pháp nhân, địa chỉ trụ sở đối với tổ chức...

- Dữ liệu về thửa đất: Ranh giới, hình dạng, kích thước cạnh, diện tích, chủ sử dụng, tính pháp lý.

- Hồ sơ, trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. 3.3.2. Giới thiệu phần mềm sử dụng trong đề tài

* Khái niệm về phần mềm ViLIS:

Phần mềm ViLIS là 1 trong 3 phần mềm được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định cho phép sử dụng để phục vụ công tác xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu đất đai. Phần mềm ViLIS là phần mềm đang được sử dụng nhiều nhất (43/63 tỉnh) trên toàn quốc. Phần mềm ViLIS có một số ưu điểm sau:

- Phần mềm ViLIS được xây dựng trên công nghệ ArcGIS của hãng ESRI, Mỹ. ESRI là hãng hàng đầu về công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS), được sử dụng rộng rãi tại các nước tiên tiến (Mỹ, Úc, Hàn quốc, các nước châu Âu...) và có thị phần lớn nhất (36%) trên toàn thế giới.

- ViLIS được liên tục được nâng cấp theo các quy định mới trong lĩnh vực quản lý đất đai. Bản ViLIS 2.0 hiên nay đã được nâng cấp, cập nhật theo Luật đất đai 2013, các Nghị định, thông tư hiện hành;

- ViLIS được cung cấp cho các địa phương miễn phí;

- ViLIS là phần mềm mở, cho phép các địa phương có thể mở rộng, tính hợp các mô đun quản lý theo đặc thù của địa phương.

Do xây dựng trên nền tảng công nghệ Hệ thống thông tin địa lý của ESRI nên phần mềm ViLIS đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Sử dụng công nghệ ảo hóa (Virtual Server) để quản trị cơ sở dữ liệu đất đai;

- Tối ưu hóa phân tích, xử lý số liệu bản đồ, thuộc tính bằng công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing);

- Tra cứu thông tin đất đai (dạng hồ sơ, bản đồ) qua công nghệ web GIS và cổng thông tin (dựa trên mô đun Portal for ArcGIS của ESRI);

- Tích hợp với các ảnh vệ tinh trực tuyến như với Google Map;

- Liên thông, chia sẻ và trao đổi dữ liệu với nhiều phần mềm chuyên ngành khác nhau (dựa trên mô đun ArcGIS Data Interoperability của ESRI);

- Phân tích không gian 3 chiều (dựa trên mô đun ArcGIS 3D Analyst của ESRI);

- Thiết kế, quy hoạch cảnh quan đô thị trong môi trường 3 chiều (dựa trên mô đun Esri CityEngine của ESRI);

Cơ sở dữ liệu đất đai trong ViLIS được xây dựng và quản lý theo mô hình cơ sở dữ liệu không gian (Geo database model) của công nghệ Hệ thống thông tin địa lý. Cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm các nhóm lớp thông tin như sau:

- Lớp thông tin không gian đất đai nền: là lớp bản đồ cơ sở, làm nền để tích hợp các lớp dữ liệu bản đồ của các ngành khác như xây dựng, nhà cửa, công trình ngầm, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước …

- Lớp thông tin không gian địa chính: ranh giới thửa đất và các đối tượng chiếm đất.

- Nhóm thông tin về chủ sử dụng, chủ sở hữu: họ tên, chứng minh thư nhân dân, ngày sinh, quốc tịch, địa chỉ nơi ở…

- Nhóm thông tin về quyền sử dụng, quyền sở hữu, nguồn gốc sử dụng. - Nhóm thông tin về Giấy chứng nhận.

- Nhóm thông tin về tình trạng pháp lý: quyền sử dụng, quyền sở hữu, nguồn gốc sử dụng.

- Nhóm thông tin về ngăn chặn.

- Nhóm thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Nhóm thông tin về giá đất theo bảng giá, giá thị trường.. - Nhóm thông tin về thống kê kiểm kê đất đai

- Hồ sơ pháp lý về đất đai dưới dạng tài liệu quét.

Cơ sở dữ liệu đất đai quản lý bằng phần mềm ViLIS có tính mở, cho phép tích hợp đa dạng các loại thông tin khác nhau trong một cơ sở dữ liệu thống nhất. Cơ sở dữ liệu đất đai sẵn sàng cho việc tích hợp với các lớp thông tin sau:

- Ảnh vệ tinh như Google map, ảnh máy bay;

- Bản vẽ thiết kế quy hoạch nhà cửa trong không gian 3 chiều; - Hệ thống công trình ngầm, cấp nước, thoát nước dưới bề mặt đất; - Hệ thống đường điện trên mặt đất;

* Các phiên bản của phần mềm ViLIS:

- Phiên bản phần mềm ViLIS 1.0 (phiên bản chuẩn, chạy trên các máy đơn) và phiên bản 1.a (phiên bản chạy trên mạng thông tin), Trung Tâm Viễn Thám Quốc Gia đã tiến hành xây dựng phiên bản 2.0 của phần mềm ViLIS.

- Phiên bản 2.0 của ViLIS được xây dựng dựa trên các phát triển mới nhất của công nghệ ArcGIS của hãng ESRI (Hoa Kỳ) và công nghệ thông tin như webGIS, .NET, ASP.NET, PHP:

- Phiên bản ViLIS 2.0 xây dựng trên môi trường .NET của Microsoft, có kiến trúc rất mềm dẻo, linh hoạt, có thể dễ dàng mở rộng và hỗ trợ nhiều ứng dụng.

- Phiên bản ViLIS 2.0 sử dụng chuẩn Unicode cho CSDL thuộc tính, hệ tọa độ chuẩn VN2000 cho CSDL bản đồ.

- Phiên bản ViLIS 2.0 có khả năng chạy độc lập (Desktop), chạy trên môi trường mạng khách/chủ (Client/Server) và một số mô đun trên nền Web.

- Phiên bản ViLIS 2.0 có khả năng cho phép người sử dụng tự định nghĩa quy trình làm việc.

- Phiên bản ViLIS 2.0 cho phép người sử dụng tự viết phần mở rộng đặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị trấn phùng, huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 37)