Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị trấn Phùng, huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị trấn phùng, huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 46)

Đan Phượng, thành phố Hà Nội

- Điều kiện tự nhiện.

- Điều kiện kinh tế - xã hội.

- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiện, kinh tế xã hội. 3.4.2. Thực trạng công tác quản lý đất đai và sử dụng đất

- Thực trạng về quản lý đất đai. - Thực trạng về sử dụng đất đai.

3.4.3. Đánh giá hiện trạng cơ sở dữ liệu địa chính của thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội Phượng, thành phố Hà Nội

- Hiện trạng về cơ sở dữ liệu không gian. - Hiện trạng về cơ sở dữ liệu thuộc tính.

- Phầm mềm quản lý, sử dụng và liên kết dữ liệu. - Người sử dụng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu. 3.4.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

-Thu thập tài liệu và phân loại thửa đất - Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

3.4.5. Khai thác cơ sở dữ liệu địa chính trong việc thiết lập quy trình giải quyết hồ sơ về cấp Giấy chứng nhận hồ sơ về cấp Giấy chứng nhận hồ sơ về cấp Giấy chứng nhận

- Thiết lập quy trình xử lý hồ sơ về cấp Giấy chứng nhận. - Vận hành các quy trình xử lý hồ sơ về cấp Giấy chứng nhận.

3.4.6. Đánh giá cơ sở dữ liệu địa chính và các quy trình giải quyết hồ sơ về cấp giấy chứng nhận của đề tài giấy chứng nhận của đề tài giấy chứng nhận của đề tài

-So sánh giữa cơ sở dữ liệu địa chính hiện trạng của thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng và cơ sở dữ liệu địa chính đề tài xây dựng.

- Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính của đề tài.

- So sánh quy trình giải quyết hồ sơ về cấp Giấy chứng nhận của huyện Đan Phượng đang thực hiện và quy trình của đề tài thiết lập.

- Hiệu quả trong giải quyết công việc. 3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.

- Thu thập số liệu, tài liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất đai của thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng.

- Bản đồ địa chính dạng số.

- Sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai, bản lưu giấy chứng nhận, sổ cấp Giấy chứng nhận, danh sách thống kê Giấy chứng nhận đã cấp, các đơn kê khai, đăng ký.

3.5.2. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

* Xây dựng bản đồ địa chính (dữ liệu không gian)

- Thành lập bản đồ địa chính bằng cách chỉnh lý bản đồ địa chính đã có sẵn (bản đồ địa chính tại địa bàn nghiên cứu được thành lập theo dự án VLAP, đã hoàn thành và đưa vào nghiệm thu năm 2013, số lượng thửa đất có biến động dưới 40% tổng số thửa đất trên 01 mảnh bản đồ).

- Kiểm tra bản đồ địa chính hiện có: Kiểm tra các lớp đối tượng, vị trí không gian đối tượng, chuẩn hóa định dạng đối tượng theo quy định (lực đường nét, ký hiệu, màu sắc..), chuyển đổi mô hình dữ liệu không gian (từ dạng đường sang dạng vùng…)

- Điều tra, khảo sát ngoài thực địa nhằm xác định các thông tin về thửa đất có biến động như mục đích sử dụng đất, mốc giới, địa danh… giữa bản đồ đã lập và ngoài thực địa là cơ sở để thực hiện việc chỉnh lý bản đồ bằng cách xuống địa bàn khu vực nghiên cứu đánh dấu các đối tượng thay đổi trên bản đồ dạng giấy được in ra.

thập các hồ sơ về tách hợp thửa đất, hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận do đo đạc lại diện tích để có cơ sở cập nhật nội dung biến động trên bản đồ.

- Hoàn thiện bản đồ địa chính bằng phần mềm MicroStation, Famis để cập nhật các nội dung biến động về thửa đất trên bản đồ: Sau khi xác định được các nội dung biến động, sử dụng các thao tác trên phần mềm MicroStation, Famis để cập nhật nội dung biến động trên bản đồ địa chính.

* Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính

- Sau khi các tài liệu được thu thập, sẽ được phân loại, thống kê các thửa đất theo các nhóm thông tin chung như số lượng thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận, số thửa đất chỉ thực hiện kê khai đăng ký đất đai, số thửa đất đã có biến động…

- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu thuộc tính bằng việc sử dụng phần mềm ViLIS để nhập các thông tin thuộc tính về thửa đất:

+ Nhập bổ sung các thông tin về người sử dụng đất (năm sinh, CMND, địa chỉ thường trú), thửa đất (mục đích sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất…), tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất (mã số GCN, ngày cấp, số vào sổ GCN).

+ Nhập các thông tin về tình trạng biến động đất đai, người sử dụng đất từ các hồ sơ đăng ký biến động về đất như chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, cho thuê lại....

3.5.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu

- Các số liệu điều tra, thu thập sẽ được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel 2010.

+ Số liệu về tình hình phát triển kinh tế, xã hội. + Số liệu về các loại đất trên địa bàn thị trấn Phùng.

+ Tổng hợp các số liệu về tình hình cấp Giấy chứng nhận lần đầu, đăng ký biến động đất đai, số thửa đã được cấp Giấy chứng nhận…

- Phân tích hiện trạng quản lý, sử dụng đất, cơ sở dữ liệu địa chính, tình hình cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng.

- Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; ưu, nhược điểm khi áp dụng các quy trình giải quyết hồ sơ về cấp giấy chứng nhận của đề tài.

3.5.4. Phương pháp so sánh

- So sánh cơ sở dữ liệu địa chính hiện trạng của thị trấn Phùng và cơ sở dữ liệu địa chính do đề tài xây dựng thông qua các chỉ tiêu:

+ Dữ liệu không gian. + Dữ liệu thuộc tính.

+ Hệ thống hồ sơ địa chính.

+ Khả năng cập nhật nội dung biến động. + Khả năng khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu. + Liên thông với cơ quan thuế.

+ Khả năng cung cấp các thông tin về đất đai. + Đội ngũ nhân sự.

- So sánh hiệu quả xử lý công việc khi áp dụng các quy trình giải quyết hồ sơ về cấp Giấy chứng nhận đề tài xây dựng thông qua các chỉ tiêu:

+ Mức độ theo dõi, kiểm soát hồ sơ, người xử lý. + Thời gian giải quyết hồ sơ.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THỊ TRẤN PHÙNG, HUYỆN ĐAN PHƯỢNG

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị trấn Phùng thuộc địa giới hành chính huyện Đan Phượng, nằm trên quốc lộ 32, cách Trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây Bắc.

Thị trấn Phùng được thành lập năm 1994 trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của các xã Đan Phượng và Song Phượng.

- Phía Bắc giáp xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng; - Phía Nam giáp xã Song Phượng, huyện Đan Phượng;

- Phía Tây giáp xã Đồng Tháp, Phương Đình, huyện Đan Phượng; - Phía Đông giáp huyện Hoài Đức.

4.1.1.2. Địa hình địa mạo

Là một thị trấn thuộc khu vực vùng đồng bằng của huyện Đan Phượng, là một thị trấn nằm ven quốc lộ 32 giao thông đi lại tương đối thuận lợi, địa hình tương đối bằng phẳng. Nhìn chung địa hình của thị trấn tương đối thuận lợi cho giao thông đi lại và sản xuất kinh doanh.

4.1.1.3. Khí hậu thời tiết

Thị trấn Phùng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành 4 mùa khá rõ nét với các đặc trưng khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm từ 23,1 - 23,5 độ C, chia làm hai mùa: mùa nóng và mùa đông.

Lượng mưa: Thị trấn Phùng có lượng mưa trung bình hàng năm là 1.600 -– 1.800 mm. Lượng mưa trung bình ở các tháng vào mùa mưa là 130 - 140 mm/tháng.

Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 85%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 80 - 89%.

Gió: Hướng gió thịnh hành về mùa khô là gió mùa Đông Bắc ngoài ra còn có gió Nam, gió Tây Nam và gió Đông Nam.

4.1.1.4. Tài nguyên nước

Thị trấn Phùng nằm gần hệ thống sông Hồng và sông Đáy.

- Nguồn nước mặt: chủ yếu dựa vào nguồn nước được lấy từ sông Hồng, sông Đáy, thông qua hệ thống kênh mương trong thị trấn.

- Nước ngầm: Tiềm năng nước ngầm của thị trấn khá lớn song hàm lượng kim loại trong nước vẫn ở mức tương đối cao, nên cần phải có biện pháp xử lý hữu hiệu. Ngoài ra, một phần nước sinh hoạt của người dân trong thị trấn được lấy từ nguồn nước mưa.

4.1.1.5. Tài nguyên đất

Nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, đất đai chủ yếu được bồi lắng của phù sa có 2 nhóm đất chính:

- Nhóm đất phù sa không được bồi của hệ thống Sông Hồng: Loại đất này có diện tích khoảng 32,47 ha chiếm 12,28 % diện tích tự nhiên, được hình thành ở địa hình vàn cao, vàn. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, ít chua, nghèo lân tổng số và lân dễ tiêu. Kali tổng số và kali dễ tiêu khá cao, các chất dinh dường khác trung bình. Đây là loại đất có khả năng thâm canh, tăng vụ và mở rộng diện tích vụ đông.

- Nhóm đất glây: Loại đất này có diện tích 53,71 ha, chiếm 20,32 % tổng diện tích điều tra. Loại đất này hiện cũng đang được sử dụng để trồng 2 vụ lúa, một số diện tích thường bị ngập nước sâu trong giai đoạn đầu vụ mùa, ảnh hưởng đến mùa vụ. Một số diện tích chuyển sang canh tác theo phương thức vườn trại cho hiệu quả kinh tế khá cao. Sản xuất trên đất này cần lưu ý đến biện pháp bón phân lân. 4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội

4.1.2.1. Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế

a. Ngành nông nghiệp

Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp - thuỷ sản năm 2015 đạt 21,88 tỷ đồng chiếm 9,08 % tổng giá trị sản xuất. Trong những năm gần đây, do tốc độ phát triển của đô thị hoá khá nhanh làm cho đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng ngày càng bị thu hẹp. Thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp như nắng nóng, sương muối... gây thiệt hại và ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Măc dù vậy, sản xuất nông nghiệp của thị trấn vẫn tiếp tục tăng trưởng, phát triển. Kết quả đó cũng nói rằng ngành nông nghiệp của huyện đang dần dần

phát triển theo chiều sâu, theo hướng tăng năng suất và sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

b. Ngành công nghiệp

Công nghiệp và xây dựng đứng đầu (giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng năm 2015 chiếm 47,33 % tổng giá trị sản xuất trên địa bàn). Vì vậy, sự phát của các ngành này cũng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn, nhất là các ngành tiểu thủ công nghiệp. Trong những năm qua, hoạt động công nghiệp và xây dựng trên địa bàn thị trấn đã có sự phát triển nhất định, từng bước thu hút lao động địa phương, tạo ra việc làm, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị trấn theo hướng CNH - HĐH. c. Ngành thương mại và dịch vụ

Trong năm 2015 giá trị sản xuất ngành thương mại và dịch vụ là 105,00 tỷ đồng chiếm 43,59% tổng giá trị sản xuất (bảng 4.1).

Các hoạt động thương mại, dịch vụ ngày càng trở nên sôi động và phong phú hơn. Để đảm bảo quyền và lợi ích của người tiêu dùng và khách hàng, UBND thị trấn tiếp tục yêu cầu các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chống hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng để giữ vững bình ổn giá thị trường.

Bảng 4.1. Giá trị kinh tế các ngành trên địa bàn thị trấn Phùng

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng giá trị sản xuất 203,72 227,63 254,32 284,17 240,88 Ngành Nông nghiệp 13,56 15,16 16,93 18,92 21,88 Ngành CN - XD 62,29 69,60 77,76 86,89 114,00 Ngành TMDV 127,87 142,87 159,63 178,36 105,00

Nguồn: Phòng thống kê Huyện Đan Phượng (2015)

4.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2015 thị trấn Phùng có 10.500 người 2.609 hộ. Tốc độ tăng dân số của thị trấn là 1,08% giảm 0,12% so với năm 2014 (bảng 4.2).

Những năm gần đây, viêc đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình nên đã đạt được những kết quả khả quan trong việc phát triển dân số. Mặc dù vậy, mật độ dân số vẫn còn cao năm 2015 là 3.580 người/km2. Dân số tăng đã

nông nghiệp tăng mạnh. Hàng năm thị trấn phải dành một diện tích không nhỏ cho nhu cầu đất ở và cho phúc lợi công cộng và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Bảng 4.2. Tình hình biến động dân số của thị trấn Phùng

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015

1. Tổng nhân khẩu Người 9.549 9.736 9.865 10.046 10.500 - Số sinh trong năm Người 120 126 146 184 213

- Số chết trong năm Người 30 27 20 31 35

- Số chuyển đến Người 185 92 114 154 105

- Số chuyển đi Người 88 62 59 75 73

2. Tỷ lệ phát triển dân số % 1,1 1,26 0,86 1,2 1,08 3. Tổng số hộ Hộ 2.508 2.537 2.556 2.584 2.609

4. Tổng số cặp kêt hôn Cặp 65 52 59 75 107

5. Tổng số lao động LĐ 7.690 7.792 7.859 7.953 8.039 Nguồn: Phòng thống kê huyện Đan Phượng (2015)

4.1.2.3. Thực trạng phát triển khu đô thị

Thị trấn Phùng là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội của huyện Đan Phượng. Tổng diện tích tự nhiên của Thị trấn theo số liệu kiểm kê năm 2015 là 293,3 ha chiếm 4,22% diện tích tự nhiên toàn huyện.

Thị trấn Phùng là nơi tập trung các cơ quan hành chính, các công trình phúc lợi công cộng, công trình hạ tầng xã hội, các cơ sở thương mại - dịch vụ gắn liền với các khu dân cư. Trong những năm gần đây hệ thống cơ sở hạ tầng có nhiều thay đổi, các công trình xây dựng cơ bản như: Trụ sở làm việc của các cơ quan, các công trình phúc lợi xã hội, hệ thống giao thông, cấp thoát nước mạng lưới thông tin, bưu điện phát thanh truyền hình, các dịch vụ ngân hàng thương mại, du lịch, nhà ở…đang được cải tạo, nâng cấp, kiến trúc đô thị ngày một khang trang.

4.1.2.4. Thực trạng về cơ sở hạ tầng

- Hệ thống giao thông của Thị trấn hiện nay về cơ bản thuận lợi, đảm bảo 100% đều có đường ô tô đến nơi và có các trục giao thông chính như: đường Quốc lộ 32 từ thành phố Hà Nội có chiều dài 3,5 km. Ngoài ra, thị trấn Phùng còn có 7,25 km đường đối nội, các khu vực giữa các phố, hầu hết các tuyến đường này đã được đầu tư nâng cấp đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu, buôn bán của nhân dân.

- Nguồn điện lưới quốc gia: Hiện này tại thị trấn đều có lưới điện 350 KV hoặc 10 KV, toàn bộ thị trấn đều có điện sử dụng thông qua mạng lưới phân phối

điện là các trạm hạ thế và mạng lưới đường dây hạ thế, đến nay 100% số hộ được sử dụng điện.

- Thực trạng cấp nước sinh hoạt: tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh của thị trấn chiếm 100%. Nguồn nước phục vụ sinh hoạt trong thị trấn có ba nguồn: nước mưa, nước mặt và nước ngầm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị trấn phùng, huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)