Đánh giá chung về điều kiện tự nhiện, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị trấn phùng, huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 54)

* Thuận lợi:

Nhìn chung, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội. Trong 10 năm thực hiện công tác phát triến kinh tế, xã hội thời kỳ 2005 - 2015, nhân dân thị trấn Phùng dưới sự lãnh đạo của đảng bộ thị trấn, của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thị trấn đã được nhiều thành tựu trong xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Sự năng động sáng tạo trong lao động sản xuất được thử thách trong từng thời kỳ đổi mới, đã chứng tỏ sức mạnh về sự đoàn kết nhất trí cao của các cơ quan ban ngành và nhân dân trong thị trấn, làm cho thị trấn Phùng ngày càng đối mới phát triển theo hướng đô thị hóa.

* Khó khăn:

Vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển gây áp lực đối với đất đai. Bên cạnh đó dân số ngày càng tăng, quỹ đất nông nghiệp giảm mạnh để đáp ứng nhu cầu về nhà ở.

4.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ SỬ DỤNG ĐẤT 4.2.1. Tình hình quản lý đất đai 4.2.1. Tình hình quản lý đất đai

Uỷ ban nhân dân thị trấn tổ chức tốt việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, tỉnh và huyện về công tác quản lý sử dụng đất như chính sách giao đất sử dụng ổn định lâu dài, chủ trương dồn điền đổi thửa, chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại v.v...

Trong thời gian qua thị trấn Phùng đã cùng các xã giáp ranh hoạch định ranh giới theo tài liệu đo đạc địa chính. Hồ sơ danh giới đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, đất đai trong phạm vi lãnh thổ thị trấn đã ổn định. Không có tranh chấp với các xã giáp danh.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thị trấn đã được làm tốt. Năm 2013 thị trấn Phùng đã được đo vẽ lại bản đồ hiện trạng và bản đồ địa chính số với tỷ lệ 1:1000 và 1:500. Công tác cấp giấy chứng nhận được thực hiện tốt. Hiện nay, trên toàn thị trấn đã có khoảng 70% số hộ đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trên thị trấn Phùng có tổng số 04 dự án được thành phố phê duyệt trong năm quy hoạch 2015, tuy nhiên do chưa bố trí được nguồn vốn nên không có dự án nào thực hiện trong năm 2015, bổ sung các dự án quy hoạch kỳ cuối năm 2016 – 2020 có 34 dự án.

Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển đổi mục đích sử dụng được xã triển khai thực hiện có hiệu quả. Đất ở cho các hộ gia đình đã được giao theo đúng quy hoạch và quyết định của Uỷ ban nhân dân Thành phố. Tổ chức ghép đất đối với những hộ có đất cơ chế 10% chưa được giao trên địa bàn và 37 hộ thuộc dự án đường từ QL32 đi bệnh viện. Tổ chức gắp phiếu, giao lại đất cho 34 hộ có đất nông nghiệp xâm canh xã Song Phương khu Đồng Thuận với tổng diện tích 3,5ha, đến nay các hộ đã ổn định vị trí khu đất và tiếp tục canh tác.

Công tác đăng ký quyền sử dụng đất đã được triển khai đến tất cả các đối tượng đang sử dụng đất. Căn cứ vào đơn đăng ký, thị trấn đã lập Hội đồng xét duyệt và đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất nông nghiệp và đất ở. Bộ hồ sơ địa chính đã được hoàn thiện gồm bản đồ địa chính, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hàng năm thị trấn thường xuyên cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính.

Công tác thống kê đất đai được tổ chức thực hiện định kỳ hàng năm theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân huyện và Phòng Tài nguyên và Môi trường nhằm bổ sung, cập nhật các thông tin về biến động quỹ đất của thị trấn. Cứ 5 năm một lần thị trấn lại thực hiện kiểm kê đất đai theo Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường và chỉ thị của Uỷ ban nhân dân Thành phố.

Công tác quản lý tài chính về đất đai được tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định của Nhà nước. Các khoản thu từ đất đều được nộp vào kho bạc Nhà nước theo đúng các quy định về tài chính. Không có sự vi phạm nào về lĩnh vực này. Nguồn thu từ đất đã được điều tiết lại để xây dựng, củng cố, cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng của thị trấn, nhờ đó mà trong những năm gần đây, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của thị trấn đã được cải thiện đáng kể.

Uỷ ban nhân dân thị trấn rất quan tâm đến việc quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất để đảm bảo việc sử dụng đất đúng pháp luật, hợp lý và có hiệu quả cao. Các sai phạm được chấn chỉnh kịp thời, không để xảy ra các vi phạm nghiêm trọng. Đồng thời đã tăng cường chỉ đạo, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

Thị trấn chủ trương tích cực giải quyết dứt điểm các vụ tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai theo quy định của pháp luật.

4.2.2. Tình hình sử dụng đất đai

Tổng tích đất tự nhiên toàn thị trấn là 293,30 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 132,19 ha, diện tích đất phi nông nghiệp là 161,11 ha (bảng 4.3).

- Diện tích đất nông nghiệp là 132,19 ha, chiếm 45,07% tổng diện tích tự nhiên. Bao gồm các loại đất sau:

+ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 125,62 ha, chiếm 42,83% trong tổng diện tích tự nhiên.

+ Diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 6,57 ha, chiếm 2,24% tổng diện tích tự nhiên.

- Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 161,11 ha, chiếm 54,93% trong tổng diện tích tự nhiên. Bao gồm các loại đất:

+ Diện tích đất chuyên dùng là 110,66 ha, chiếm 37,73% tổng diện tích tự nhiên.

+ Diện tích đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng là 1,55 ha, chiếm 0,53% tổng diện tích tự nhiên toàn thị trấn.

+ Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa là 1,75 ha, chiếm 0,60% tổng diện tích tự nhiên.

+ Diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 0,79 ha, chiếm 0,27% tổng diện tích tự nhiên.

Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của thị trấn Phùng

STT Loại đất Mã Số Diện tích (ha) Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5) Tổng diện tích tự nhiên 293,30 100 1 Đất nông nghiệp NNP 132,19 45,07

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 125,62 42,83

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 117,92 40,20

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 102,09 34,81

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 15,83 5,40

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 7,70 2,63

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 6,57 2,24

2 Đất phi nông nghiệp PNN 161,11 54,93

2.1 Đất ở OTC 46,36 15,81

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 46,36 15,81

2.2 Đất chuyên dùng CDG 110,66 37,73

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 3,27 1,11

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 0,45 0,15

2.2.3 Đất an ninh CAN 0,35 0,12

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 38,88 13,26 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 67,71 23,09

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 1,55 0,53

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 1,75 0,60

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 0,79 0,27 Nguồn: Phòng TN&MT huyện Đan Phượng (2015)

4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH TẠI THỊ TRẤN PHÙNG, HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRẤN PHÙNG, HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.3.1. Hiện trạng về cơ sở dữ liệu không gian

Bản đồ địa chính chính quy của thị trấn Phùng gồm: 48 tờ bản đồ địa chính dạng số ở định dạng .dgn (17 tờ bản đồ tỷ lệ 1/1000; 31 tờ bản đồ tỷ lệ 1/500).

Bản đồ địa chính của thị trấn Phùng được xây dựng theo dự án VLAP, đối với thành phố Hà Nội dự án này được áp dụng trên 3 huyện: Đan Phượng, Quốc Oai và Ứng Hòa. Bản đồ địa chính được thành lập theo đúng quy định về chuẩn dữ liệu địa chính, đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu và hoàn thành, nghiệm thu vào năm 2013.

Cho đến thời điểm hiện tại, đã có một số thửa đất đã có biến động (tách, hợp thửa, thay đổi ranh giới thửa đất, mục đích sử dụng đất...) nhưng chưa được chỉnh lý trên bản đồ địa chính.

Một số thửa đất có diện tích trên bản đồ địa chính và diện tích trên hồ sơ địa chính, trên GCNQSD có sự sai lệch lớn.

4.3.2. Hiện trạng về cơ sở dữ liệu thuộc tính

Hiện thị trấn Phùng đang lưu trữ: 8 quyển sổ địa chính; 01 quyền sổ cấp giấy chứng nhận; 03 quyển sổ mục kê; 01 quyển sổ đăng ký biến động, bản lưu GCN đã cấp.

Hồ sơ địa chính tại thị trấn được lưu trữ dưới dạng giấy, việc cập nhật hồ sơ địa chính: theo phương pháp thủ công, lưu trữ theo sổ sách, bằng văn bản.

Sổ mục kê được lập nhằm liệt kê toàn bộ các thửa đất trong phạm vi đã được đo vẽ bản đồ.

Sổ địa chính để ghi thông tin về sử dụng đất của chủ sử dụng đối với thửa đất.

Sổ theo dõi biến động đất đai, được lập để theo dõi tình hình đăng ký biến động đất đai nhưng do quá trình biến động người dân không thông qua chính quyền địa phương nên hệ thống sổ theo dõi biến động không cập nhật được kịp thời.

Hình 4.1. Tình hình cấp Giấy chứng nhận của thị trấn Phùng

Tình hình cấp Giấy chứng nhận của thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng được thể hiện tại hình 4.1, cụ thể: Tính đến hết năm 2015, riêng đối với thị trấn Phùng đã cấp được 1.123 Giấy chứng nhận, trong đó năm 2010 thị trấn Phùng cấp được 293 GCN, năm 2011 cấp được 307 GCN và năm 2012 cấp được 116 GCN. Đối với năm 2013, huyện Đan Phượng triển khai thực hiện dự án VLAP đo đạc lại toàn bộ bản đồ địa chính nên trong năm này thị trấn Phùng không cấp Giấy chứng nhận. Đến năm 2014, trên cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính chính quy, toàn huyện đẩy nhanh tiến độ đăng ký đất đai, cấp đổi, cấp mới Giấy chứng nhận với 145 GCN được cấp bao gồm 16 GCN cấp lần đầu và 129 GCN cấp đổi do thực hiện các nội dung biến động. Năm 2015, cấp được 278 GCN trong đó cấp mới lần đầu 84 GCN và 194 GCN cấp đổi do thực hiện các nội dung biến động.

Hiện nay, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đan Phượng đang sử dụng phần mềm ViLIS để thực hiện việc đăng ký kê khai, cấp Giấy chứng nhận, tạo cơ sở dữ liệu thuộc tính dạng số theo từng đơn vị địa giới hành chính cấp xã. Tuy nhiên, việc xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính này còn rời rạc từng thửa đất, không đồng loạt, những thửa đất nào thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận thì được tạo lập và quản lý dữ liệu trên phần mềm. Việc xuất các sổ trong hồ sơ địa chính dạng số không đầy đủ do không có thông tin của tất cả các thửa đất trên địa bàn cấp xã.

4.3.3. Phầm mềm quản lý, sử dụng và liên kết dữ liệu

đai huyện Đan Phương sử dụng bao gồm:

- Phần mềm MicroStation: Quản lý file bản đồ địa chính;

- Phần mềm ViLIS được sử dụng để thực hiện kê khai đăng ký đất đai, thực hiện đăng ký biến động trên cơ sở dữ liệu thuộc tính, chưa thực hiện biến động cơ sở dữ liệu không gian (bản đồ địa chính). Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đan Phượng chưa sử dụng hết các chức năng của phần mềm ViLIS mang lại như quản trị người dùng chưa phân quyền, chưa tạo kho hồ sơ số, chưa scan lưu được Giấy chứng nhận và các hồ sơ khác vào hệ thống phần mềm…

- Việc tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính về đất đai theo quy trình, Chi nhánh huyện Đan Phượng không thực hiện trên phần mềm một cửa của ViLIS mà thực hiện trên một phần mềm khác đồng bộ với Văn phòng trung tâm.

- Không thực hiện chức năng cung cấp thông tin qua SMS.

- Về sự liên kết dữ liệu: Cơ sở dữ liệu bản đồ chưa được kết với cơ sở dữ liệu thuộc tính trên phần mềm ViLIS.

4.3.4. Người sử dụng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu

Về nhân sự, đối với các cán bộ thuộc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đan Phượng cơ bản đã biết sử dụng, khai thác dữ liệu bản đồ địa chính trên phần mềm MicroStation, nhập dữ liệu phục vụ cho việc in Giấy chứng nhận trên phần mềm ViLIS. Tuy nhiên, còn rất nhiều chức năng trên phần mềm ViLIS vẫn chưa được sử dụng, khai thác, chưa kiểm soát được người dùng do trình độ tin học chưa được đào tạo, hướng dẫn sử dụng bài bản.

Đối với cán bộ địa chính của thị trấn Phùng đã biết sử dụng phần mềm để khai thác thông tin trên bản đồ địa chính.

4.4. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH 4.4.1. Thu thập tài liệu và phân loại thửa đất 4.4.1. Thu thập tài liệu và phân loại thửa đất

Đề tài tiến hành thu thập các tài liệu để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm:

- Bản đồ địa chính số 21 và 22 dạng số tỷ lệ 1/500 với 294 thửa đất của thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.

- Đơn kê khai đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, hồ sơ xét cấp giấy chứng nhận.

- Đơn đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, hồ sơ đăng ký biến động.

- Đơn cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Bản lưu Giấy chứng nhận đã cấp, sổ đăng ký biến động, sổ cấp Giấy chứng nhận, sổ địa chính.

Sau khi thu thập được các thông tin thuộc tính về thửa đất từ các tài liệu nêu trên, tiến hành phân loại theo nhóm các thông tin thửa đất:

- Số lượng thửa đất chỉ kê khai đăng ký, chưa được cấp GCN: 213 thửa đất. - Số lượng thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có biến động: 11 thửa đất.

- Số lượng thửa đất đã được cấp GCN và đã thực hiện các biến động về sử dụng đất: 7 thửa đất.

- Số lượng thửa đất đã thực hiện việc cấp đổi GCN: 63 thửa đất. 4.4.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

a. Xây dưng cơ sở dữ liệu không gian (bản đồ địa chính)

Hoàn thiện bản đồ địa chính bằng cách chỉnh lý bản đồ địa chính đã có sẵn, việc chỉnh lý bản đồ được thực hiện theo các nội dung sau:

1. Kiểm tra bản đồ địa chính theo quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian địa chính theo chuẩn dữ liệu địa chính từ nội dung bản đồ địa chính số:

+ Đối soát và chuẩn hóa lại các lớp đối tượng không gian địa chính chưa phù hợp với yêu cầu của chuẩn dữ liệu địa chính (bảng 4.4).

Bảng 4.4. Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian theo đúng quy định

STT Đối tượng Mã Dữ liệu thuộc tính

Lớp thể hiện trên bản đồ Chuyển về lớp theo quy định

1 Loại đất hiện trạng TD5 Loại đất hiện trạng 13 2 2 Diện tích thửa đất TD6 Diện tích thửa đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị trấn phùng, huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 54)