Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị trấn phùng, huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 33 - 34)

Xác định vai trò quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong lĩnh vực quản lý đất đai, những năm qua, ngành Tài nguyên và

Môi trường tỉnh đã ứng dụng nhiều phần mềm hỗ trợ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai trong tình hình hiện nay.

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang sử dụng 4 hệ thống phần mềm chính để quản lý hệ thống thông tin đất đai gồm: TMV (Tổng công ty Tài nguyên & Môi trường), ELIS (Cục Công nghệ thông tin - Bộ TN & MT), ViLIS (Tổng Công ty Tài nguyên và Môi trường miền Nam) và SouthLIS (Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển công nghệ).

Với việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đất đai đã góp phần nâng cao hiệu quả công việc, nhất là thống kê, kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, đo đạc, lập bản đồ địa chính. Khi có số liệu đo đạc ngoài thực địa, cán bộ đo đạc sử dụng các phần mềm ứng dụng để xây dựng bản đồ theo hệ tọa độ chuẩn.

Xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai gắn liền với công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) và các ứng dụng CAD để số hóa dữ liệu địa chính. Thông qua các nghiên cứu của nhiều đơn vị, các dự án đã và đang thực hiện từ năm 1992 trở lại đây, nhiều công nghệ đã được ứng dụng trong các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai từ cấp Trung ương tới cấp địa phương, các doanh nghiệp đo đạc bản đồ và lập hồ sơ địa chính. Các công nghệ được ứng dụng cơ bản là các công nghệ tiên tiến ở Việt Nam và trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị trấn phùng, huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 33 - 34)