+ Khái niệm: Chỉ số độ chín là những số đo được sử dụng để xác định độ chín của nông sản nhằm dự kiến ngày thu hái và đánh giá chất lượng của nông sản.
Chỉ số độ chín (maturity index) = chỉ số thu hái (harvest index) + Ý nghĩa của chỉ số độ chín
- Đảm bảo năng suất của sản phẩm
- Đảm bảo chất lượng dinh dưỡng và chất lượng cảm quan của sản phẩm - Phù hợp với từng mục đích sử dụng: tiêu thụ tươi, bảo quản hoặc chế biến
- Tương ứng với tuổi thọ nhất định
- Tạo thuận lợi cho việc thương mại sản phẩm (đáp ứng các tiêu chuẩn). + Các chỉ số đánh giá độ chín thu hái cho nông sản
Chỉ số độ chín Đối tượng Các chỉ số về tuổi
Thời gian từ khi trồng đến khi thu hái Rau ăn lá
Thời gian từ khi nở hoa đến khi thu hái Táo, lê, ngô ngọt Các chỉ số về đặc điểm vật lý
Màu sắc bên ngoài Cho mọi loại rau quả
Màu sắc bên trong Cam, quýt
Kích thước Cho mọi loại rau quả
Hình dạng Chuối, xoài, súp lơ
Độ chắc Xà lách, bắp cải
Độ cứng Táo, lê, các loại quả hạch
Sự hình thành tầng rời Dưa, táo
Hình thái cấu trúc bề mặt
Sự hình thành lớp cutin trên vỏ quả nho, cà chua.
Vết rạn trên vỏ quả dưa
Sự hình thành lớp sáp trên vỏ quả mận, táo Các chỉ số về thành phần hóa học
Hàm lượng tinh bột Hạt, củ
Hàm lượng đường Rau, quả
Hàm lượng axit, tỷ số TSS/axit Rau, quả
Hàm lượng dịch quả Quả citrus
Hàm lượng chất béo Hạt, quả bơ
+ Để xây dựng được các chỉ số đánh giá độ chín thu hái cần:
- Xác định được sự thay đổi của nông sản trong quá trình phát triển
- Phát hiện những đặc điểm có mối liên quan chặt chẽ với sự phát triển của nông sản
- Kết hợp thí nghiệm bảo quản và đánh giá cảm quan để xác định giá trị hoặc mức độ của chỉ số cho phép kết luận về độ chín của nông sản.
+ Yêu cầu khi xây dựng chỉ số độ chín:
- Đơn giản, dễ sử dụng trên đồng ruộng - Dụng cụ sử dụng đơn giản, rẻ tiền - Chỉ số định lượng tốt hơn ước lượng
- Không phụ thuộc vào người trồng trọt và thời tiết - Có thể giúp dự kiến ngày thu hái.
Thông thường, một chỉ số là không đủ để xác định độ chín thu hái. Cần sử dụng kết hợp các chỉ số độ chín cho từng loại sản phẩm.