Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị trấn phùng, huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 47 - 48)

* Xây dựng bản đồ địa chính (dữ liệu không gian)

- Thành lập bản đồ địa chính bằng cách chỉnh lý bản đồ địa chính đã có sẵn (bản đồ địa chính tại địa bàn nghiên cứu được thành lập theo dự án VLAP, đã hoàn thành và đưa vào nghiệm thu năm 2013, số lượng thửa đất có biến động dưới 40% tổng số thửa đất trên 01 mảnh bản đồ).

- Kiểm tra bản đồ địa chính hiện có: Kiểm tra các lớp đối tượng, vị trí không gian đối tượng, chuẩn hóa định dạng đối tượng theo quy định (lực đường nét, ký hiệu, màu sắc..), chuyển đổi mô hình dữ liệu không gian (từ dạng đường sang dạng vùng…)

- Điều tra, khảo sát ngoài thực địa nhằm xác định các thông tin về thửa đất có biến động như mục đích sử dụng đất, mốc giới, địa danh… giữa bản đồ đã lập và ngoài thực địa là cơ sở để thực hiện việc chỉnh lý bản đồ bằng cách xuống địa bàn khu vực nghiên cứu đánh dấu các đối tượng thay đổi trên bản đồ dạng giấy được in ra.

thập các hồ sơ về tách hợp thửa đất, hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận do đo đạc lại diện tích để có cơ sở cập nhật nội dung biến động trên bản đồ.

- Hoàn thiện bản đồ địa chính bằng phần mềm MicroStation, Famis để cập nhật các nội dung biến động về thửa đất trên bản đồ: Sau khi xác định được các nội dung biến động, sử dụng các thao tác trên phần mềm MicroStation, Famis để cập nhật nội dung biến động trên bản đồ địa chính.

* Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính

- Sau khi các tài liệu được thu thập, sẽ được phân loại, thống kê các thửa đất theo các nhóm thông tin chung như số lượng thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận, số thửa đất chỉ thực hiện kê khai đăng ký đất đai, số thửa đất đã có biến động…

- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu thuộc tính bằng việc sử dụng phần mềm ViLIS để nhập các thông tin thuộc tính về thửa đất:

+ Nhập bổ sung các thông tin về người sử dụng đất (năm sinh, CMND, địa chỉ thường trú), thửa đất (mục đích sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất…), tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất (mã số GCN, ngày cấp, số vào sổ GCN).

+ Nhập các thông tin về tình trạng biến động đất đai, người sử dụng đất từ các hồ sơ đăng ký biến động về đất như chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, cho thuê lại....

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị trấn phùng, huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 47 - 48)