Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến tỉ lệ thối hỏng của quả dâu trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định độ chín thu hái và chế độ bảo quản quả dâu giống đài loan (morus alba) (Trang 64 - 65)

nước, hiện tượng thối hỏng do vi sinh vật cũng làm cho màu sắc quả bị biến đổi. Công thức đóng trong túi LDPE đục lỗ 0,1% diện tích đã tạo ra được môi trường có độ ẩm thích hợp có tác dụng hạn chế một phần hiện tượng mất nước và các hoạt động sinh lý sinh hóa từ đó hạn chế hiện tượng biến đổi màu sắc của quả.

* Từ các kết quả nghiên cứu trên chúng tôi nhận thấy dâu được đóng gói trong túi LDPE đục lỗ 0,1% diện tích có chất lượng tốt nhất và vẫn ổn định chất lượng sau 10 ngày bảo quản. Vì vậy chúng tôi chọn bao bì LDPE đục lỗ 0,1% diện tích để bảo quản dâu và tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.

4.4. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ BẢO QUẢN THÍCH HỢP

Nhiệt độ bảo quản có tính quyết định đến tuổi thọ của rau quả tươi, Phương pháp bảo quản lạnh từ lâu đã được xem là một phương pháp nhằm kéo dài tuổi thọ của rau quả tươi tuy nhiên với mỗi loại rau quả tươi sẽ có một nhiệt độ bảo quản thích hợp tùy vào tính chất của loại rau quả đó vì vậy việc nghiên cứu nhiệt độ bảo quản thích hợp đối với quả dâu Đài Loan là rất cần thiết. Nhằm tìm ra khoảng nhiệt độ bảo quản thích hợp, chúng tôi tiến hành bảo quản quả dâu ở các khoảng nhiệt độ khác nhau, thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của quả trong quá trình bảo quản để tìm ra khoảng nhiệt độ bảo quản thích hợp nhất.

4.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến tỉ lệ thối hỏng của quả dâu trong quá trình bảo quản trong quá trình bảo quản

Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến tỉ lệ thối hỏng của quả dâu thể hiện trong bảng 4.12.

Bảng 4.12. Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến tỉ lệ thối hỏng của quả dâu trong quá trình bảo quản(%)

Công thức Ngày 0 Ngày 2 Ngày 4 Ngày 6 Ngày 8 Ngày 10 Ngày 12 Ngày 14

ĐC 0 17,83a 44,9a - - - - -

3 ± 1oC 0 0,55b 1,03c 1,59c 3,17c 4,96 c 10,56c 14,65c

7 ± 1oC 0 0,58ab 1,06c 1,67b 3,28b 6,17b 11,06b 17,49b

11 ± 1oC 0 0,60b 1,75b 2,38a 4,36a 7,23a 11,29a 22,08a

Ghi chú: Trong cùng một cột, những giá trị trung bình có chữ ở mũ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa ở mức α = 0,05

Kết quả cho thấy, công thức bảo quản ở nhiệt độ thường có tốc độ và tỉ lệ thối hỏng cao nhất qua các ngày bảo quản (sau 2 ngày đã lên đến trên 10%), xuất hiện nấm mốc trên quả và cuống, dịch quả đọng nhiều ở đáy túi. Công thức bảo quản ở nhiệt độ 3 ± 1oC có tỉ lệ thối hỏng thấp nhất, sau 10 ngày tỉ lệ này nhỏ hơn 10%, sau 14 ngày bảo quản tỉ lệ quả thối hỏng tăng nhanh chóng, nhiệt độ càng cao tỷ lệ thổi hỏng càng lớn. Công thức bảo quản ở nhiệt độ 11 ± 1oC, sau 10 ngày bảo quản tỷ lệ thối hỏng lớn hơn 7%, sau 12 ngày bảo quản là trên 10%. Sau 14 ngày bảo quản tỷ lệ quả bị thối hỏng là trên 15% đối với quả dâu được bảo quản ở nhiệt độ 3 ± 1oC và 7 ± 1oC và trên 20% đối với quả dâu bảo quản ở nhiệt độ 11 ± 1oC. Điều này cho thấy nhiệt độ thấp có khả năng làm chậm quá trình thối hỏng của quả, nhiệt độ càng thấp tỷ lệ thối hỏng càng ít. Hơn nữa do quả dâu là loại quả có nhiều dịch quả và vỏ mỏng nên khi bị thối hỏng thì quả bị chảy dịch dẫn đến sự thối hỏng lây lan rất nhanh trong mẫu bảo quản nên thời gian bảo quản không dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định độ chín thu hái và chế độ bảo quản quả dâu giống đài loan (morus alba) (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)